Tâm sự người trong cuộc: Nỗi lòng của những người con Hong Kong kiên quyết bảo vệ tự do

17/08/19, 08:21 Trung Quốc

Họ là những gương mặt tiêu biểu trong các cuộc biểu tình ở Hong Kong đang làm mưa làm gió trên các đầu báo vài tháng qua. Hầu hết là những thanh thiếu niên trên dưới 20 tuổi, những người con Hong Kong đã dành suốt mấy tháng hè rong ruổi trên những con đường đầy khí ga cay xòe nước mắt để bảo vệ quyền tự do của thành phố.

Tâm sự người trong cuộc: Nỗi lòng của những người con Hong Kong kiên quyết bảo vệ tự do
Một cô gái cầm một bông hoa và tấm áp phích cho thấy người biểu tình bị cảnh sát đánh bị thương khi họ tổ chức một cuộc biểu tình tại sân bay quốc tế Hồng Kông vào ngày 13/8. (Ảnh: AP Photo/Vincent Thian)

Gần đây, tờ Epoch Times đã trò chuyện với một số người biểu tình ở Hong Kong và hỏi thăm lý do tại sao họ vẫn tiếp tục biểu tình kể từ tháng 6.

Hầu hết những người được hỏi đều cho biết họ lo ngại rằng dự luật dẫn độ sẽ khiến Hong Kong mất quyền tự trị và lọt vào tay chính quyền Trung Quốc. Họ lo sợ dự luật này sẽ cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa bất kỳ ai từ Hong Kong sang đại lục xét xử theo hệ thống pháp luật không rõ ràng của Trung Quốc và làm xói mòn quyền tự do dân chủ của thành phố quê hương.

Tất cả đều dùng bí danh để tránh sự trả thù từ phía cảnh sát, những người đã đụng độ và bắt giữ hơn 700 người kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu.

Tâm sự người trong cuộc: Nỗi lòng của những người con Hong Kong kiên quyết bảo vệ tự do - ảnh 2
“Hãy để Hong Kong là Hong Kong”. (Ảnh: SCMP)

Đừng chỉ là những người “lợi dụng tự do”

Hong Kong từng là thuộc địa cũ của Anh và được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Hầu hết những người biểu tình trẻ tuổi đều không biết cuộc sống trước thời Trung Quốc cai trị như thế nào. Vì lúc Anh bàn giao Hong Kong, họ mới được sinh ra hoặc còn rất nhỏ.

Nhưng họ sợ rằng thành phố của họ rồi sẽ trở nên không thể phân biệt với Trung Quốc đại lục được nữa. Nơi có một chính quyền độc tài đang cai trị và các quyền tự do cơ bản của con người bị cấm đoán.

Ah Ming, một sinh viên đại học 24 tuổi chia sẻ: “Từ ngày 4/6/1989 trở đi, ngoài cuộc đàn áp tại Quảng trường Thiên An Môn, chính quyền Trung Quốc luôn sử dụng các biện pháp tăng trưởng kinh tế để xoa dịu người dân, để họ dần quên đi các quyền tự do dân chủ và ngừng tập trung vào [những vi phạm nhân quyền của] chính phủ”.

Anh lo sợ rằng trong tương lai, Hong Kong cũng sẽ không còn quyền tự do ngôn luận nữa.

Tâm sự người trong cuộc: Nỗi lòng của những người con Hong Kong kiên quyết bảo vệ tự do - ảnh 3
Cuộc đàn áp sinh viên đòi quyền dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 4/6/1989. (Ảnh: Twitter)

Khi đề cập đến việc chính quyền Trung Quốc thường hay dùng các mánh khóe để trả đũa những người bất đồng chính kiến, anh nói: “Ở Trung Quốc nếu nói gì sai, tôi có thể bị cấm đi du lịch hoặc đi tàu hỏa. Chúng tôi không muốn Hong Kong trở thành một nơi không có tự do và nhân quyền như vậy”.

Ah Ming cũng nói anh rất thất vọng với cách hành xử của chính quyền Hong Kong vì đã không đáp ứng yêu cầu của người biểu tình. Đó là rút lại dự luật dẫn độ và thực hiện một cuộc điều tra độc lập về việc cảnh sát sử dụng bạo lực với người biểu tình. Anh gọi họ là “chính phủ bù nhìn” của Bắc Kinh.

Anh kêu gọi người dân Hong Kong hãy hành động để bảo vệ các quyền cơ bản của thành phố. “Tất cả các quyền tự do mà bạn đang được hưởng, bạn có từng nghĩ chúng đến từ đâu không? Nếu bạn không sẵn sàng bảo vệ những gì bạn đang có, thì bạn đừng nói mình là người Hong Kong, bạn chỉ là một kẻ lợi dụng tự do mà thôi”.

Không ngại đương đầu với nguy hiểm

Tâm sự người trong cuộc: Nỗi lòng của những người con Hong Kong kiên quyết bảo vệ tự do - ảnh 4
Cảnh sát Hong Kong phạm lỗi nghiêm trọng khi chĩa súng vào mặt người biểu tình. (Ảnh: Facebook)

Chấn thương là chuyện cơm bữa đối với người biểu tình khi đối mặt với cảnh sát, những người đã dùng hơi cay, dùi cui, đạn cao su, túi đậu và các biện pháp bạo lực để giải tán đám đông.

Hồi tưởng lại lần đầu tiên bị cảnh sát dùng khí gas tấn công, Ah Lok nói: “Mỗi lần thở bạn sẽ đều cảm thấy tệ hơn, nhưng bạn không thể ngưng thở, mà cũng không có oxy để thở. Mắt của bạn cũng không thể nhìn thấy gì cả”.

Chàng trai 22 tuổi này cho biết anh đã tham gia cuộc biểu tình vào ngày 16/6 cùng với khoảng 2 triệu người Hong Kong. Sau cuộc biểu tình, mặc dù bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong đã đình chỉ dự luật dẫn độ nhưng vẫn từ chối rút lại toàn bộ dự luật.

Một người biểu tình khác là Ah Man, kỹ sư 27 tuổi cho biết: “Sau khi bị trúng hơi cay, tôi bị tiêu chảy cả tuần, bụng tôi như thể bị nhiễm virus vậy”.

Ah Man tin rằng việc cảnh sát sử dụng vũ lực như bắn hơi cay vào người biểu tình ở cự ly gần và bên trong một ga tàu điện ngầm đã thúc đẩy biểu tình leo thang và căng thẳng hơn. Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc cũng cho biết cảnh sát Hong Kong đã triển khai thiết bị kiểm soát đám đông để đối phó với người biểu tình theo cách bị cấm trong các quy định và tiêu chuẩn quốc tế.

Tâm sự người trong cuộc: Nỗi lòng của những người con Hong Kong kiên quyết bảo vệ tự do - ảnh 5
Cảnh sát Hong Kong bắn đạn hơi cay, đạn cao su vào người biểu tình. (Ảnh: Reddit)

Ah Yan, 16 tuổi, thì nhớ rõ một sự việc trong cuộc đụng độ với cảnh sát vào ngày 11/8. Trong lúc hỗn loạn, một thiếu niên đã ngã xuống trước mặt cô. Cô cảm thấy bất lực khi thấy khuôn mặt cậu đầy máu.

Cô nói về các hành động giải tán của cảnh sát: “Giống như thể hơi cay chỉ là một loại thuốc trừ sâu mà bạn có thể thấy ở bất cứ nơi đâu trên đường phố. Mỗi khi trở về nhà an toàn, tôi đều cảm thấy may mắn như thể mình vừa trúng xổ số vậy”.

Kiên quyết không bỏ cuộc

Mặc dù thân thể mệt mỏi và những mối nguy hiểm đang gia tăng, nhưng những người biểu tình trẻ tuổi cho biết họ vẫn quyết tâm chiến đấu đến cùng.

Tâm sự người trong cuộc: Nỗi lòng của những người con Hong Kong kiên quyết bảo vệ tự do - ảnh 6
Một cô gái Hong Kong bị cảnh sát đánh đến hộc máu, nhưng cô vẫn kiên cường không hề khuất phục. Bức ảnh này có lẽ đã nổi tiếng khắp thế giới. (Ảnh : Stand News Hong Kong)

“Nếu tôi nói không sợ tức là nói dối, nhưng nếu chúng tôi từ bỏ, thì chúng tôi sẽ bỏ rơi Hong Kong”, Ah Yan nói. Cô cho biết cô đến tham gia các cuộc biểu tình là vì lương tâm thúc đẩy. Vài nguy hiểm về thể xác chẳng là gì so với cảm giác bị chính quyền Hong Kong bôi xấu.

“Cũng không có gì là to tát nếu chúng tôi bị đánh hay bị bắn hơi cay, chúng tôi không ngại chuyện đó. Chúng tôi đã chuẩn bị  sẵn sàng cho điều đó rồi”, cô nói thêm.

Thay vào đó, điều đau đớn nhất đối với cô gái 16 tuổi này là “cảnh sát cáo buộc chúng tôi là những ‘kẻ bạo loạn’. Họ nghĩ rằng chúng tôi đã phá hoại xã hội mà không nhận ra chính chúng tôi mới là những người đang bảo vệ sự tự do cho họ”, cô nói khi những giọt nước mắt tuôn dài trên má.

Ah Yeen, 18 tuổi, cũng cho biết chính phủ đã gán cho những người biểu tình xú danh là “bạo lực” và “cực đoan”. Đây là điều hoàn toàn vô căn cứ, vì hầu hết sự can thiệp của cảnh sát mới là nguyên nhân khiến tình hình căng thẳng leo thang.

“Trong các cuộc diễu hành của người cao tuổi hay những người biểu tình ở sân bay, chúng tôi đều không thấy cảnh sát ra mặt. Vì thế ở đó rất yên bình”, Ah Yeen nói.

Ah Man từng tham gia vào các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 2014. Anh nói chính những bất công đó đã khiến anh phải xuống đường một lần nữa. “Sẽ chẳng có tác dụng gì nếu ta chỉ biết cúi đầu ngồi đó mà không làm gì”, anh nói.

Tâm sự người trong cuộc: Nỗi lòng của những người con Hong Kong kiên quyết bảo vệ tự do - ảnh 7
“Cảnh sát Hong Kong đang giết chúng tôi”. (Ảnh: BBC)

Trong một cuộc biểu tình ở phía bắc quận Hoàng Đại Tiên, Ah Man thấy một cậu bé 13 tuổi đeo khẩu trang y tế che nửa khuôn mặt đang đứng trước rào chắn người biểu tình của cảnh sát. Anh liền tháo mặt nạ phòng độc ra, đưa cho cậu và bảo cậu hãy tránh xa khu vực đằng trước. Anh nói tất cả những người biểu tình đều đang cố gắng hết sức để bảo vệ quyền dân chủ của thành phố.

“Chúng tôi không thể lùi bước. Nếu chúng tôi không hành động thì sẽ chẳng ai đứng lên nữa. Nếu chúng tôi không đứng lên thì tương lai sau này chúng tôi sẽ không thể làm gì được nữa. Chúng tôi phải làm tất cả những gì có thể”, Ah Man kiên định nói.

Thiện Thành (Theo The Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng