Thảm họa Apollo 13 và cuộc giải cứu ngoạn mục ngoài không gian

05/07/17, 08:55 Tri thức

Sau 2 ngày khởi hành chuyến thám hiểm tới Mặt trăng, thảm họa đã xảy ra với Apollo 13. Dưới đây là mô tả chi tiết diễn biến của thảm hoạ mà Apollo 13 gặp phải và những nỗ lực đáng kinh ngạc để mang phi hành đoàn trở về an toàn.

Kết quả hình ảnh cho apollo 13
Phi hành đoàn của tàu vũ trụ Apollo 13. (Ảnh: Twitter)

Ngày 14/4/1970, phi hành đoàn tàu vũ trụ Apollo 13 gồm Jim Lovell, Jack Swigert và Fred Haise lúc này đang trong ngày bay thứ 2, “thuận buồm xuôi gió” trên hành trình tới Mặt trăng. Buổi sớm hôm đó, tại trung tâm kiểm soát đặt tại Houston, phụ trách liên lạc (Capcom) của tàu – Joe Kerwin đã báo cáo rằng tàu “trong trạng thái tốt” và còn đùa với phi hành đoàn: “Ở đây chúng tôi đang nhàn phát chán lên được”.

Trên thực tế, sứ mệnh đến Mặt trăng lần thứ 3 của NASA khi đó không hề thu hút sự chú ý của công chúng. Chia sẻ với BBC Future, Lovell, 89 tuổi cho biết: “Mọi người đã chán rồi. Thông tin về chuyến bay của Apollo 13 bạn có thể tìm thấy trên trang thời tiết của tờ báo. Thế đấy”.

Tại thời điểm 55 giờ 46 phút của hành trình, phi hành đoàn kết thúc việc truyền hình trực tiếp với Trái đất. Họ đã dẫn người xem tham quan mô-đun điều khiển (command module) và tàu đổ bộ Mặt trăng. Không có kênh truyền hình nào phát sóng chương trình.

Sy Liebergot, người ngồi tại khu vực bảng điều khiển Điện Môi trường và Truyền thông (Eecom) cho biết: “Không một ai trong giới truyền thông có mặt tại trung tâm kiểm soát. Họ nhận thấy công chúng không hào hứng với việc chúng tôi đi đến hay hạ cánh trên Mặt trăng”.

Mới tốt nghiệp Đại học, Liebergot là một trong số hàng chục thanh niên – hầu hết ở độ tuổi 20 – được tuyển dụng vào trung tâm kiểm soát. Liebergot chịu trách nhiệm về tình trạng của Hệ thống hỗ trợ sự sống trên tàu vũ trụ Apollo. Ông tham gia bộ phim tài liệu mới: Mission Control: The Unsung Heroes of Apollo (Tạm dịch: Trung tâm kiểm soát: Những người hùng thầm lặng của Apollo).

Ý tưởng giám sát các chuyến bay vào không gian có người lái từ một căn phòng với một chuỗi các mệnh lệnh rõ ràng là của Chris Kraft. Ông cho rằng hệ thống giám sát chuyến bay giống như một dàn nhạc, là tập hợp của nhiều phần riêng biệt và được điều khiển bởi một “nhạc trưởng” – Giám đốc điều hành bay.

Apollo 13 đáng lẽ đã là lần đặt chân thứ 3 lên Mặt trăng (Ảnh: NASA)

Toàn bộ các lệnh được thực hiện trong suốt chuyến bay và thông báo tới phi hành đoàn thông qua một Capcom – thường là một phi hành gia. Liebergot cho biết: “Chúng tôi ở trên mặt đất nhưng hiểu về con tàu và hoạt động của nó nhiều hơn cả phi hành đoàn. Xử lý vấn đề – đó là câu thần chú của chúng tôi”.

Mọi điều có thể được thực hiện để loại bỏ các sai sót hay các quyết định không phù hợp.

Trước khi phi hành đoàn nghỉ ngơi đêm hôm đó, phụ trách liên lạc Jack Lousma đã yêu cầu: “(Apollo) 13, chúng tôi muốn các anh thực hiện một việc nữa, đó là khuấy các khoang chứa cryo lên”.

