Thất Phúc Thần – Những vị thần may mắn của Nhật Bản

Nhật Bản có nhiều vị thần ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của người dân nước này, trong đó có Thất phúc thần tượng trưng cho sự may mắn và các đức hạnh khác nhau bắt đầu quen thuộc với người dân xứ Phù Tang từ thế kỉ 15.

that-than-NB
Thất phúc thần là đề tài và nguồn cảm hứng cho các loại hình nghệ thuật như hội họa, gốm sứ và điêu khắc tượng gỗ.

Thất phúc thần của Nhật Bản là sự pha trộn giữa một vị thần của nước này (Ebisu) và các vị thần có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo của Ấn Độ (Benzaiten, Bishamonten, Daikokuten) và Đạo giáo và Phật giáo của Trung Quốc (Fukurokuju, Hotei, Jurojin). Trong tiếng Nhật họ được gọi là “Shichifukujin”, sự kết hợp của “thất”, “phúc”, “thần” (七 福神).

Trẻ em xứ Phù Tang lớn lên trong những câu chuyện về các nhân vật này và bạn có thể thấy hình ảnh của họ trên khắp Nhật bản, từ các đền thờ, cửa hàng, khu du lịch đến nhà dân.

7-lucky-gods
Thất phúc thần từ trái sang phải lần lượt là Hotei, Jurojin, Fukurokuju, Bishamonten, Benzaiten, Daikokuten và Ebisu.

Sau đây là sơ lược về Thất phúc thần:

– Hotei (Bố Đại – 布袋様) được mô tả là một vị thần có bụng to béo, trên tay cầm cây quạt lông và một cái bao lớn, miệng lúc nào cũng cười, do vậy vị thần này còn có biệt danh là “Ông Phật cười”. Thần Hotei là vị thần của sự hạnh phúc và của cải dồi dào và cũng là hóa thân của Di lặc Bồ Tát. Đây là vị thần duy nhất dựa trên một nhân vật lịch sử – một nhà sư Trung Quốc sống vào đầu thế kỷ thứ 10.

– Fukurokuju (Phúc Lộ Thọ – 福禄寿) là vị thần của hạnh phúc, sự giàu có và sự trường thọ. Tên của thần chính là phiên bản Nhật của chữ Fuku-roku-ju. Vị thần này xuất hiện với chòm râu dài, vầng trán cao và mặc trang phục Trung Hoa xưa. Đi chung với vị thần hiện thân của sự trường thọ này là những con vật như nai, rùa hay hạc.

– Jurojin (Thọ Lão Nhân – 寿老人) là vị thần của trí tuệ và trường thọ đến từ Đạo giáo của Trung Quốc. Với vẻ ngoài tương tự thần Fukurokuju, hai vị thần này hay bị nhầm với nhau và có người còn nói cả hai chia sẻ chung một cơ thể. Trên tay thần Jurojin có cầm một quyển sổ ghi chép.

– Bishamonten (Tỳ Sa Môn Thiên – 毘沙門天) chính là thần Chiến tranh có nguồn gốc từ thần Đa Văn Thiên Vương trong Ấn Độ giáo. Thần Bishamonten được thể hiện là một vị thần có dáng vẻ oai nghiêm trong bộ áo giáp với một tay cầm vũ khí còn tay kia cầm một cái tháp là của cải mà thần đi ban phát cho con người. Ông tượng trưng cho lẽ phải.

– Benzaiten (Biện Tài Thiên – 弁財天) là nữ thần duy nhất trong số 7 vị thần trông coi về sự thông thái, nghệ thuật và cái đẹp. Bà là hiện thân của vị thần Saraswati của Ấn Độ. Nữ thần Benzaiten thường được thể hiện với cây tì bà Nhật Bản trên tay. Có rất nhiều ngôi đền thờ phụng thần Benzaiten ở Enoshima và đây chính là vị thần của hạnh phúc.

– Daikokuten (Đại Hắc Thiên – 大黒天) là vị thần của sự giàu có, sung túc. Vị thần này là hiện thân của thần Makahala hay còn gọi là thần Shiva đến từ Ấn Độ và du nhập đến Nhật Bản vào thế kỉ thứ 9. Thần Daikokuten tay phải cầm một cái túi, đứng trên bồ lúa và miệng lúc nào cũng mỉm cười. Cùng với vị thần Fukurokuju, thần Ebisu và thần Daikokuten cùng nhau tạo nên “Tam thần may mắn”.

– Ebisu (Huệ Bỉ Tu – 恵比寿) là vị thần độc nhất có gốc Nhật Bản trong số 7 vị thần, Ebisu còn là vị thần của dân chài và nhà buôn nên những ai làm ngành nghề này cũng đều biết ông. Vị thần này thường được vẽ với tay trái cầm một con cá, tay còn lại cầm cần câu cá và đội một cái mũ có chóp nhọn. Ebisu là vị thần của đức tính trung thực.

Tại sao họ kết hợp với nhau thành Thất phúc thần?

woodblock-utagawa
Tranh khắc gỗ Ukiyo-e về Thất phúc thần của Utagawa Toyokuni (1769 – 1825) vào thời Edo. (Ảnh: harvardartmuseums.org)

Các vị thần hợp thành Shichifukujin đã tồn tại hơn 1.000 năm, nhưng khái niệm Thất phúc thần chỉ mới xuất hiện từ vài thế kỷ gần đây. Ghi chép đầu tiên về 7 vị thần này đến từ một trương mục năm 1420 vào thời Muromachi. Một đám rước Thất phúc thần đã được tổ chức theo đám rước của daimyo (lãnh chúa) ở Fushimi (Kyoto). Vào những năm 1469-1486 xuất hiện kẻ cướp, họ ăn mặc như các vị thần để lừa mọi người đưa tiền cho mình.

Mãi đến năm 1623, một nhà sư tên Tenkai đã thảo luận với tướng quân Tokugawa Iemitsu và chọn ra 7 vị thần liên quan đến đức tính con người và quý tộc. Tenkai nói rằng giới quý tộc có 7 đức tính tuyệt đối: tuổi thọ, tiền tài, sự nổi tiếng, thật thà, sự thân ái, nhân phẩm và khoan dung. Tokugawa rất thích điều này và yêu cầu nhà sư chọn 7 vị thần đại diện cho từng đức tính và kết hợp lại để thờ cúng.

Tenkai đã liệt kê 7 vị thần nêu trên và ngày nay họ trở thành tiêu chuẩn của Shichifukujin. Tuy nhiên, trước đây nó còn kết hợp với các vị thần khác gồm Kichijoten, Shoujo, Marishiten, và Sanmen Daikoku. Bạn nên biết rằng Ấn Độ giáo, Phật giáo và Thần đạo có hàng trăm vị thần với sự nổi tiếng khác nhau vào những thời điểm khác nhau và tại những nơi khác nhau. Sự phổ biến của Thất phúc thần một phần do mối liên kết giữa các nhà buôn và thợ thủ công.

Tại sao lại là 7 mà không phải con số nào khác?

7-lucky-gods-porcelain

Không phải ngẫu nhiên mà có 7 vị thần may mắn, đó là con số may mắn ở Nhật Bản. Các nhà thiên văn ban đầu thấy được 7 hành tinh tượng trưng cho 7 ngày trong tuần và cầu vồng có 7 màu. Cụ thể trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, võ sĩ đạo có 7 nguyên tắc cơ bản. Tanabata, lễ Thất tịch ở Nhật Bản, được tổ chức vào ngày 7 tháng 7. Vì sự phổ biến của số 7 ở xứ sở hoa anh đào nên không có gì ngạc nhiên khi Shichifukujin gồm 7 vị thần.

Truyền thống

takarabune2
Tranh khắc gỗ của Hiroshige vào khoảng năm 1840.

Người ta nói rằng vào dịp năm mới, Thất phúc thần đi khắp nơi trên một con thuyền gọi là Takarabune (宝船) hay “Bảo thuyền”, trên đó chở vận đỏ và thịnh vượng ban phát cho người trần trong năm mới. Trẻ em thường đặt tranh vẽ 7 vị thần trên chiếc thuyền báu vật dưới gối vào đêm giao thừa để mang lại may mắn.

Việc hành hương đến đền của 7 vị thần trở nên phổ biến vào những năm cuối thời Edo (thế kỷ 19) và duy trì cho đến ngày nay đặc biệt là vào đầu năm mới. Trước đây mọi người xe đi bộ đến các ngôi đền, nhưng hiện nay các phương tiện giao thông khác được sử dụng để rút ngắn thời gian.

Trong lúc viếng đền, người ta hay mua một cuốn sách đặc biệt gọi là kinen shikishi để sưu tầm các dấu mộc shuin của từng ngôi đền mà mình đã đi qua. Có nhiều cách để đi nhưng không cần thiết bạn đi như thế nào, miễn là viếng đủ các ngôi đền thờ từng vị thần trong Thất phúc thần là được.

pilgrimage-stamps
Một shikishi đã thu thập đủ 7 con dấu tại các đền thờ Thất phúc thần. (Ảnh: markystar.wordpress.com)

Một shikishi có giá 1.000 yên (khoảng 215.000 VND) và mỗi con dấu tốn khoảng 100-200 yên (khoảng 21.500 – 43.000 VND). Bạn có thể thấy quảng cáo về chúng trong và xung quanh nhà ga và đền thờ vào dịp năm mới.

Khi nói đến hành hương người ta thường nghĩ đến những chuyến đi bộ dài ngày, có thể vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí hàng tháng. Nhưng thực tế đây chỉ là cuộc đi bộ tại Shibamata chỉ mất khoảng 2 tiếng.

Iris, theo Japan Info

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng