Tập Cận Bình đang gợi ý về một lập trường hướng đến Pháp Luân Công?

Các động thái từ khi lên nắm quyền cho đến nay của ông Tập Cận Bình đều không tách rời khỏi yếu tố Pháp Luân Công. Tại sao Pháp môn này lại ảnh hưởng đến các quyết định của lãnh đạo Trung Quốc? Và phải chăng ông Tập đang muốn gửi đi một thông điệp nào đó liên quan?

Đảng Cộng sản Trung Quốc có một danh sách riêng về các ngày nhạy cảm, tức là ngày chính quyền “cảm thấy” bị đe dọa về mặt chính trị. Vào những ngày nhạy cảm này, bộ máy an ninh của đảng sẽ trở nên thận trọng bất thường và thường xuyên triển khai các hoạt động phong tỏa và đàn áp.

Mục tiêu bao gồm các nhà hoạt động dân chủ tưởng niệm ngày 6/4, ngày xe tăng càn quét sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989, và học viên Pháp Luân Công vào ngày 25/4. Tuy nhiên vào 25/4 năm nay, ngày kỉ niệm 17 năm thỉnh nguyện ôn hòa của học viên Pháp môn này, ông Tập Cận Bình, lãnh đạo đảng đương thời, đã thay đổi kịch bản.

Thông qua các động thái chính trị bất thường, ông Tập Cận Bình đang đưa ra các dấu hiệu cho thấy ông đang dần rời bỏ chính sách đàn áp Pháp Luân Công của người tiền nhiệm.

Những động thái của Tập Cận Bình thời gian gần đây bao gồm, việc đưa ra các phát biểu có chừng mực về cách thức xử lý những người thỉnh nguyện ôn hòa, thanh trừ các quan chức an ninh đặc biệt tàn bạo, yêu cầu lực lượng công an giữ tác phong ngay thẳng chính trực, ngoài ra còn có các phát biểu hòa giải về vấn đề tôn giáo tại Trung Quốc. Tất cả cho thấy những gợi mở về một bước chuyển đổi lập trường và nhấn mạnh các chính sách hiện thời của Đảng.

Bắc Kinh, 1999

Vào ngày 23/4/1999, 45 học viên Pháp Luân Công bị cảnh sát Thiên Tân đánh đập và bắt giam khi họ tham gia một buổi thỉnh nguyện ôn hòa tại Đại học Thiên Tân. Các học viên yêu cầu viện sĩ Hà Tô Hưu rút lại bài báo phỉ báng Pháp Luân Công. Đây vốn là một môn tu luyện tinh thần, có lợi cho sức khỏe với các động tác nhẹ nhàng.

Hà Tô Hưu là người chuyên công kích Pháp Luân Công, ông là anh em rể của La Cán, người đứng đầu lực lượng công an khi đó, chịu trách nhiệm trong việc biến các học viên của Pháp môn tu luyện này thành mục tiêu tấn công. Pháp Luân Công được phổ biến rộng rãi tại Trung Quốc vào những năm 1990, mang đến vô số lợi ích cho chính phủ và người dân Trung Quốc. Theo đó, đông đảo đảng viên trở thành học viên. Khi Pháp Luân Công được khai truyền, người dân Trung Quốc vô cùng hân hoan vì được chứng kiến sự hồi sinh của văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện đại.

Tất cả điều này bị xem là mối đe dọa chính trị, La Cán là nhân vật nổi bật trong số những người có nhận định này, họ xem đó là mối nguy an ninh chính trị và hệ tư tưởng của nhà cầm quyền.

Sau khi các bản tin vào ngày 23/4 lan rộng, đông đảo học viên quyết định thỉnh nguyện lên chính quyền trung ương Bắc Kinh, tại Văn phòng Kháng cáo cạnh Trung Nam Hải, trụ sở của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Vào ngày 25/4, công an Bắc Kinh chặn con đường chính vào văn phòng này, và bố trí vị trí cho hơn 10 nghìn học viên tới tham gia cuộc thỉnh nguyện vây quanh Trung Nam Hải, một trong những cơ quan đầu não trọng điểm và nhạy cảm của chính quyền Trung Quốc.

Tập Cận Bình đang gợi ý về một lập trường hướng đến Pháp Luân Công?1
Công an thong thả trông chừng 10.000 học viên thỉnh nguyện tại khu vực gần Trung Nam hải. (Ảnh Minhhue.net)

Cũng trong buổi trưa hôm đó, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã xuất hiện và đồng ý đối thoại cùng người đại diện của Pháp Luân Công. Vấn đề dường như được giải quyết sau chập choạng tối.

Tuy nhiên, lãnh đạo đảng Giang Trạch Dân rất tức giận, ngay lập tức ban bố chỉ thị “sự kiện chính trị nghiêm trọng nhất kể từ ngày 4/6”.

Trong chỉ thị được ban bố đến Bộ Chính trị vào ngay tối hôm đó, Giang Trạch Dân khẳng định:  “Lẽ nào người cộng sản chúng ta vốn có sẵn lý luận chủ nghĩa Mác, tin tưởng thuyết duy vật, thuyết vô thần, lại không chiến thắng nổi mấy thứ ‘Pháp Luân Công’ tuyên dương hay sao? Nếu quả thực là thế, thì chẳng phải đây là chuyện đáng cười nhất trên trái đất này?”.

Vào mùa hè, ngày 20/7, Giang ra lệnh cho bộ tư pháp và công an đàn áp Pháp Luân Công với mệnh lệnh “Bôi nhọ danh dự, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” được gửi tới các phòng ban, theo lời kể của những người từng tra tấn và bức hại học viên Pháp Luân Công.

Theo trang Minghui.org, một bộ phận chuyên thu thập thông tin và số liệu người bị bức hại đã đưa ra kết quả cho thấy, hơn 3.900 học viên đã bị bức hại đến chết, và hàng trăm nghìn người khác suy kiệt vì những đợt tra tấn từ ngày 20/7/1999, thời điểm chiến dịch đàn áp tàn bạo chính thức được triển khai. Các nhà nghiên cứu ước tính khoảng hàng trăm nghìn người bị giết để lấy cắp nội tạng phục vụ cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng do nhà nước điều hành.

Kể từ năm 1999, vào ngày 25/4 và 20/7 hàng năm, người ta thường thấy cảnh sát xông vào nhà các học viên để bắt người.

Thỉnh nguyện và hệ thống an ninh

Và dưới đây là lượt lại những biểu hiện nhằm củng cố tầm quan trọng trong các động thái mà ông Tập Cận Bình đang tiến hành.

Thỉnh nguyện, tức là việc gửi các khiếu nại lên chính quyền cấp cao hơn, nhanh chóng được các học viên Pháp Luân Công sử dụng để truyền tải nguyện vọng của mình lên chính phủ. Người thỉnh nguyện hiện nay phần lớn vẫn là những người Trung Quốc bị tước đoạt quyền công dân, và bị lực lượng an ninh Trung Quốc đối xử theo cách bất chấp luật pháp.

Vào ngày 21/4, Tập Cận Bình phát biểu rằng, lợi ích của chính quyền Trung Quốc phải “giải quyết ổn thỏa các nguyện vọng hợp pháp và chính đáng của dân chúng”, tức những người đệ trình đơn thỉnh nguyện, theo Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc. Thủ tướng Trung Quốc là Lý Khắc Cường bổ sung rằng chính quyền nên “phấn đấu giải quyết các mâu thuẫn và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp” của người thỉnh nguyện.

Vào cận ngày kỷ niệm 25/4, Tập Cận Bình đã triển khai các hoạt động nhắm vào bộ máy an ninh của chính quyền.

Dưới trướng của cựu trùm an ninh La Cán, Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC), một cơ quan nhỏ nhưng nắm quyền lực lớn, có thể kiểm soát cảnh sát, nhà tù và tòa án, đã đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền thông tin về cuộc thỉnh nguyện ôn hòa trên với cái tên “bao vây Trung Nam Hải”, song song với cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Bên cạnh PLAC, văn phòng 610, tổ chức hoạt động ngoài pháp luật, được thiết lập để “xuất khẩu” cuộc đàn áp ra nước ngoài dưới sự giám sát của PLAC.

Vào tối ngày 25/4, 4 quan chức an ninh cấp cao, bao gồm Bí thư PLAC của tỉnh Hà Bắc là Trương Việt bị thanh trừng. Ông Trương được xem là người chịu trách nhiệm trong việc tra tấn học viên Pháp Luân Công là Lưu Vĩnh Vượng, người bị trói vào một tấm bảng, quất bằng roi da, và gây sốc bằng dùi cui điện. Vào ngày tiếp theo, Mạnh Kiến Trụ, Bí thư PLAC triệu tập trưởng công an, chánh án, kiểm sát trưởng và các công chức an ninh khác trong một cuộc họp cấp quốc gia. Và một lần nữa Tập Cận Bình yêu cầu bộ máy an ninh duy trì bộ mặt kỷ luật và chuyên nghiệp, tương phản hoàn toàn với sự tham nhũng trong guồng máy liên quan đến đối thủ của ông Tập.

Tôn giáo

Động thái rõ ràng nhất của ông Tập có lẽ chính là việc ông chủ trì cuộc hội thảo về tôn giáo vào ngày 22 và 23/4. Cuộc gặp cấp cao đầu tiên bàn về chủ đề này diễn ra cách đây 15 năm, và đó là vào thời điểm đánh dấu vụ bắt giữ học viên Pháp Luân Công quy mô lớn đầu tiên.

Tập Cận Bình đang gợi ý về một lập trường hướng đến Pháp Luân Công?2

Các lãnh đạo Đảng thường triển khai các cuộc họp quan trọng để thiết lập hoặc thay đổi các chỉ đạo liên quan đến chính sách. Thông điệp chính thường được ẩn giấu trong các câu chữ nhấn mạnh, và mệnh lệnh của đảng phải được đút rút ra thông qua việc phân tích ngôn ngữ và ngữ điệu được sử dụng.

Trong buổi chủ trì hội thảo tôn giáo vào năm 2001, Giang Trạch Dân công bố rằng chính quyền phải khống chế hoàn toàn các giáo phái cho thấy mối đe dọa sống còn đối với sự “ổn định” quyền thống trị của đảng. Ông Giang cũng nói thêm rằng “những tôn giáo lệch lạc” phải bị đàn áp. Kết luận này phù hợp với nỗ lực của ông cũng trong năm đó khi cho liên kết 5 tôn giáo nổi trội nhất tại Trung Quốc đồng loạt chống lại Pháp Luân Công, và dàn dựng vở kịch tự thiêu tại quản trường Thiên An Môn để hợp thức hóa cuộc đàn áp này.

Một số thông điệp của ông Tập tại hội nghị lần này được nhìn nhận là không có gì mới mẻ. Ví dụ câu nói “cương quyết ngăn ngừa việc thế lực ngoại bang dùng phương tiện tôn giáo để xâm nhập” Trung Quốc, được nhấn mạnh như một trong những câu nói tuyên bố lập trường cứng rắn của ông. Tuy nhiên, những câu như thế này luôn là tuyên ngôn chính được các lãnh đạo sử dụng.

Trong cuộc họp bàn về vấn đề tôn giáo gần đây, Tập Cận Bình cho rằng các bài giảng về tín ngưỡng cần được làm “phong phú” và “hài hòa” với văn hóa Trung Quốc. Ông cũng nói thêm rằng Đảng nên chủ động định hướng các nhóm tôn giáo, và việc quản lý các công tác tôn giáo phải được triển khai theo luật pháp. Trong bài phát biểu của mình, ông Tập không đề cập đến hai từ “tà giáo”. Ngữ điệu của ông cho thấy sự hòa giải trái ngược với lập trường hiếu chiến của ông Giang.

Bài báo nói về công tác tôn giáo trong cuộc họp chiếm 3/4 trang bìa tờ Nhân dân Nhật báo, trong khi đó bài viết tương tự liên quan đến phát biểu của ông Giang chỉ chiếm 1/3 trang này vào năm 2001. Điều này cho thấy ông Tập hy vọng dấu hiệu của mình được nhận ra.

Lời dẫn trên Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo viết rằng: “Cải thiện toàn diện các tiêu chuẩn công tác tôn giáo trong điều kiện mới”.

Một gợi ý về sự thay đổi?

Từ những năm 2012, một loạt động thái của Tập Cận Bình đã được triển khai và phát huy tác dụng, ví như việc nới lỏng áp lực đàn áp lên học viên Pháp Luân Công.

Là nhóm tù nhân lương tâm đông đảo nhất tại Trung Quốc, và là nhóm người duy nhất bị cơ quan mật vụ cấp cao chuyên trách việc trừ khử, Pháp Luân Công là tù nhân chiếm số lượng đông nhất trong các trại lao động qua nhiều năm. Họ cũng là đối tượng được ghi nhận về số lượng bị tra tấn nhiều nhất, theo thống kê của chuyên gia thuộc Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, đến tháng 12/2013, hệ thống trại lao động giam giữ phần lớn học viên Pháp Luân Công chính thức bị xóa bỏ. Một số trại bị đổi tên thành trải cải tạo. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng một trong những công cụ chủ yếu dùng để bức hại Pháp Luân Công đã được dẹp bỏ.

Ông Tập cũng xem xét các đề xuất cải cách pháp lý nhằm tăng khả năng xử lý của tòa án Trung Quốc nhằm giải quyết các vụ kiện liên quan đến Pháp Luân Công và các trường hợp khác. Học viên khắp nơi tại Trung Quốc có thể đệ đơn kiện Giang Trạch Dân mà không vấp phải các hoạt động trả đũa bạo lực và có hệ thống. Thực tế, vẫn có nhiều người khiếu kiện bị bắt giữ và lạm dụng, nhưng cũng có những trường hợp khác hoàn toàn được tự do. Điều này hoàn toàn trái ngược với trước đây 1 thập kỷ, thời điểm mà bất kỳ ai khởi kiện Giang Trạch Dân cũng sẽ phải nhận cái chết thê thảm.

Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình cũng cho thấy việc ngã ngựa của hàng loạt quan chức cấp cao của đảng, vốn được thăng quan tiến chức nhờ cuộc bức hại Pháp Luân Công. Những người này hiện bị cách chức và bắt giam. Ngay cả những tay cộm cán “bất khả xâm phạm” như cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, trưởng phòng 610 Lý Đông Sinh và lãnh đạo Trùng Khánh Bạc Hy Lai, tất cả đều lần lượt bị thanh trừng. Họ đều là những người đóng vai chính trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công gây tổn thất cực lớn đối với hình ảnh của ĐCSTQ, tất cả các nguồn lực được dốc vào để đàn áp Pháp môn này, khiến sự tồn vong của hơn hàng chục triệu công dân Trung Quốc bị tước bỏ vì kiên quyết không từ bỏ đức tin của mình. Theo đó, với số lượng đông đảo thành viên tham gia, Pháp Luân Công trở thành dòng chảy xã hội có tính chất quyết định, tác động không nhỏ đến các quan chức và người hoạch định chính sách. Trong khi đó, cộng đồng Pháp Luân Công Trung Quốc tại hải ngoại phát triển rất mạnh mẽ. Họ là những người có tri thức và giáo dục, đang không ngừng làm rõ cuộc bức hại này. Thông qua thư tín và điện thoại, họ trực tiếp tác động đến các quan chức đảng, những người đang thực hiện chiến dịch đàn áp tại Trung Quốc.

Dẫu cho Tập Cận Bình chưa bao giờ đưa dấu hiệu minh bạch và công khai về Pháp Luân Công, nhưng yếu tố Pháp Luân Công hiện diện trong tất cả các động thái mà ông thực thi từ khi lên nắm quyền là điều không thể bỏ qua. Hầu hết các động thái gần đây và các nước đi trong ngày 25/4, đã tạo ra bước tiến rất gần đến việc làm sáng tỏ thông điệp mà Tập Cận Bình đang gửi đi. Tuy nhiên, dấu hiệu này nói lên điều gì, sẽ dẫn đến điều gì, tất cả đều đang chờ đợi ở phía trước.

Theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng