Tập Cận Bình ‘lấn quyền’ Lý Khắc Cường, lấy danh nghĩa cá nhân mở hội nghị kinh tế

28/08/20, 07:33 Trung Quốc
Chinese President Xi Jinping and Chinese Premier Li Keqiang (back) arrive for the opening session of the National People's Congress, China's legislature, in Beijing's Great Hall of the People on March 5, 2018. China's rubber-stamp parliament opens a major annual session set to expand President Xi Jinping's considerable power and clear him a path towards lifelong rule. / AFP PHOTO / WANG ZHAO (Photo credit should read WANG ZHAO/AFP/Getty Images)

Mấy ngày trước, Tập Cận Bình đã lấy danh nghĩa cá nhân triệu tập một hội nghị với các học giả kinh tế quan trọng, mà Thủ tướng Lý Khắc Cường, người phụ trách về kinh tế, một lần nữa lại bị cho ra rìa, điều này đã khiến dư luận rất chú ý.

Tập Cận Bình ‘lấn quyền’ Lý Khắc Cường, lấy danh nghĩa cá nhân mở hội nghị kinh tế (ảnh 1)
Vào ngày 24/8, Tập Cận Bình đã lấy danh nghĩa cá nhân tổ chức hội nghị các học giả kinh tế, nhưng không có sự tham gia của Lý Khắc Cường. (Ảnh: Getty Images)

Vào ngày 24/8, Tập Cận Bình đã triệu tập 9 nhà kinh tế quan trọng ở Bắc Kinh để tiến hành tọa đàm về “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14”. Đây là lần đầu tiên nhóm tư vấn kinh tế của Tập Cận Bình lộ diện.

Điều đáng chú ý là cuộc tọa đàm này không được tổ chức với danh nghĩa Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hay Quốc vụ viện, mà là với danh nghĩa của Tập Cận Bình. Nhóm cố vấn gồm 9 người do các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị như Vương Hỗ Ninh, Hàn Chính và Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu, trong khi đó Lý Khắc Cường lại không được tham dự, ông đã bị cho ra rìa.

Trước đó, vào ngày 20/8, Tập Cận Bình đã chủ trì một cuộc tọa đàm về việc hợp nhất đồng bằng sông Dương Tử ở Hợp Phì, tỉnh An Huy. Lần đó, Lý Khắc Cường cũng không xuất hiện. Ngoại giới cho rằng ông Tập rõ ràng đang cướp công việc của Lý và đang thay thế hoàn toàn vai trò Thủ tướng của Lý tại Quốc vụ viện.

Tuy nhiên, dường như Lý Khắc Cường cũng không hề tỏ ra yếu thế hơn Tập Cận Bình. Trong khi Tập Cận Bình ở An Huy đang nói về cách làm thế nào để “tuần hoàn nội bộ”, thì Lý Khắc Cường vào ngày 20/8 đã bất ngờ xuất hiện tại Trùng Khánh, nơi bị ngập lụt nghiêm trọng, Lý đã mang ủng đi mưa và đi trong bùn để thị sát tình hình thiên tai.

Lý Khắc Cường không những đã đi sâu vào các khu vực bị thiên tai để thăm hỏi động viên người dân, mà ông còn liên tục khảo sát nhiều doanh nghiệp. Tại Công ty TNHH internet Trư Bát giới ở Trùng khánh, Lý Khắc Cường nói rằng Trư Bát giới trông bình thường rất vụng về, nhưng vụng về mà lại khôn ngoan.

Khi đi thị sát tại Công ty BOE ở Trùng Khánh, Lý đặc biệt đề cập đến việc phải phát huy các lợi thế về không gian của khu vực phía Tây, nhưng Lý ở Trùng Khánh không đề cập một chữ nào về “tuần hoàn nội bộ”, cũng không nói đến “chế độ công hữu”, điều này là trái ngược với những gì mà Tập Cận Bình đang làm.

Trước đó, các kênh truyền thông của ĐCSTQ vào ngày 16/8 đã đăng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình, nhấn mạnh rằng “địa vị quan trọng của chế độ công hữu không thể bị lung lay”. Khi Lý Khắc Cường chủ trì cuộc họp Quốc vụ viện vào ngày 17/8, ông đã một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo nguồn vốn chính sách cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Các chính sách kinh tế của hai người rõ ràng là trái ngược hẳn với nhau.

