Chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc: “ĐCSTQ đang trên bờ vực tan rã”

03/01/20, 14:12 Trung Quốc

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Epoch Times, chuyên gia về quan hệ Mỹ – Trung Arthur Waldron cho biết, một phụ tá cấp cao của ông Tập Cận Bình đã tiết lộ với ông: “Chúng tôi đã đến bước đường cùng”. Ông Waldron cũng nhận định Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang bên bờ vực tan rã và phương Tây cần chuẩn bị các phương án đối phó khi sự sụp đổ xảy đến.

Giáo sư Arthur Waldron, chuyên gia về vấn đề quan hệ Mỹ – Trung. (Ảnh qua Vision Times)

Sự tan rã của ĐCSTQ

Gần đây, chuyên gia Arthur Waldron – Giáo sư Quan hệ Quốc tế và Lịch sử Trung Quốc tại Đại học Pennsylvania đã có cuộc phỏng vấn với kênh “Lãnh đạo tư tưởng Mỹ” (American Thought Leaders) của tờ Epoch Times

Trong cuộc phỏng vấn, Waldron nhận định rằng Trung Quốc đang bước vào thời kỳ suy thoái tương tự sự tan rã của Liên Xô trước đây. 

“Tôi tin rằng Trung Quốc đang trong giai đoạn tan rã, đó là điều mà bạn không thể thấy ngay lập tức”, ông nói.

Giáo sư Waldron cũng nhắc đến cuộc trò chuyện với một trợ tá cấp cao thân cận với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình:

“Ông ấy nói với tôi, Arthur, chúng tôi đang làm cái quái gì đây? Mọi người đều biết rằng thể chế này đã không được nữa rồi. Chúng tôi đã đến bước đường cùng. Chúng tôi không biết phải đi tiếp như thế nào, vì giống như có mìn ở khắp nơi, bước sai một bước là có thể tan xương nát thịt”.

Theo đó, nền kinh tế Trung Quốc hiện không còn bay cao như trước đây. Trong quý III năm 2019, GDP của nước này chỉ tăng 6% so với cùng kỳ năm 2018, mức thấp nhất trong 27 năm qua. Reuters dẫn lời các nhà kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc suy giảm là do sự yếu kém trong các ngành công nghiệp liên quan đến xuất khẩu, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất.

“Chính quyền này biết rằng tình hình trong nước đang rất nguy hiểm. Vì vậy, vấn đề hóc búa thực sự là làm thế nào để thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản?”, Giáo sư Waldron nói.

Ông cũng nói về sự tàn ác của ĐCSTQ trong việc mổ cướp nội tạng hàng chục ngàn tù nhân lương tâm mỗi năm, trong đó chủ yếu là học viên Pháp Luân Công. Bên cạnh đó là chính sách đàn áp phi nhân đạo đối với người Duy Ngô Nhĩ đã biến chính quyền nước này thành chính quyền tàn ác nhất kể từ thời Đức Quốc xã.

Video cuộc phỏng vấn của Giáo sư Arthur Waldron với tờ Epoch Times

Ngoài sự sụp đổ đang cận kề của ĐCSTQ, Giáo sư Waldron còn chia sẻ một số quan điểm về chính sách đối ngoại của Mỹ với Trung Quốc cùng các cuộc biểu tình Hồng Kông vốn đang là thách thức lớn đối với quyền thống trị của Bắc Kinh.

Chính sách đối ngoại của Mỹ

Sau hơn 2 thập kỷ cô lập ngoại giao, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger dưới thời cựu Tổng thống Richard Nixon đã mở ra mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc vào năm 1971. Vào thời điểm đó, Trung Quốc nằm dưới sự cai trị của Mao Trạch Đông. Chuyến thăm của Kissinger đã lót đường cho Nixon đến thăm Trung Quốc vào năm 1972.

Giáo sư Wald Waldron đã chỉ trích hành động này: “Tôi nói rằng chính sách của Kissinger và Nixon với Trung Quốc là một trong những thất bại lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ”.

Trong một cuộc mít tinh tổ chức tại Washington DC vào tháng 9/2005, nhà hoạt động dân chủ Wei Jingsheng cũng từng nói: “Thời điểm đó, ngay cả Mao Trạch Đông cũng cảm thấy rằng ĐCSTQ sẽ sớm sụp đổ, nhưng chuyến thăm đó của Tổng thống Nixon và Kissinger đã cứu Đảng này”.

Tổng thống Nixon là người đặt nền móng cho các Tổng thống Mỹ kế nhiệm xây dựng quan hệ với Trung Quốc. Trong ảnh là buổi nói chuyện giữa Tổng thống Nixon (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông (giữa) tại Bắc Kinh, ngày 21/2/1972. (Ảnh qua InsideHook)

Tới năm 1979, dưới thời cựu Tổng thống Jimmy Carter, Mỹ tiếp tục mở rộng ngoại giao với Trung Quốc khi cắt đứt quan hệ chính thức với Đài Loan và công nhận chính quyền Bắc Kinh.

Tới năm 2001, Mỹ quyết định chào đón Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo ông Waldron, quyết định này cũng đã phản tác dụng.

“Nước Mỹ đã cố gắng dùng mọi cách để nâng đỡ Trung Quốc nhằm giúp họ trở thành quốc gia như Nixon và Kissinger mong đợi. [Trung Quốc] nói rằng họ sẽ học hỏi từ Mỹ và sẽ bắt đầu dân chủ hóa, nhưng họ đã không làm điều đó. Trên thực tế, Trung Quốc không chỉ không được tự do hóa, mà chính quyền nước này còn ngày càng được tổ chức chặt chẽ và tiên tiến hơn so với thời Mao Trạch Đông”, ông nói thêm.

Waldron cũng chỉ ra rằng thương mại và đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc hiện tại, bao gồm cả quỹ hưu trí, đang nuôi sống cho nền kinh tế của ĐCSTQ. Ông tin rằng chính quyền Mỹ nên “thực sự áp dụng những đường lối cứng rắn nhất có thể” đối với Trung Quốc.

Xét về tương lai của Mỹ, chuyên gia Waldron cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo đang phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn trong chính sách đối ngoại liên quan đến Trung Quốc.

“Tôi nghĩ có lẽ thách thức lớn nhất đối với ngài Pompeo và người dân Mỹ hiện nay là phải nhận thức rằng chúng ta nên bắt đầu hình dung về cách Trung Quốc đi đến ngõ cụt này. Họ phải quyết định những gì họ sẽ làm khi đến ngõ cụt và chúng ta phải quyết định mình sẽ làm gì để phản ứng”, Waldron nói.

Căn nguyên của cuộc khủng hoảng Hồng Kông là do ĐCSTQ

Người biểu tình trên đường phố Hồng Kông vào ngày 16/6/2019. (Ảnh: Reuters)

Tại Hồng Kông, các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đã diễn ra gần 7 tháng qua và vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, cảnh sát tiếp tục bị cáo buộc dùng các sách lược tàn bạo để dập tắt các cuộc biểu tình. Chính quyền Hồng Kông và Bắc Kinh vẫn từ chối đáp ứng yêu cầu của người biểu tình, khiến sự phẫn nộ của công chúng ngày càng dâng cao.

Nói về tình hình Hồng Kông hiện nay, chuyên gia Waldron nhận định: “Toàn bộ căn nguyên của cuộc khủng hoảng Hồng Kông là do quyết định tai hại của chính quyền ĐCSTQ, sau đó họ cũng không hiểu điều này và để tình hình kéo dài [đến tận nay]”.

Ông giải thích thêm, nếu Bắc Kinh giữ lời hứa vào năm 1997 và 1984, đảm bảo quyền tự trị cho thành phố này trong 50 năm, thì người Hồng Kông sẽ chỉ quan tâm đến việc đi bầu cử sau mỗi một hoặc hai năm.

Theo Đạo luật Chính sách Mỹ – Hồng Kông năm 1992, Hồng Kông được coi là một đặc khu tách biệt với Trung Quốc trong các vấn đề thương mại, đầu tư và thị thực. Tuy nhiên, sự ưu đãi này có thể chấm dứt sau khi chính phủ Mỹ ban hành Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông gần đây. Trong đó, đạo luật yêu cầu Bộ trưởng Ngoại giao đánh giá hàng năm xem thành phố này có “quyền tự trị thích đáng” với Trung Quốc hay không để được hưởng các đặc quyền kinh tế từ Mỹ.

“Tôi nghĩ rằng vị thế đặc biệt này đã hết. Tôi hy vọng là không, nhưng tôi nghĩ nó đã kết thúc. Tôi nghĩ rằng cảnh sát đã bị mua chuộc. Hệ thống pháp lý hiện đang bị lung lay”, ông Wald Waldron nói.

Gần đây, một điệp viên Trung Quốc đào tẩu sang Úc cũng đã tiết lộ các gián điệp đại lục là người đứng sau vụ bắt cóc 5 người bán sách Hồng Kông vào năm 2015.

Đối với vụ đốt phá xưởng in của thời báo Epoch Times Hồng Kông vào ngày 19/11, ông Waldron nghi ngờ 4 thủ phạm đeo mặt nạ mặc đồ đen là thành viên của hội Tam Hoàng.

“Một trong những đặc điểm mà chúng ta thấy và được kịch tính hóa ở Hồng Kông là sự hợp tác chặt chẽ giữa mafia Trung Quốc hoặc hội Tam Hoàng và chính phủ Hồng Kông”, ông Waldron nói.

Khi một chính phủ không muốn lắng nghe ý kiến người dân mà muốn họ phải tuân lệnh, việc tạo ra bạo lực quá khích như cho người của hội Tam Hoàng tấn công người dân sẽ là một chiến thuật hiệu quả vì nó sẽ khiến dân chúng sợ hãi, ông nói thêm.

Trước đó, vào ngày 21/7/2019, một nhóm người mặc áo sơ mi trắng, bên trong là áo phông của hội Tam Hoàng đã xông vào ga tàu điện ngầm Nguyên Lãng, dùng gậy gộc, dùi cui tấn công hành khách. Mãi đến khoảng 45 phút sau, cảnh sát mới đến hiện trường.

6 ngày sau vụ việc tại ga tàu Nguyên Lãng, khi hàng ngàn người xuống đường biểu tình phản đối các cuộc tấn công của hội Tam Hoàng, cảnh sát Hồng Kông đã hành hung người biểu tình và tấn công thường dân. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã lên án hành động này và gọi cảnh sát là những kẻ gây hấn.

“5, 6 tháng nay… đã dạy cho người Hồng Kông một bài học rằng những người Cộng sản Trung Quốc rất nguy hiểm, ghê tởm và tuyệt đối không thể tin tưởng được”, Waldron kết luận.

Tiểu Phúc (Theo The Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng