Tập Cận Bình và Hồ Cẩm Đào đã xử lý thế nào trong 2 lần dịch bệnh bùng phát?

17/03/20, 11:39 Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào. (Ảnh: SOH)

Mới đây, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến tâm dịch Vũ Hán sau rất nhiều áp lực từ công luận, đã khiến người Trung Quốc “thở dài” hồi tưởng lại và so sánh với cựu lãnh đạo Hồ Cẩm Đào khi ứng phó với dịch SARS năm 2003.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào. (Ảnh: SOH)

Trong khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang lan rộng trên toàn cầu, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại khoe khoang về thành công của mình trong việc chống lại dịch bệnh, còn cố gắng đẩy nguồn dịch bệnh sang các nước khác, đồng thời yêu cầu thế giới cảm ơn.

Vào ngày 12/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Triệu Lập Kiên đã tweet “Có thể là quân đội Hoa Kỳ đã mang dịch đến Vũ Hán”, và yêu cầu Hoa Kỳ “phải minh bạch”, “phải công khai số liệu”. Tuyên bố này đã gây sốc dư luận quốc tế.

Có người chất vấn: “Là người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, lại nói ra thuyết âm mưu đánh lừa dư luận như vậy, thấy hổ thẹn thay cho ông! Sao lại không tìm hiểu kỹ về Viện Virus Vũ Hán?”.

Học giả tại Mỹ, Hà Thanh Liên cảm thán, ĐCSTQ chẳng những tự độc thoại “cứu vớt thế giới”, mà còn trơ trẽn yêu cầu thế giới cảm ơn. Cho tới nay, không có quốc gia nào dám sao chép hoạt động của ĐCSTQ, vì nó quá tàn nhẫn với người dân. Những người lãnh đạo, những kẻ cầm bút thời kỳ Cách mạng Văn hóa còn thua xa nhóm này về trình độ vô sỉ.

Cùng lúc đó, cư dân mạng đã lật lại một đoạn trò chuyện của cựu tổng bí thư ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào với phóng viên nước ngoài trong thời điểm SARS 2003, thu hút rất nhiều bình luận.

Vào ngày 21/10/2003, tại một cuộc họp báo sau Hội nghị Lãnh đạo không chính thức APEC lần thứ 11, tờ AFP đã hỏi Hồ Cẩm Đào rằng, chuyện gì khiến ông lo lắng nhất. Hồ Cẩm Đào đáp “SARS”.

RFI bình luận rằng, so với các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ ngày nay cổ súy muốn thế giới cảm ơn Trung Quốc, ngang ngược vô lễ, thì "ông Hồ thực sự là một người khiêm tốn".
RFI bình luận rằng, so với các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ ngày nay cổ súy muốn thế giới cảm ơn Trung Quốc, ngang ngược vô lễ, thì “ông Hồ thực sự là một người khiêm tốn”. (Ảnh: Sohu)

Ông Hồ nói: “Khi hàng ngàn đồng bào bị SARS đe dọa, khi hàng trăm đồng bào chết vì dịch bệnh, với tư cách là một nhà lãnh đạo của một quốc gia, lòng tôi như lửa đốt. Nếu dịch bệnh không thể được ngăn chặn một cách hiệu quả, khiến cho dịch lan truyền, thậm chí là lan rộng đến cộng đồng quốc tế, với tư cách là nhà lãnh đạo của Trung Quốc, chúng tôi có lỗi với 1.3 tỷ nhân dân Trung Quốc, và cả nhân dân các quốc gia trên thế giới”.

Từ những việc ĐCSTQ đã làm sau khi bùng phát dịch ở Vũ Hán, hôm 13/3, kênh Tiếng nói nước Pháp (RFI) đã bình luận rằng, so với các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ ngày nay cổ súy muốn thế giới cảm ơn Trung Quốc, ngang ngược vô lễ, thì “ông Hồ thực sự là một người khiêm tốn”.

Bài viết chỉ ra, cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mà ông Hồ Cẩm Đào gặp phải là dịch SARS, còn ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt là viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Khi đó, chính quyền thời ông Hồ Cẩm Đào cũng không minh bạch hơn chính quyền thời ông Tập bây giờ, bởi vì sau khi dịch SARS được bác sĩ Tưởng Vĩnh Nghiêm (Jiang Yanyong) tiết lộ thì ĐCSTQ mới công khai tình hình trước thế giới.

Tuy nhiên, về dịch COVID-19 này thì ngay từ đầu các bác sĩ ở Vũ Hán đã cảnh báo mà giới chức ĐCSTQ lại cố gắng che giấu thực tế bệnh truyền từ người sang người, cho đến khi bệnh lan ra khắp nước và tạo thành thảm họa toàn cầu mà nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn xem như họ hoàn toàn không có lỗi gì.

Sau khi dịch SARS bùng phát toàn diện vào năm 2003, Hồ Cẩm Đào đã đi tới tuyến đầu dịch bệnh. Ngày 14/4, khi dịch bệnh ở mức tồi tệ nhất, ông đã làm liều đến vùng dịch Quảng Châu, thăm hỏi nhân viên y tế, sau đó xuất hiện ở khu phố thương mại sầm uất của Quảng Châu là Đường Bắc Kinh mà không nói trước, thăm hỏi người dân trên đường… Động thái này của Hồ Cẩm Đào được mọi người khen ngợi, gọi ông là “Đào ca”.

Người cộng tác với ông Hồ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, cũng đã tới để thăm hỏi người dân sau khi dịch bệnh bùng phát. Ấn tượng mà ông Ôn để lại cho tất cả mọi người là: Tất cả hiện trường của những thảm họa lớn, đều có sự hiện diện của ông.

RFI nói, những việc như vậy dưới thời thống trị của Tập Cận Bình đã không còn nữa rồi. Vũ Hán – khu vực trung tâm bùng phát dịch bệnh, đã có bao nhiêu người chết, hàng triệu người đã bị phong tỏa trong gần 2 tháng, cho đến ngày 10/3 Tập Cận Bình mới đến Vũ Hán, nhưng chỉ đi có hai nơi, một là Bệnh viện Hỏa Thần Sơn do quân đội quản lý, ông chỉ thăm hỏi nhân viên y tế và bệnh nhân qua màn hình.

Ngày 10/3, Tập Cận Bình lần đầu tiên đến 'tâm dịch' Vũ Hán để  thị sát.
Ngày 10/3, Tập Cận Bình lần đầu tiên đến ‘tâm dịch’ Vũ Hán để  thị sát. (Ảnh: Xinhua)

Một nơi khác là khu dân cư Đông Hồ, nhưng các hộ ở ven đường mỗi nhà có 2 cảnh sát canh gác, trên các tòa nhà cao tầng xuất hiện nhiều tay súng bắn tỉa, đường phố vắng vẻ, Tập Cận Bình thăm hỏi người dân, nói đúng hơn là nhìn người dân Vũ Hán đang bị nhốt trong nhà.

Một số video tiết lộ, các gia đình thấy Tập Cận Bình đi tới, liền hô khẩu hiệu “Xin chào Chủ tịch Tập Cận Bình, Vũ Hán cố lên, Trung Quốc cố lên”, họ cũng là diễn viên trá hình. Thử nghĩ xem, mỗi hộ gia đình đều có cảnh sát, người dân sao dám ăn nói lung tung?

Do đó, bây giờ trên mạng mới lan truyền rộng rãi câu nói năm xưa của Hồ Cẩm Đào “lòng tôi như lửa đốt… Có lỗi với 1.3 tỷ nhân dân Trung Quốc, và cả nhân dân các nước trên thế giới”, khiến người người thổn thức khôn nguôi.

Có bình luận nói, vì bản thân ông Hồ Cẩm Đào là lãnh đạo của ĐCSTQ nên “nhân tính” không được phép cao hơn “Đảng tính”, vì vậy phát ngôn của ông ấy khó tránh có phần diễn kịch, nhưng dù gì những lời đó vẫn khiến người nghe thấy cảm động, trong giọng nói của ông vẫn còn có chút lo lắng cho người dân, ông biết đồng bào gặp nạn, ông không thể chối bỏ trách nhiệm.

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

    Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này