Tập Cận Bình hành động để thoát khỏi tình trạng “chính lệnh không ra khỏi Trung Nam Hải”

03/01/20, 19:35 Trung Quốc
Tập Cận Bình điều động quan chức cấp trung quy mô lớn nhằm thoát khỏi tình thế bế tắc của "Chính lệnh không ra Trung Nam Hải".
Tập Cận Bình điều động quan chức cấp trung quy mô lớn nhằm thoát khỏi tình thế bế tắc của "Chính lệnh không ra Trung Nam Hải". (Ảnh: Businessinsider)

Kể từ cuối năm 2019, đã có một cuộc điều động quy mô lớn các quan chức cấp trung của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Theo phân tích của truyền thông nước ngoài, phạm vi của cuộc điều động nhân sự này là chưa từng có, tiết lộ chính quyền Tập Cận Bình đang nóng lòng muốn thoát khỏi tình thế bế tắc của “chính lệnh không ra Trung Nam Hải”.

Tập Cận Bình điều động quan chức cấp trung quy mô lớn nhằm thoát khỏi tình thế bế tắc của "Chính lệnh không ra Trung Nam Hải".
Tập Cận Bình điều động quan chức cấp trung quy mô lớn nhằm thoát khỏi tình thế bế tắc của “chính lệnh không ra Trung Nam Hải”. (Ảnh: Businessinsider)

Vào ngày 1/1/2020, ĐCSTQ đã tuyên bố bổ nhiệm 8 quan chức cấp thành phố. Truyền thông Trung Quốc tiết lộ, việc điều động liên tỉnh này đã được Ban Tổ chức của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ triển khai, có liên quan tới 24 tỉnh, thành phố.

Trong đó, chỉ trong 2 ngày 23 và 24/12, đã có 14 quan chức cấp sở làm lãnh đạo đảng và chính quyền ở các thành phố trên khắp các tỉnh, 12 quan chức cấp sở khác được điều động đi nơi khác.

Từ ngày 21 đến ngày 31/12, ít nhất 32 quan chức cấp thành phố đã được điều chỉnh, trong đó có 29 người được điều động qua các tỉnh và khu vực, 21 người sinh ra sau năm 1970. Phần lớn các quan chức bị điều động là những người đảm nhiệm chức vụ trong một thời gian dài tại nơi nào đó, đa số đều là những người có trình độ học vấn khá cao.

Các phương tiện truyền thông đảng cho rằng, việc “trao đổi cán bộ” liên tỉnh do Ban Tổ chức của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ triển khai là để “quán triệt thực hiện các chỉ thị quan trọng của Tập Cận Bình về công tác tổ chức”, liên quan đến cái gọi là “hiện đại hóa hệ thống quản trị quốc gia và năng lực quản trị”.

Tuy nhiên, Bloomberg dẫn lời các chuyên gia phân tích nói rằng, lần điều động quan chức với quy mô chưa từng có này của chính quyền Bắc Kinh là để thoát khỏi tình trạng “chính lệnh không ra Trung Nam Hải” trước đây, phá vỡ bế tắc chính trị hình thành do lợi ích địa phương.

Cái gọi là “chính lệnh không ra Trung Nam Hải” có nghĩa là quyết sách tối cao của ĐCSTQ chỉ xoay quanh Trung Nam Hải nơi họ sống, các quan chức thấp hơn trì hoãn hoặc từ chối thực hiện chúng. Tình trạng này đã bắt đầu từ thời Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào, và đến thời Tập Cận Bình vẫn chưa được giải quyết.

"Chính lệnh không ra Trung Nam Hải" có nghĩa là quyết sách tối cao của ĐCSTQ chỉ xoay quanh Trung Nam Hải nơi họ sống, các quan chức thấp hơn trì hoãn hoặc từ chối thực hiện chúng.
“Chính lệnh không ra Trung Nam Hải” có nghĩa là quyết sách tối cao của ĐCSTQ chỉ xoay quanh Trung Nam Hải nơi họ sống, các quan chức thấp hơn trì hoãn hoặc từ chối thực hiện chúng. (Ảnh: SCMP)

Trình Hiểu Nông, một nhà kinh tế học tại Hoa Kỳ, cho biết tại “Diễn đàn thời sự quyết chiến năm 2020” do Epoch Times và NTDTV tổ chức, việc “chống tham nhũng” của Tập Cận Bình không chỉ làm gián đoạn con đường tài chính trong nước của các quan chức, ngay cả tổ chức bữa ăn cũng có thể bị trừng phạt, còn hạn chế bọn họ xuất ngoại, khiến cho số tiền mà bọn họ chuyển ra nước ngoài biến thành “bong bóng tan vỡ trên không trung”.

Bởi vậy, tất cả các quan chức từ trên xuống dưới của ĐCSTQ đều căm hận Tập Cận Bình, việc chống lại và trì hoãn sắc lệnh Trung Nam Hải đã trở thành một “nhận thức chung” trong Đảng, đây cũng là một trong những lý do khiến khủng hoảng kinh tế Trung Quốc khó giải quyết.

Chính quyền Bắc Kinh từ lâu đã thừa nhận, trong giới quan chức rất phổ biến hiện tượng lơ là nhiệm vụ. Vào tháng 1/2020, bài viết của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã chỉ trích các quan chức “thoái thác trách nhiệm”, “có chỗ tốt thì lên, có lợi ích thì chiếm, có chỗ trống thì chui vào, có nguy hiểm thì chạy“. Đối với các vấn đề xã hội khác nhau, các quan chức thường sử dụng câu thoái thác và nói cho có lệ “vấn đề này rất phức tạp”, với chính sách của chính quyền thì không được thực hiện vì nhiều lý do như “không hoàn chỉnh”, “không khoa học”, “không thực tế”…

Bài viết cũng đặc biệt đề cập đến việc dùng mánh lới để thoái thác trách nhiệm, “phương pháp làm việc ảo” dối trá, và đưa ra một ví dụ về việc xây dựng biệt thự bất hợp pháp ở Tần Lĩnh, Thiểm Tây. Vì sự bằng mặt không bằng lòng của giới quan chức Thiểm Tây, Tập Cận Bình đã phê chỉ thị 6 lần.

Gần đây, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương ĐCSTQ Đinh Tiết Tường đã thay thế Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Thái Kỳ, đảm nhận Chủ nhiệm Ủy ban Quy hoạch và Xây dựng thủ đô, đồng thời xác định rõ quyền quy hoạch Bắc Kinh thuộc về Trung Nam Hải.

Ngoại giới phân tích, điều này nói rõ rằng cho dù là Bắc Kinh ở trong tầm mắt, chính lệnh của Tập Cận Bình cũng chỉ có thể chuyển đến cho thân tín Thái Kỳ, và rất khó để thực thi thêm. Trước đó có tin tức nói rằng, quan chức thành phố Bắc Kinh không muốn rời khỏi “Trung tâm thành phố Bắc Kinh”, Tập Cận Bình nổi giận nói rằng “Các ông không rời đi, thì chúng tôi (Trung Nam Hải) sẽ rời”, Bắc Kinh buộc phải chấp hành.

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng