Tản văn: Nhớ ông ngoại…

24/04/15, 07:17 Đọc & Suy ngẫm

Buổi sáng, tranh thủ chút thời gian nghĩ lại về những việc xảy ra gần đây, về ông ngoại, về những người quen và về truyện Tây Du Ký ông ngoại kể hồi nhỏ.

Chuyện đau đầu xảy ra sau khi ra trường, nghĩ lại kiến thức mà mình học được thì cũng không có gì là đặc biệt xuất sắc nổi trội. Nhưng trong tâm lại muốn thành công hơn người khác, về cơ bản là muốn thành công về kinh doanh và tự do về tài chính để có thời gian học hỏi và phát triển những dự định của cá nhân. Ý nghĩ này quanh quẩn trong đầu gây nên sự khó chịu. Nhưng cũng còn chút khiếu hài, cười và nghĩ sao mình giống Tôn Ngộ Không bị vòng kim cô siết chặt vậy.

Đôi lúc đau đầu hay khó chịu. Tôi thường áp dụng cách thu mình lại và tĩnh lặng, ngừng suy nghĩ từ quan điểm cá nhân, thay vào đó suy tưởng về những câu chuyện cũ, về mọi người tôi biết, cả những tác phẩm văn học và truyện dân gian. Để nhìn bằng góc nhìn của những người khác hay cũng là một cách thưởng thức lại những câu chuyện ý nghĩa và vui tươi để có thể khiến mình mỉm cười và hy vọng hơn vào những dự định của tương lai. Lần này, những từ này hiện ra trong tâm trí của tôi “giữ hy vọng và kiên nhẫn”, từ đó những hình ảnh về vài mẩu chuyện lần lượt hiện trong tâm trí tôi, chúng là những hình ảnh không liền mạch theo thời gian, nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, thú vị đối với tôi.

Hình ảnh về ông ngoại

Đầu tiên, trong ký ức tôi hiện lên hình ảnh về ông ngoại, về gương mặt và phong thái bình hòa và thanh thản của ông. Ông là người biết chữ Nho và tiếng Pháp, làm Chủ tịch Hợp tác xã trong thời trước. Mỗi cuối tuần bố mẹ tôi chở tôi về thăm ông ngoại, ông chào tôi bằng tiếng Pháp “Bonjour”, khi ấy còn nhỏ nên tôi cũng đáp lại ông bằng “Bông rua”. Ông “Bông rua” và dạy tôi vài câu chữ Nho, giờ tôi đã quên mất sạch. Hồi nhỏ hình như tôi ở với ông, lúc đó cả xóm chỉ có vài cái ti vi để xem đi xem lại chương trình “Những Bông Hoa Nhỏ”, Tây Du Ký, Bao Thanh Thiên,…nên những hình ảnh trên tivi mà ông dắt tôi đi xem phim trong xóm khiến tôi nhớ nhất. Nhớ về không khí và quang cảnh nông thôn, với những món ăn đạm bạc củ lang lùi (củ lang bỏ vào tro nóng của bếp để nướng), củ mỳ lùi, dế nướng,… hay cây mần quân (mần quân xâu trong cây) của bà ngoại mua về. Cũng nhớ về sự than trách, tiếc thương của bà ngoại về người con trai duy nhất, cậu Sáu giỏi văn võ, ngoại ngữ lại không đi làm phiên dịch mà đi lính rồi hy sinh mất.

Nhớ về câu chuyện người ta kể với tôi khi thăm mộ ông ngoại, họ nói ông là người “rất tội” (tức rất tốt), ông đã trả lại cho một người dân những gánh lúa đem nộp Hợp Tác Xã trong thời bao cấp, vì: “Mày đem về bớt đi, nộp ít thôi, mấy đứa con mày lấy gì ăn“. Cũng như câu chuyện việc ông trả lại tiền người ta đưa nhầm cho ông.

Nhớ lại tôi thấy thanh thản hơn vì cuộc sống đạm bạc nơi quê nhà. Về thái độ bình hòa, làm việc tận tâm chứ không cố chấp vào một suy nghĩ nào cực đoan. Thời gian rảnh ông kể cho tôi truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa, truyện cổ tích, và nhiều chuyện khác… giúp tôi hình thành khả năng suy nghĩ và đánh giá vấn đề, sự tưởng tượng và chút khả năng quan sát, không biết tốt đến đâu nhưng nói chung là cũng có thể biết quan sát. Tôi thấy nhẹ lòng hơn, nghĩ mình nên cố gắng giữ thái độ bình hòa hơn.

Những mẩu chuyện rời rạc

Rồi nhớ tới chuyện của một anh từng học Thiếu Lâm Tự kể rằng, đầu tiên vị thầy không dạy anh ta đấm đá gì cả mà bảo ngồi thiền, lấy một bức màn mỏng che lại, bảo quan sát cái bóng của mọi người xung quanh phản chiếu trên tấm màn rồi đoán tâm tư tình cảm, thái độ của họ. Như thế giúp giữ sự bình hòa, kiên nhẫn.

Đọc sách “Cafe cùng Tony” (cuốn sách rất nổi trong giới trẻ Việt Nam) nhớ về chuyện Học viện Quân sự West Point của Mỹ dạy khả năng quan sát, hỏi học viên về những chi tiết trong căn phòng kín và mọi người xung quanh họ. Nhưng có lẽ vì là học viện quân sự nên thấy nó làm hơi gay gắt quá.

Hình ảnh từ truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa hiện lên về 3 mẩu chuyện: Gia Cát Lượng ngồi bình thản gảy đàn trước mười vạn hùng binh của Tư Mã Ý. Chợt nhớ tới câu “Nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng“, hay hình ảnh Thạch Sanh ngồi đánh đàn tích tịch tình tang mà đẩy lui cả đại binh. Đúng là không có sự tu dưỡng thì không đạt đến thần thái ấy. Nhớ về nụ cười của Tào Tháo dẫu thua trận Xích Bích nhưng vẫn có thể lạc quan mà cười. Và về cái sự nhẫn của Tư Mã Ý, người điềm nhiên mặc chiếc áo choàng nữ do Gia Cát Lượng tặng ông để khích ông ra trận.

Một câu nói từ màn biểu diễn của David Copperfied “Knowing if you believe and want it enough, nothing is impossible” (Biết rằng bạn có đức tin và đủ lòng mong muốn, thì không việc gì là không thể). Dịch là “Đức tin” vì trong câu chuyện tuyết rơi của mình ông đã nói về việc cầu nguyện để thấy tuyết rơi, ước muốn ở đây là những ước muốn tốt và hợp lý chứ không phải là một ảo vọng tham lam (dựa trên câu chuyện David kể về ước mơ thấy tuyết rơi của mình).

Sự trùng hợp trong ký ức

Khi vào thành phố tôi lại tình cờ quen một ông lão và khá giống ông ngoại, đúng là sự đời có nhiều điều kỳ lạ. Nhưng khi xưa ló lẽ ông lão này và ông ngoại tôi đã không cùng chiến tuyến, dù ở bên nào thì vẫn là mất mát đau thương. Nhưng không phải là ông hiện lên vẻ đau khổ nào mà là một sự trầm tĩnh, tự tin và vui vẻ hoạt bát. Ông kể chuyện việc thời xưa ông đang học thì bị bắt đi lính, vì là người trung thực, có bằng cấp, giỏi ngoại ngữ nên lên làm Thiếu tá phụ trách quản lý nhân sự. Một chuyện tôi nhớ nhất đó là:

Khi ông cùng một tài xế xe vận tải chở hàng đi qua một hẻm núi, phía trước là một đoạn quành với cây cầu bắc ngang. Có vài xác xe vận tải ngã ở dốc núi gần cầu, đoán là phía trước có phục kích. Người lái xe sợ hãi cuối đầu xuống vô-lăng. Thì vị thiếu tá này nói một câu là: “Mày cuối đầu xuống, nó không bắn trúng đầu thì cũng trúng mông à”. Sau đó khi nghe ông nói, tài xế vững tay lái không lái nhanh mà tốc độ vừa phải, rồi ông cầm đại liên. Tới đoạn đó, ông bắn liên thanh lên các cành và ngọn cây chỗ phục kích khiến họ nghe tiếng súng liên thanh không dứt, sẽ không dám ló đầu lên, nên ông và vị tài xế qua được ải này. Thế mới nói, chưa chắc mấy xe tải kia rớt xuống hố vì bị bắn mà có thể chỉ vì sợ quá, nên lái nhanh.

Ông cũng kể cho tôi về chuyện sau này chính quyền của ông thua, trước mặt ông là hai con đường: xuất ngoại hay ở lại. Ông là một người có chí tu đạo và ăn chay trường, vì hoàn cảnh bắt buộc nên vào phục vụ quân đội. Vì vậy, ông có đến đền thờ Trần Hưng Đạo thắp nhang và nguyện là nhang cháy thì ở lại, nhang tàn thì đi. Nhang phực cháy.

Ông ở lại chịu 13 năm trong trại cải tạo. Cũng làm quản lý phân công nên có thể tận dùng thức ăn chăn nuôi thừa để ăn chay. Vẫn kiên nhẫn chịu khổ vì tin rằng đó là trả nghiệp và tiếp tục cuộc sống. Cho đến giờ tôi phải nói là ông rất thành đạt và giàu có vì ông là một người tu luyện.

Kết dòng suy nghĩ

Tôi quyết định kết dòng suy nghĩ này với hai hình ảnh vòng kim cô của Tôn Ngộ Không và cách vẽ một ngón tay.

Có lẽ chính những suy nghĩ quá tham vọng là vòng kim cô siết chặt làm cho ta đau khổ. Tôi cũng có đọc sách Chuyển Pháp Luân, về nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, nghĩ về thái độ có nhưng vô tâm, làm mà không mong cầu của những học viên Pháp Luân Công thấy thật ngưỡng mộ. Mình hãy làm hết sức và mọi sự cứ để tự nhiên. Chính những suy nghĩ này giúp tôi thoải mái hơn và tiếp tục công việc của mình với thái độ vui vẻ.

Vẽ một ngón tay có thể vẽ viền nét ngón tay hay vẽ vờn sáng tô xung quanh ngón tay thì vẫn ra ảnh ngón tay. Đôi khi quá tập trung vào một thứ mà quên đi những thứ xung quanh, quên đi ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Nghĩ về những điều đã qua, trân quý chúng và thử kết nối chúng lại với hiện tại và nhìn về tương lai để giúp chúng ta bình thản hơn trên đường đời, giữ được thiện tính tốt đẹp và vui vẻ.

Thanh Phong

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