Các khoang chứa cryo thuộc mô-đun dịch vụ tàu vũ trụ do Liebergot phụ trách, chứa khí oxy và hydro. Các khí này sẽ được chuyển đổi thành điện và nước trong 3 khoang chứa nhiên liệu cấp cho tàu vũ trụ và cả nước uống cho các phi hành gia. Việc bật chế độ khuấy các khoang chứa cryo nhằm đảm bảo chất lỏng trong các khoang được trộn đều, giúp đồng hồ đo đưa ra kết quả chính xác.

Swigert bật công tắt quạt khuấy. 2 phút sau, một tiếng nổ vang lên và chuông báo động kêu vang.

Tại trung tâm giám sát mặt đất, Liebergot chỉ còn 1 giờ nữa là hết ca trực kéo dài 8 tiếng của mình, và cũng là người đầu tiên chứng kiến sự cố xảy ra. “Các chỉ số nhảy điên cuồng, có rất nhiều thay đổi trong phòng lúc đó. Chúng tôi không biết mình đang nhìn thấy cái gì nữa”, Liebergot cho biết.

Ca trực 8 tiếng cuối cùng kết thúc sau 3 ngày.

Lovell báo với trung tâm giám sát: “Houston, chúng tôi gặp vấn đề rồi. Hình như, nhìn ra cửa kìa, chúng tôi đang xả thứ gì đó. Chúng tôi đang xả thứ gì đó vào không gian”.

Lovell cho biết: “Khi tiếng nổ vang lên, chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra. Đến khi thấy oxy xì ra và quan sát trên bảng điều khiển thì chúng tôi đã mất toàn bộ oxy trong một khoang chứa rồi. Sự việc diễn ra quá nhanh và tôi nhận ra chúng tôi đang gặp phải rắc rối nghiêm trọng”.

Các đài truyền hình tranh nhau đưa tin, tạm ngưng các chương trình khác để quay trung tâm kiểm soát. Giám đốc điều hành bay – ông Gene Kranz kêu gọi cả nhóm của mình tập trung “xử lý vấn đề”. Mọi người trong phòng được hướng dẫn nói chuyện qua tai nghe, gọi đội ngũ hỗ trợ và xác định vấn đề đang xảy ra.

Liebergot cho biết: “Chúng tôi luôn nghĩ nhất định phải mang phi hành đoàn trở về an toàn. Đó chính là triết lý của những người giám sát chuyến bay”.

Đội giám sát chuyến bay chạy đua với thời gian để đưa con tàu trở về. (Ảnh: Nasa)

Ở cách Trái đất 200.000 dặm (tương đương 322.000 km), Lovell không bình tĩnh được như vậy. “Chúng tôi không có bất kỳ giải pháp nào để có thể quay trở lại, cũng không biết chính xác phải làm gì. Đó có lẽ là điều tồi tệ nhất trong chuyến bay khi nghĩ đến việc không biết liệu rằng mình có thể trở lại Trái đất hay không”.

Chịu trách nhiệm cho hệ thống xảy ra lỗi, nhiệm vụ của Liebergot bây giờ là cố tiết kiệm oxy nhất có thể để cấp năng lượng cho con tàu vụ trụ đã bị hư hại. Phương án của ông là áp dụng chu trình khẩn cấp trong tình huống lỗi bình nhiên liệu để giảm mức tiêu thụ với bình nhiên liệu còn lại.

Liebergot cho biết: “Việc này nhằm giữ cho khoang nhiên liệu trong mô-đun điều khiển duy trì đủ lâu để các phi hành gia vào được tàu đổ bộ Mặt trăng và vận hành các hệ thống tại đó. Những việc chúng tôi làm tuân theo một quy trình xử lý khủng hoảng chặt chẽ để giữ cho khoang nhiên liệu hoạt động”.

Trong không gian, phi hành đoàn không thể cứ lơ lửng để chờ hướng dẫn. Họ đã bắt đầu di chuyển sang tàu đổ bộ Mặt trăng mặc dù Lovell sớm nhận ra ở đó sẽ không dễ chịu chút nào.

Kết quả hình ảnh cho apollo 13
Module tàu vũ trụ Apollo 13 trở về Trái đất an toàn cùng phi hành đoàn. (Ảnh: apollo13.spacelog.org)

“Tàu đổ bộ Mặt trăng khá hạn chế. Nó được thiết kế chỉ để hỗ trợ cho 2 người trong thời gian 2 ngày. Phi hành đoàn chúng tôi có 3 người và dự tính phải mất 4 ngày mới có thể quay trở lại”, Lovell cho biết.

“Cuối cùng chúng tôi cũng phải chấp nhận rằng mình không thể hạ cánh trên Mặt trăng được, sứ mệnh đó đã kết thúc. Quyết định bây giờ là vòng quanh Mặt trăng để trở về Trái đất”, Liebergot cho biết.

Những ngày tiếp theo, các nhân viên giám sát chuyến bay làm việc suốt ngày đêm, tranh thủ chợp mắt vài phút dưới bàn làm việc để cố gắng đưa phi hành đoàn Apollo 13 trở về nhà. Có rất nhiều vấn đề phải “xử lý”. Họ dự định đốt động cơ đẩy để tiếp tục hành trình, tính toán để đảm bảo an toàn cho các phi hành gia bằng cách sử dụng lớp chắn nhựa, tất cũ và băng dính để lắp các bình xử lý CO2 hình vuông được lấy từ mô-đun điều khiển sang các lỗ bình xử lý hình tròn của tàu đổ bộ Mặt trăng.

“Đó là sự kết hợp giữa hai nhóm. Một nhóm ngồi trong căn phòng dễ chịu, có café nóng, xì gà, cố gắng nghĩ cách đưa các phi hành gia trở về. Nhóm kia thì đang trong con tàu vũ trụ lạnh lẽo, ẩm ướt và cố gắng thực hiện các hướng dẫn được đưa ra”, Lovell cho biết.

Sự hân hoan khi giải cứu thành công phi hành đoàn. (Ảnh: NASA)

Ngay cả khi đội Eecom của Liebergot thành công trong việc đảm bảo năng lượng cho tàu về Trái đất an toàn thì cũng không có gì đảm bảo phi hành đoàn có thể sống sót. Để tiết kiệm nhiên liệu, trung tâm kiểm soát buộc phải sử dụng điện năng để giữ ấm hệ thống dù.

Lovell cho biết: “Nếu pháo bắn dù không thành công, chúng tôi vẫn đi được nhưng sẽ quá nhanh để có thể hạ cánh xuống nước”.

Chỉ đến ngày 17/4, khi người xem truyền hình trên khắp thế giới dõi theo tàu Apollo 13 phóng khỏi các đám mây cùng với ba chiếc dù lao xuống Thái Bình Dương, các nhân viên kiểm soát bay mới biết mình đã thành công. Phi hành đoàn trở thành những người hùng quốc tế. Sau “bữa tiệc” xì gà trong phòng điều hành, Liebergot và đội Eecom đi ngủ. Vài ngày sau đó, họ quay trở lại làm việc, lên kế hoạch cho nhiệm vụ tiếp theo.

Cuộc giải cứu 3 phi hành gia khiến cho chương trình không gian trở lại vị trí trang nhất trên các tờ báo (Ảnh: Getty Images)

Ngày nay, bạn có thể thấy những người phụ nữ hay đàn ông phía sau các bảng điều khiển của trung tâm kiểm soát. Tuy nhiên, nguyên tắc do Chris Kraft tạo ra vào những năm 1960 vẫn được duy trì. Mỗi chuyến bay – hay còn gọi là nhiệm vụ, sứ mệnh – là một nỗ lực của nhóm. Phía sau mỗi phi hành gia là hàng trăm người đang cố gắng hết sức để đảm bảo cho họ quay trở lại Trái đất an toàn.

Nói như Lovell, sứ mệnh Apollo 13 nằm ở những giờ phút “huy hoàng” nhất của nó. “Hồi tưởng lại sau nhiều năm, thì vụ nổ của Apollo 13 có lẽ là điều tuyệt nhất có thể xảy ra với chương trình không gian”, Lovell cho biết.

Bộ phim “Trung tâm Kiểm soát: Những người hùng Apollo thầm lặng” đã được phát sóng trên toàn thế giới vào ngày 14/4, được bình chọn là một trong 9 phim đáng xem vào tháng 4 của BBC Culture. Bạn có thể nghe buổi phỏng vấn đầy đủ với Liebergot và những đoạn trích từ bộ phim trên Space Boffins Podcast.

Theo VnReview

 

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng