Thần thật sự tồn tại (P1): Nguyên nhân khoa học chưa phát hiện ra Thần
Một số người không tin vào Thần vì khoa học chưa chứng thực được sự tồn tại của Thần. Một số không tin vào Thần vì họ không thể nhìn thấy, có người vì đủ loại nghi hoặc nên cũng không tin Thần, còn có người cho rằng tin Thần hay không thì cũng không quan trọng. Vậy nên việc giải quyết những nghi hoặc về sự tồn tại của Thần, và làm rõ vấn đề tin vào Thần có liên quan mật thiết đến vận mệnh của con người là vô cùng quan trọng.
Thần có tồn tại hay không? Có. Người xưa nói Thần ở khắp mọi nơi, trên đầu 3 thước có thần linh. Thần sẽ không bởi vì có người không tin mà liền không tồn tại, cũng sẽ không bởi vì người “khích tướng” mà hiển hiện cho người ta nhìn. Thần khai sáng hoàn cảnh sinh tồn cho con người, cũng lưu lại những tiêu chuẩn hoặc giới luật để con người nên tuân theo, lúc nguy nan sẽ đến cứu độ nhân loại. Những lời hứa của Thần với con người đều sẽ được thực hiện.
Có người vì bị đầu độc từ chủ nghĩa vô Thần mà không tin sự tồn tại của Thần. Theo số liệu thống kê của tạp chí ‘Văn hóa tôn giáo thế giới’ năm 1998 thì trong 1,3 tỷ người không có tín ngưỡng đã có 1,2 tỷ người ở Trung Quốc. Vậy việc tin vào Thần là khoa học hay là mê tín? Hôm nay chúng ta sẽ lý giải vấn đề này từ góc độ khoa học.
I. Thần cùng khoa học
1. Hầu hết các nhà khoa học nổi tiếng đều tin vào Thần
Một số người cho rằng tin vào Thần là mê tín dị đoan, không phù hợp với “khoa học”. Đặc biệt là Đảng cộng sản Trung Quốc thậm chí còn dùng cây gậy “chống mê tín” để đả kích những người tin vào Thần. Nếu dựa theo quan điểm này, thì đa số các nhà khoa học đều không tin vào Thần, đặc biệt là các nhà khoa học hàng đầu lại càng không tin vào Thần. Thế nhưng tình huống thực tế lại hoàn toàn trái ngược.
Newton tin Thần, Einstein tin Thần, rất nhiều khoa học nổi tiếng hàng đầu đều tin vào Thần bao gồm: Joseph Lister – bác sĩ phẫu thuật, Louis Pasteur – nhà vi trùng học, Johannes Kepler – nhà thiên văn học, Robert Boyle – nhà hóa học, Georges Cuvier – cha đẻ của khoa cổ sinh học, Charles Babbage – nhà khoa học máy tính, Alexander Fleming – nhà điện tử học, James Clerk Maxwell – nhà toán học, Michael Faraday – nhà điện hóa học, Gregor Mendel – nhà di truyền học, Louis Agassiz – nhà sinh vật học, James Young Simpson – nhà y học phụ khoa, Matthew FontaineMaury – nhà hải dương học, Blaise Pascal – nhà toán học…
Có một bằng chứng để xác thực điều này mà hiện nay vẫn còn được lưu giữ trong Thư viện Bodleian ở Oxford. Vào năm 1865, Hiệp hội Khoa học Anh đã xuất bản một tuyên bố về tôn giáo và khoa học có chữ ký của hàng trăm nhà khoa học phương Tây, trong đó nói:
“Chúng tôi công bố ý kiến của mình về mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo từ quan điểm của một nhà khoa học. Ngày nay, một số người trong giới khoa học bởi vì tìm tòi những chân lý trong khoa học mà từ đó nghi ngờ chân lý trong Kinh Thánh và tính chính xác của nó. Chúng tôi có cảm giác tiếc nuối sâu sắc về điều này! Chúng tôi tin rằng Thần có tồn tại, một mặt được viết trong Kinh Thánh và mặt khác được viết trong giới tự nhiên.”
Nhiều năm trước, Liên hợp quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát bằng phương pháp thăm dò Gallup. Điều tra xem 300 nhà khoa học nổi tiếng nhất trong 300 năm qua có tin vào Thần hay không, ngoại trừ 38 người không được tính vì không thể xác định được tín ngưỡng của họ, còn lại 262 nhà khoa học thì có đến 242 người tin vào Thần, chiếm 92,4%. Trong số 286 nhà khoa học Mỹ đoạt giải Nobel thì có 92% số người tin vào Thần.
Các nhà khoa học vĩ đại trong lịch sử nhân loại tin vào sự tồn tại của Thần nhưng không phải là mù quáng tin tưởng. Họ phát hiện ra rằng mọi thứ trong thế giới xung quanh chúng ta hết thảy đều rất chính xác và có trật tự. Tất cả các hằng số tự nhiên như điện lượng của electron, khối lượng proton, hằng số liên kết của lực tương tác giữa chúng, …. nếu nó có một chút khác biệt, thì các nguyên tử sẽ không thể kết hợp với nhau, các ngôi sao sẽ không thể phát sáng, các hành tinh, Trái Đất và sự sống không thể tồn tại.
Các nhà khoa học cho rằng điều này không phải ngẫu nhiên tồn tại, và ca ngợi sự vĩ đại của Đấng Tạo hóa. Họ cho rằng kiến thức của khoa học về thế giới khách quan chỉ là một phần nhỏ mà Thần để con người khám phá mà thôi. Sau khi nhà thiên văn học Galileo thông qua kính viễn vọng phát hiện ra hố đen, vệ tinh của sao Mộc và các ngọn núi trên Mặt Trăng, ông đã viết đoạn văn sau: “Tôi kinh ngạc đến ngây người, tôi cảm ơn Thượng Đế vô hạn. Ngài đã khiến tôi không ngừng cố gắng tìm kiếm một điều vĩ đại như vậy, điều mà hàng mấy thế kỷ qua vẫn còn là một ẩn đố.”
Trên thực tế, những người thường dùng cây gậy khoa học để đả kích người tin Thần, thông thường là người chỉ biết một chút kiến thức về khoa học hoặc là người có động cơ chính trị. Hơn 100 năm trước ở Pháp, một sinh viên đại học lên một chuyến tàu, ngồi bên cạnh anh là một ông già trông giống nông dân. Ông lão tay cầm tràng hạt, miệng lẩm bẩm. Cậu sinh viên hỏi: “Thưa ông, ông còn tin vào những thứ lỗi thời này sao? “
Ông lão đáp: “Đúng vậy, tôi tin tưởng. Cậu không tin sao?”
Cậu sinh viên cười cười nói: “Tôi không tin vào những sự tình mê muội như vậy. Hãy nghe lời khuyên của tôi, vứt bỏ tràng hạt của ông và dùng khoa học để giải thích những chuyện này.”
Ông lão nói: “Khoa học? Tôi không hiểu khoa học, cậu có thể giải thích cho tôi không?”
Cậu sinh viên: “Điều này không thể nói rõ trong một hai câu. Vui lòng để lại địa chỉ và tôi sẽ gửi cho ông một số sách. Ông có thể tự đọc.”
Ông lão từ trong túi lấy ra một tờ bưu thiếp rồi đưa cho cậu sinh viên. Cậu ta nhìn một cái, sắc mặt đột nhiên đỏ bừng, sau đó cúi đầu không nói gì. Trên danh thiếp ghi: Lewis Pasteur, Viện trưởng Viện Khoa học Paris. Ông là một nhà khoa học vô cùng nổi tiếng trong thế kỷ 19, được biết đến như là “cha đẻ của vi sinh vật học.”
Pasteur có một câu nói nổi tiếng: “Càng nghiên cứu về thiên nhiên, bạn càng cảm nhận được công trình kỳ diệu của Đấng Tạo hóa”. Ông đã nói rõ khoa học thúc đẩy con người đến gần với Thần hơn. Có người cho rằng tin vào Thần là không phù hợp với khoa học, là mê tín dị đoan, vậy trình độ của họ so với các bậc thầy khoa học ở trên như thế nào? Họ tin vào Thần, còn những người này lại dùng khoa học để phủ nhận sự tồn tại của Thần?
2. Khoa học không chứng minh được sự tồn tại của Thần, chỉ có thể nói là vì khoa học chưa phát triển
Có một câu chuyện kể rằng: Sau chiến tranh châu Âu lần thứ nhất, một quốc gia nọ muốn dùng phương pháp khoa học để cổ súy cho sự vô Thần, nên đã dựng một cái bục ở quảng trường và mời ba vị tiến sĩ đến giảng.
Người đầu tiên là tiến sĩ thiên văn học, sau khi giải thích nhiều lý do cho thuyết vô Thần, cuối cùng ông ta hô lớn: “Tôi dùng kính viễn vọng quan sát vũ trụ hơn 20 năm, chưa từng nhìn thấy Thần, cho nên nhất định không có Thần.”
Người thứ 2 là một tiến sĩ y học, sau khi đưa ra một tràng đạo lý để nói rằng con người không hề có linh hồn, cuối cùng ông ta nói: “Tôi đã giải phẫu hơn 100 tử thi, trong nhiều thập kỷ qua, tôi đã xem xét kỹ lưỡng từng bộ phận, nhưng không thấy nơi nào có linh hồn, cho nên nhất định không có linh hồn.”
Nữ bác sĩ thứ 3 là tiến sĩ luân lý học, bà nói: “Người chết như ngọn đèn tắt, chết là hết, tuyệt đối không có Thiên Đường Địa Ngục, cũng không có sự việc thẩm phán hay linh hồn bất tử. Tôi đã đọc qua vô số sách cổ kim nội ngoài, đều không có ghi chép về những việc này.”
Sau khi 3 tiến sĩ nói xong, chủ tọa tuyên bố với mọi người: “Bất cứ ai nếu có bất mãn hay ý kiến vào đối với những lý do chứng minh cho việc không có Thần của 3 vị tiến sĩ này thì có thể công khai đưa ra thảo luận.”
Có một bà lão hỏi chủ tọa: “Tôi có thể đưa ra vài câu hỏi không?”
Chủ tọa nói: “Cực kỳ hoan nghênh!”
Thế là bà lão hướng đến vị tiến sĩ thứ nhất hỏi: “Ngài dùng kính viễn vọng nhìn hơn 20 năm, thế đã nhìn thấy gió chưa? Nó có hình dạng gì?”
Tiến sĩ trả lời: “Dùng kính viễn vọng sao có thể nhìn thấy được gió?”
Bà lão: “Trên thế giới có gió không? Ngài dùng kính viễn vọng còn không nhìn thấy gió thì lẽ nào có thể dùng kính viễn vọng để nhìn thấy Thần? Ngài dùng kính viễn vọng không nhìn thấy Thần thì liền nói không có Thần tồn tại sao?”
Tiến sĩ á khẩu không trả lời được. Bà hướng đến vị tiến sĩ thứ 2 hỏi: “Ngài có yêu phu nhân của ngài không?”
Tiến sĩ: “Tất nhiên là có.”
Bà lão: “Ngài cho tôi mượn con dao giải phẫu, tôi muốn mỗ cơ thể của vợ ngài ra xem “tình yêu” của ngài nằm ở bộ phận nào trên cơ thể bà ấy, xem nó nằm ở gan, dạ dày hay là ruột.”
Bà lão lại chuyển hướng sang vị tiến sĩ thứ 3 hỏi: “Bà đọc qua cuốn sách này chưa? Nó có tên là Kinh Thánh. Cuốn sách này chẳng phải đã ghi rõ ràng là mỗi người sau khi chết đều trải qua thẩm phán sao? Còn có nói rằng người tin vào Chúa Jesus sẽ được bất tử, còn không tin sẽ bị định tội sao? Bà đừng tưởng rằng chết thì coi như xong, phải biết rằng những sự tình sau khi chết còn kéo dài.”
Trong Bảo tàng Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc, có một cái bồn phun nước bằng đồng, hay còn gọi là “Âm dương ngư tẩy bồn”. Cái bồn có hai cái quai cầm, bồn to bằng cái chậu rửa bát, đáy bồn vẽ bốn con cá, giữa các con cá có khắc các vòng cung Hà Đồ trong ‘Kinh dịch’. Khi cho một nửa lượng nước vào bồn nước này, rồi dùng tay xoa nhẹ quai cầm, thì nước trong bồn sẽ gợn sóng lăn tăn, sôi trào mãnh liệt, sau đó phun ra 4 tia nước cao khoảng 2 thước (60cm), đồng thời phát ra âm thanh khi niệm hào thứ 6 của quẻ chấn trong Kinh Dịch.
Các nhà vật lý ở Hoa Kỳ và Nhật Bản đã sử dụng các công cụ và các lý thuyết khoa học hiện đại để nghiên cứu, cố gắng tìm ra nguyên do vì sao mà bồn nước này có thể phun nước, phát ra âm thanh, nhưng đều không thể tìm ra nguyên lý nằm ở chỗ nào. Vào tháng 10/1986, Hoa Kỳ đã mô phỏng và làm lại một cái bồn bằng đồng y chang như vậy, nhưng nó không xuất hiện những điều kỳ diệu như chiếc bồn ở Trung Quốc. ‘Kinh dịch’ là khoa học cổ xưa nhất của Trung Quốc, nhưng khoa học hiện đại không thể giải đáp được bí ẩn của nó. Vậy khoa học có phát triển không?
Nước cộng hòa Gabon có một lò phản ứng hạt nhân cách đây 2 tỷ năm, lò phản ứng hạt nhân này dài hàng km, một lò phản ứng hạt nhân khổng lồ như vậy nhưng nhiệt lượng ảnh hưởng tới môi trường xung quanh lại chỉ giới hạn trong phạm vi 40m. Đây là điều mà khoa học ngày nay có nằm mơ cũng không làm được. Càng khiến người ta giật mình là chất thải do phản ứng hạt nhân tạo ra không phát tán, mà chỉ tập trung quanh khu vực khai thác…. Như thế chẳng phải khoa học ngày nay còn không bằng khoa học cách đây 2 tỷ năm hay sao? Vậy khoa học có phát triển không?
Y học hiện đại cho rằng nếu có khối u trong cơ thể con người thì chỉ có thể được loại bỏ thông qua phẫu thuật. Mọi người đều nghĩ như vậy, nhưng vào tháng 12/1992, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp là Lý đại sư đã dẫn các đệ tử của ngài tham gia ‘hội chợ sức khỏe Đông phương’ kéo dài 10 ngày tại Bắc Kinh, ở đó đã có một cảnh tượng như thế này:
Một phụ nữ trung niên được chồng dìu đến gặp Lý đại sư. Người phụ nữ này có khối u ở bụng, bụng còn to hơn phụ nữ mang thai ở tháng thứ 9, bà cho biết bệnh viện không điều trị được. Lý đại sư đã chữa trị cho bà, chỉ trong vòng 10-20 phút thì bụng bà liền xẹp. Cạp quần của bà đang mặc lúc ấy có thể vừa với 2 người, khối u đã biến mất mà không cần phẫu thuật. Những sự việc Thần kỳ này trong Pháp Luân Đại Pháp nhiều vô số kể, nhưng khoa học hiện đại lại không thể lý giải sự thật thần kỳ này. Vậy khoa học có phát triển không?
Có bao nhiêu bí ẩn chưa được giải đáp trên thế giới? Tam giác quỷ Bermuda, các hình vẽ khổng lồ trên ruộng lúa mạch, phi thuyền bay bí ẩn, vật chất tối… Hiện tại khoa học hiện đại gọi chúng là những bí ẩn. Vậy tại sao con người lại sử dụng khoa học kém phát triển này để đi chứng minh Thần không tồn tại?
3. Những Kinh sách của Thần mới là khoa học cao nhất
Cơ học cổ điển của Newton đúng trong phạm vi ứng dụng của nó, nhưng sai khi dùng nó để kiểm tra thuyết tương đối; Thuyết tương đối của Einstein đúng trong phạm vi ứng dụng của nó, nhưng khi dùng tốc độ không đổi của ánh sáng để kiểm nghiệm sự tồn tại của hiện tượng rối lượng tử trong mối quan hệ siêu việt không gian – thời gian giữa các hạt thì lại sai. Khi khoa học khám phá ra nhiều thời gian và không gian hơn, họ sẽ nhận thức được rằng mọi khoa học mà con người thừa nhận đều có phạm vi và giới hạn của nó.
Einstein nói: “Những gì nhân loại biết là một vòng tròn hữu hạn, những gì chưa biết là thế giới bên ngoài vòng tròn, đó là vô hạn.” Nếu vậy, làm thế nào chúng ta có thể sử dụng khoa học hiện đại trong vòng tròn hữu hạn này để đo độ vô tận bên ngoài vòng tròn? Trái lại, tại sao lại không sử dụng cái vô tận bên ngoài vòng tròn để xác định cái hữu hạn bên trong vòng tròn! Vậy cái vô hạn bên ngoài còng tròn là gì? Đó là những nội dung trong các kinh sách của Thần. Ví dụ:
Kinh Phật có nói đến “Lục đạo luân hồi”, tức là sau khi chết con người phải đầu thai vào 6 đạo luân hồi là: Thiên nhân, người, tu la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục, đi vào đạo nào thì chính là dựa vào hành vi thiện ác của người đó khi còn sống. Trước kia cho rằng đây đều là mê tín. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã tiến hành điều tra các trường hợp luân hồi sinh tử và nghiên cứu các thí nghiệm cận tử, cuối cùng phát hiện rằng con người ta khi chết quả thật có hiện tượng sinh tử luân hồi. Không phải chỉ có một vài nghiên cứu mà rất nhiều người tham gia nghiên cứu đã lần lượt trải qua quá trình từ không tin, chấn động, cho đến tin.
Trong báo cáo ‘Nghiên cứu luân hồi – Bằng chứng về sự sống vĩnh cửu’ đã dẫn chứng rất nhiều trường hợp luân hồi trên thế giới. Ở thị trấn Bình Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc có hơn 100 trường hợp nhớ được quá trình luân hồi của mình. Năm 2014, chuyên mục “Tờ fax đặc biệt” của đài truyền hình giáo dục Thượng Hải đã đưa tin về việc này, người dẫn chương trình cho biết: “Tại thị trấn Bình Dương, tỉnh Hồ Nam, một sự việc thách thức nhận biết của chúng ta đã xuất hiện, có một nhóm người, họ có thể nhớ được kiếp trước của mình là ai….”
Một quan chức ở thị trấn Bình Dương cho biết: “Mặc dù khoa học không thể nghiên cứu ra tình huống này là do nguyên nhân gì, nhưng loại hiện tượng này lại vô cùng phổ biến.”
Khoa học hiện đại mới chỉ nhìn thấy sự tồn tại của hiện tượng này, còn về vấn đề con người làm thế nào mà chuyển sinh, tại sao lại có lục đạo luân hồi thì lại càng không thể biết. Vậy những thứ mà Thần giảng trong các kinh sách chẳng phải là những điều còn cao hơn cả khoa học sao?
Trong các Kinh sách đều có giảng về việc Thần dùng bùn đất nặn con người theo hình dáng của Thần, đồng thời Thần còn tạo ra vạn sự vạn vật trên Trái đất bao gồm: Súc vật, dã thú, cây cỏ….. “loài nào ra loài nấy” có nghĩa là sự tiến hoá từ loài này sang loài khác là điều không thể.
Thuyết tiến hóa chính là giả thuyết nhằm mục đích bài trừ sự tồn tại của Thần, đi ngược lại các Kinh sách của Thần, nó là một giả thuyết hoang đường. Điều minh chứng rõ nhất chính là hơn 100 năm sau khi cuốn “Nguồn gốc của các loài” được xuất bản, người ta không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào về quá trình tiến hóa giữa các loài.
Sinh mệnh không phải tự nhiên mà hình thành, cũng không có cái gọi là cạnh tranh sinh tồn, quan hệ giữa các loài không tồn tại quan hệ mạnh được yếu thua, mà đó là do Thần đã an bài tính tương sinh tương khắc, một loại biểu hiện của việc cân bằng sinh thái. Cân bằng sinh thái mới có thể đảm bảo sự đa dạng của các loài và làm cho thế giới tự nhiên phồn vinh, điều này không liên quan gì đến quá trình tiến hóa.
Có người nói “bùn đất” sao có thể tạo ra người? Trong mắt Thần thì thành phần phân tử đều là đất. Không phải tế bào của con người đều được tạo thành từ các phân tử sao? Thần đã dựa vào trí tuệ và thần thông của mình để dùng phân tử tạo thành con người. Có câu nói rằng “Thần thái hồng hào”. Bởi vì con người do phân tử tạo thành, nên thể hiện ra sắc thái của phân tử. Nhưng thân thể của Thần không phải do phân tử cấu tạo thành, nên sắc thái của Thần chính là hào quang tỏa sáng xung quanh.
Vậy nên dùng khoa học hiện đại để phủ nhận sự tồn tại của Thần thì cũng giống như dùng những thứ hữu hạn trong vòng tròn để kiểm nghiệm những thứ vô hạn bên ngoài vòng tròn, vậy chẳng phải là vô ích hay sao?
Tác giả: Trần Ý
Tử Vi
Theo zhengjian.org