Tâm điểm Khoa học: Mặt trời “khủng” cỡ nào
Mặt trời là thiên thể to lớn nhất và có khối lượng “khủng” nhất trong Thái Dương hệ, nhưng chỉ là một ngôi sao kích cỡ trung bình trong hàng trăm tỉ ngôi sao thuộc dải Ngân hà của chúng ta.
Mặt trời gần như là một khối cầu hoàn hảo. Đường kính xích đạo và đường kính ở cực của nó chỉ chênh nhau 10km. Bán kính trung bình của Mặt trời là 696.000km, trong khi bán kính trung bình của Trái đất chỉ đạt 6.376km. Điều này đồng nghĩa, chúng ta có thể xếp 109 Trái đất nằm vắt ngang qua bề mặt Mặt trời.
Tổng khối lượng của Mặt trời đạt 1,989 x 1030 kg, gấp khoảng 333.000 lần khối lượng của Trái đất. Xét về kích cỡ, nếu Mặt trời tương đương một quả bóng rổ thì Trái đất lúc ấy sẽ chỉ bé bằng một đầu que diêm. Theo các chuyên gia, với tổng thể tích của Mặt trời là 1,4x1027m3, chúng ta có thể xếp vừa vặn hơn 1 triệu Trái đất vào bên trong ngôi sao này. Nằm cách Trái đất 149.600km, Mặt trời cấu thành từ plasma nóng chảy đan xen với các trường điện từ, với nhiệt độ bề mặt lên tới 5.505°C. Mặc dù nằm ở trung tâm và là thiên thể lớn nhất bên trong Thái Dương hệ, nhưng Mặt trời chỉ là một ngôi sao kích cỡ trung bình trong hàng trăm tỉ ngôi sao thuộc dải Ngân hà. Chẳng hạn như, Betelgeuse, một ngôi sao đỏ khổng lồ, có kích thước lớn gấp 700 lần và cũng sáng chói hơn 14.000 lần so với Mặt trời. Mặt trời được phân loại là sao lùn loại G, hay chính xác hơn là sao lùn vàng. Trong thực tế, Mặt trời, cũng giống như các ngôi sao loại G khác, màu trắng nhưng trông như màu vàng qua bầu khí quyển của Trái đất. Các ngôi sao thường trở nên to lớn hơn khi chúng già đi. Các nhà khoa học dự đoán, trong khoảng 5 tỉ năm nữa, Mặt trời sẽ bắt đầu sử dụng hết khí hyđro ở trung tâm của nó và sẽ phình nở thành một ngôi sao đỏ khổng lồ. Mọi thông tin mời bạn đọc xem thêm Theo Khám phá |
Theo Người Tiêu Dùng