Thán phục đạo đức người xưa: Trả vòng vàng cứu hai mạng người
Người xưa rất coi trọng tu dưỡng đạo đức, vì người có đức mới là bậc hiền trí. Có biết bao câu chuyện kể về các vị vua, quan đã làm người đời sau thán phục bởi tiêu chuẩn đạo đức sáng ngời hơn cả minh châu ấy.
La Luân là người Vĩnh Phong, năm Thành Hóa Minh Hiến Tông thứ 2 (Công nguyên năm 1644), anh tham dự kỳ thi Tiến sỹ tại bộ Lễ. Giữa đường thư đồng của anh nhặt được một chiếc vòng tay bằng vàng. Sau khi rời đi năm ngày, La Luân lo lắng lộ phí không đủ.
Thư đồng nói: “Mấy hôm trước con nhặt được một vòng tay bằng vàng ở ven tường, mang đi đặt cọc hoặc cầm cố chẳng phải sẽ có lộ phí hay sao?“
La Luân nghe xong trong lòng rất giận dữ, muốn đích thân mang trả lại chiếc vòng tay cho người bị mất. Thư đồng đếm ngón tay tính số ngày nói: “Như vậy cả đi lẫn về e rằng không kịp tới ứng thí!”
La Luân đáp: “Chiếc vòng vàng này nhất định là do nữ tỳ hoặc kẻ nô bộc đánh mất, vạn nhất chủ nhân chất vấn và tra khảo họ tới chết thì là tội của ai đây? Ta thà không đi ứng thí cũng không muốn người mất mạng oan!”
La Luân tới Sơn Đông, quả nhiên phát hiện một nữ tỳ nước mắt lưng tròng, vì không biết vòng vàng ở trong nước nên đã đổ nhầm ra đất. Nữ chủ nhân nghi ngờ nữ tỳ giấu đi nên đã quất roi đánh nữ tỳ tới mức chảy máu, nữ tỳ đã vài lần muốn tìm tới cái chết. Nam chủ nhân lại nghi ngờ vợ mình lén đưa cho người khác nên trách mắng vợ rất gay gắt. Nữ chủ nhân rất tức giận muốn treo cổ tự vẫn.
La Luân trả lại chiếc vòng vàng cho chủ nhân của nó, nhờ đó mà đã cứu được hai mạng người. Lúc đó mọi người đều mong anh có thể thi đỗ trạng nguyên. La Luân lại vội vàng về kinh ứng thí, tới kinh thành đã ba tháng bốn ngày. Anh gấp rút trả bài, cuối cùng cũng trúng tuyển. Sau cuộc thi tại triều đình, quả nhiên anh đã giành giải trạng nguyên.
Theo Minhhue.net