Có phân tích cho rằng, kể từ khi diễn ra hội nghị Bắc Đới Hà, 2 người Tập và Lý đã có những ý kiến bất đồng với nhau, mà việc ông Tập hai lần bỏ mặc Lý Khắc Cường để chủ trì các hội nghị kinh tế quan trọng, điều này cho thấy tranh chấp giữa Tập và Lý đã trở nên công khai và gay gắt hơn.

Học giả độc lập Ngô Tộ Lai nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng, vai trò của Lý Khắc Cường chính là một “người làm công ăn lương hành chính.”

“Ví dụ như, trong quá khứ khi thực hiện sáng kiến một vành đai một Con đường, chỉ cần trung ương muốn làm thì Lý Khắc Cường không thể phản đối.” Ngô Tộ Lai cho rằng chính sách vĩ mô tổng quát là nằm ở Tập Cận Bình, và Lý Khắc Cường chỉ có thể thi hành dựa trên quyết định của các bộ và ủy ban trung ương. Lý căn bản là không thể phản đối.

Một phân tích khác cho rằng, các vấn đề quan trọng liên quan đến “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14” lần này được tổ chức dưới danh nghĩa của Tập Cận Bình, có phải chăng là do Hội nghị Bắc Đới Hà đã khiến Tập Cận Bình cảm thấy quyền lực của mình đang bị suy yếu, và đã đánh mất sự ủng hộ của các bô lão ĐCSTQ và các quan chức cấp cao khác của Trung Nam Hải dành cho ông? Đây là điều rất đáng để nghi ngờ. Trước đó, có nhiều tin đồn cho rằng các bô lão của ĐCSTQ cố tình đưa Lý Khắc Cường lên nhằm thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc.

Trên thực tế, sau hội nghị ở Bắc Đới Hà, hành vi bất thường của Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã khiến dư luận chú ý. Gần đây, Tập và Lý đã tranh nhau đi thị sát tình hình lũ lụt. Tin tức về lần thị sát này của Tập ở An Huy đã được truyền thông Đảng đưa tin rầm rộ, trong khi đó thì việc Lý đi thị sát tại khu vực bị thiên tai ở Trùng Khánh thì 3 kênh truyền thông lớn của Đảng lại không đưa tin.

Tập Cận Bình ‘lấn quyền’ Lý Khắc Cường, lấy danh nghĩa cá nhân mở hội nghị kinh tế (ảnh 2)
Lý Khắc Cường đến thăm làng Song Bá ở thành phố Trùng Khánh ngày 20/8. (Ảnh: gov.cn)

Tuy bị các phương tiện truyền thông của Đảng ngó lơ, nhưng Lý Khắc Cường đã đăng tin này lên trang web của Quốc vụ viện và được nhiều phương tiện truyền thông khác nhau đưa tin lại. Trong những bức ảnh đăng trên trang web của Quốc vụ viện, Lý Khắc Cường đi ra bờ sông, buồn bã nhìn một số cơ sở kinh doanh bị ngập lụt ở Trùng Khánh. Trên mạng cũng xuất hiện video Lý Khắc Cường giẫm lên bùn để hỏi thăm sức khỏe của các nạn nhân.

Lý Khắc Cường, người luôn bị coi là một thủ tướng nhu nhược, dường như không hề quan tâm đến sự đàn áp của nhà cầm quyền mà vẫn quyết định đi theo con đường riêng của mình. Liệu có thế lực nào đứng sau để chống lưng cho ông hay không? Điều này thì ngoại giới vẫn chưa biết được, nhưng rõ ràng là ông Tập không vui khi thấy điều này.

Không biết có phải là do áp lực hay không, tối ngày 23/8, truyền thông Đảng cuối cùng cũng đưa tin về việc Lý Khắc Cường đi thị sát Trùng Khánh, nhưng đã trễ ba ngày và thông tin báo cáo cũng đã giảm đi đáng kể.

Chung Nguyên – Nhà bình luận các vấn đề thời sự cho rằng, những dấu hiệu tinh tế này cho thấy sự bất đồng giữa Tập và Lý đang trở nên ngày càng công khai hơn, hơn nữa cũng không có ý định ngừng công kích lẫn nhau, cuộc đấu đá nội bộ của ĐCSTQ ở Bắc Đới Hà vẫn đang tiếp tục kéo dài.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng