“Tam cương” và nỗi oan của Nho giáo

18/03/19, 09:51 Đọc & Suy ngẫm

Những người phản đối Nho giáo thường giải thích rằng “Tam cương” chủ trương người làm Vua, làm cha và làm chồng có quyền hành tuyệt đối với bầy tôi, con hay vợ. Tuy nhiên, trong các sách của Khổng Tử, Mạnh Tử không chỗ nào nói đến tam cương cả. Liệu tam cương có phải của Nho giáo?

Tam cương và nỗi oan nho giáo
Tam cương gồm có quân thần (Vua và các quan), phụ tử (cha và con), phu phụ (chồng và vợ). (Ảnh: pinterest)

Trong Nho giáo người ta nói rằng có “tam cương”, “ngũ thường”, mà “tam cương” chính là những tiêu chuẩn bị lên án mạnh mẽ nhất, bị những người phản đối Nho giáo cho là các giáo điều “chết người”. Nhưng sự thực có phải là như vậy?

Tam cương không phải của Nho giáo

Trong tiếng Hán, Cương (綱) theo nghĩa đen, là sợi dây chính, tức sợi dọc, trong tấm vải hay tấm lưới. Tam cương tức là ba giềng mối chính trong xã hội thời xưa. Tam cương gồm có quân thần (Vua và các quan), phụ tử (cha và con), phu phụ (chồng và vợ). Theo Tam tự kinh thì mối quan hệ vua tôi cốt ở cái nghĩa; mối quan hệ cha con cốt ở cái tình; mối quan hệ vợ chồng cốt ở sự đồng thuận.

Những người phản đối Nho giáo thường giải thích rằng “Tam cương” chủ trương người làm Vua, làm cha và làm chồng có quyền hành tuyệt đối với bầy tôi, con hay vợ. Nhưng điều mà họ không hề nói tới đó là, trong các sách của Khổng Tử, Mạnh Tử không chỗ nào nói đến tam cương cả. Lật khắp Tứ thư Ngũ kinh không hề có khái niệm tam cương. Người đề xuất “Tam cương” rõ ràng là Hàn Phi Tử của Pháp gia, vốn đề cao Pháp trị và tin rằng “nhân chi sơ tính bản ác” (bản tính con người là ác), hoàn toàn khác với Nho giáo vốn đề cao Đức trị của Khổng Tử. Sau này người ta lại trộn lẫn Pháp gia vào Nho giáo, khiến tam cương trở thành một bộ phận của Nho giáo, nhưng những học giả chân chính qua Tứ thư Ngũ kinh vẫn còn có thể phân biệt rõ ràng. Việc gán ghép những thứ cực đoan của “Tam cương” cho Nho giáo chính là phương thức phá hoại “Râu ông nọ cắm cằm bà kia” điển hình nhất trong thời Đại cách mạng văn hóa Trung Quốc.

Cũng từ việc gán tam cương cho Nho giáo, những người phản đối Nho giáo đã lấy dẫn chứng những ví dụ rất thảm khốc về việc vua giết bề tôi hay phụ nữ tự sát để giữ tròn trinh tiết trong lịch sử. Có những người chưa từng đọc Tứ thư Ngũ kinh, nhưng khi nghe những lời bình luận đó cũng cảm thấy Nho gia thật là “lạc hậu”, thật là “giáo điều”.

Vậy thì chúng ta hãy thử tìm hiểu tiếp về hai câu nói mà người ta vẫn thường bừa bãi gán cho Nho giáo là:“Vua khiến bầy tôi chết, không chết không trung; Cha khiến con chết, con không chết không hiếu; Chồng nói vợ phải theo”.

Có thật là “vua khiến bầy tôi chết, không chết không trung”, “cha khiến con chết, con không chết không hiếu”?

“Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung; Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”, những học giả phản đối Nho gia thường xuyên lấy câu nói trên làm luận cứ cho giáo điều “chết người”. Tuy nhiên tìm trong Tứ thư Ngũ kinh, thậm chí là nhiều học thuyết lớn của Nho giáo sau này cũng không thấy luận điểm ấy.

Thực ra, câu này chính là của Thái tử Phù Tô nói khi nhận lệnh vua cha là Tần Thủy Hoàng bắt phải chết do Lý Tư ngụy tạo di chiếu. Tướng Mông Điềm đề nghị đem quân về kinh đô xem có thực là di chiếu của Tần Thủy Hoàng nhưng Thái tử Phù Tô cản lại bằng câu nói: “Quân sử thần tử ,thần bất tử bất trung; Phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Chữ “sử” sau này bị người ta nhầm thành chữ “xử”, bản thân chữ “sử”có nghĩa là sai khiến. Nội điều đó đã cho thấy người phản đối Nho giáo không hề truy xét rõ ràng.

Sau này câu nói trên được sử dụng rất nhiều trong các hình thức kinh kịch thời Minh Thanh của Trung Quốc. Trong Tây du ký của Ngô Thừa Ân, hồi 78, Trư Bát Giới chính là đã từng nói câu này. Nhưng thực sự nguồn gốc của nó không phải là từ Nho giáo, bởi vì nhà Tần chủ trương Pháp gia chứ không phải Nho giáo.

Vua Ai công nước Lỗ hỏi Khổng Tử rằng: “Con theo mệnh cha có phải là hiếu không? Tôi theo mệnh vua có phải là trung không?”. Hỏi ba lần mà Khổng Tử không trả lời. Lúc Khổng Tử ra ngoài, Khổng Tử đem chuyện ấy nói với Tử Cống và hỏi ý Tử Cống thế nào. Tử Cống thưa: “Con theo mệnh cha là hiếu, tôi theo mệnh vua là trung, còn ngờ gì nữa?”

Khổng Tử nói: “Ngươi không biết gì. Đời xưa đấng minh quân làm vua nước vạn thặng có tránh thần bảy người thì vua không làm điều lỗi; làm vua nước thiên thặng có tránh thần năm người, thì xã tắc không nguy; làm chủ một nhà, có tránh thần ba người thì lộc vị không suy. Cha có tránh tử, thì không hãm vào điều vô lễ; kẻ sĩ có tránh hữu, thì không làm điều bất nghĩa. Cho nên con theo mệnh cha há đã là hiếu, tôi theo mệnh vua há đã là trung. Chỉ có biết xét cái đáng theo mà theo, mới gọi là hiếu, là trung vậy” (Khổng Tử gia ngữ: Tam thứ, IX).

Học giả Trần Trọng Kim bình rằng: “Xem thế làm điều hiếu, không phải cha làm thế nào cũng phải theo. Có khi cha làm điều gì trái lẽ, thì phải hết sức can ngăn, để cho cha khỏi bị những điều lầm lỗi. Nhưng chỉ cốt phải theo lễ mà can ngăn. Hiếu có hợp lễ mới thật là hiếu.”

Nho giáo chỉ trung với ông vua có đủ tư cách, đáng cho mình thờ; nếu không thì có thể bỏ mà thờ ông vua khác, như Khổng Tử đã bỏ vua nước Lỗ. Nghĩa quân thần trong Nho giáo có định phận rõ ràng: Vua Định công nước Lỗ hỏi Khổng Tử rằng: “Vua khiến bề tôi, bề tôi thờ vua, phải thế nào?” Khổng Tử đáp rằng: “Vua lấy lễ mà đãi bề tôi, bề tôi lấy trung mà thờ vua”.

Mối quan hệ vua tôi cốt ở cái nghĩa; mối quan hệ cha con cốt ở cái tình, ấy mới là quan điểm của Nho giáo.

videoPlayerId=d035d080a

Ad will display in 09 seconds

Có thật là chồng nói, vợ “phải” theo?

Nguyên câu “Chồng nói vợ phải theo” là “Phu xướng phụ tùy”, nguyên gốc tiếng Hán là “夫唱婦随”. Trong đó, chữ “xướng” (唱) có nghĩa là ca hát hoặc đề ra, còn chữ “tùy”(随) có nghĩa là thuận theo. Ấy vậy mà những người phản đối mặc nhiên thêm một chữ “phải” vào, làm câu nói này hoàn toàn mất đi nghĩa nguyên gốc của nó. Đây cũng không phải là một khái niệm trong Tứ thư Ngũ kinh. Tuy nhiên nếu phải bàn tới, thì “Phu xướng phụ tùy” hoàn toàn có thể mang ý nghĩa tích cực, chính là để chỉ một cảnh giới trong hôn nhân. Nó có hàm ý rằng mối quan hệ vợ chồng cốt ở sự đồng thuận. Trong đó, hợp với lẽ âm dương mà bàn thì người chồng đóng vai trò “xướng”.

Sau khi dẫn chứng câu “Phu xướng phụ tùy” xong, những người phản đối Nho giáo tiếp tục dẫn chứng những câu có lực phá hoại mạnh hơn như “chồng Chúa vợ tôi”, điều này lại càng không hề có trong kinh điển Nho học. Rồi tiến tới, người ta còn đưa ra chuyện phụ nữ ở góa, hay thậm chí tự sát vì giữ tròn trinh tiết rất thảm khốc. Những ví dụ này thực chất chẳng hề liên can gì tới Khổng Tử. Trong “Lễ ký” có ghi con dâu và cháu dâu của Khổng Tử đều tái giá. Nhưng xuyên suốt bối cảnh chung phê phán Khổng Tử, người ta bắt đầu đổ những thảm kịch lên đầu Nho giáo.

Một lần nữa, chúng ta lại thấy một hình thức phá hoại Nho gia khác chính là “Phóng đại phía phụ diện của đạo lý”. Thật ra, người ta không chỉ hiểu sai ý nghĩa của “đạo phu thê” thành một cương trong “tam cương”, mà còn hiểu sai ý nghĩa của quan hệ hôn nhân thành “tam tòng”

Quan niệm về mối quan hệ xã hội trong Nho học

Trong Luận Ngữ, thiên 12 (Nhan Uyên), câu thứ 11, Tề Cảnh Công hỏi Khổng Tử về chính trị Khổng Tử đáp: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”. Trong mỗi cặp trên, chữ thứ nhất là danh từ, chữ thứ hai là động từ: Vua làm đúng việc ông vua; tôi làm đúng việc bầy tôi; cha làm đúng việc của cha; con làm đúng việc của con. Nghĩa là Vua, tôi, cha, con đều phải làm cho trọn đạo.

Mạnh Tử nói: “Phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín, thử nhân chi đại luân dã. Dã tựu thị ngũ luân”. Chính là cha con có tình thân, vua tôi có cái nghĩa, vợ chồng có sự khác biệt, huynh trưởng và trẻ nhỏ có trật tự trên dưới, bạn bè thành thật tin tưởng, đây cũng chính luân thường đạo lý.

“Phu thê hữu biệt” ở đây không hề nói người chồng có quyền tuyệt đối trên người vợ. Trong gia đình, thuận lẽ âm dương, người nam phải nuôi sống gia đình, bảo hộ thê tử con cái của mình; người nữ cần nhu hòa, sinh thành và giáo dưỡng con trẻ; ai làm tốt phận người ấy. Nếu ai cũng muốn là người quyết định, ai cũng đòi phần thắng thì gia đình tự nhiên sẽ bất hòa.

Vậy nên “Phu thê hữu biệt” chính là một thỏa thuận ngầm giữa hai vợ chồng trong công việc gia đình. Nếu thực sự có mâu thuẫn, thì người phụ nữ có thể dùng cái nhu của mình để đối đãi, có thể lấy nhu mà nhẫn chịu, cũng có thể lấy nhu mà thắng cương, nhưng nhất quyết vẫn nên là người phụ nữ. Người phụ nữ có đức lớn, là bởi vì người phụ nữ có sức mạnh bên trong sự nhu thuận, có trí tuệ bên trong sự khiêm nhường.

Do vậy, Nho giáo cũng bàn đến rất nhiều mối quan hệ xã hội, chứ không chỉ là quân thần, phụ tử, phu phụ như người ta vẫn tưởng. Quan niệm chân chính của Nho giáo cũng không hề cực đoan như nhiều người vẫn nghĩ. Nói cách khác, Nho giáo cũng có tam cương, nhưng không phải cái gọi là “Tam cương” mà người ta gán ghép.

Tựu chung lại, chúng ta có thể bình rằng: Không đề xuất “Tam cương”, nhưng lại nhận mọi loại sỉ nhục vì “Tam cương”, chỉ vậy thôi đã đủ thấy nỗi oan của Nho giáo lớn nhường nào.

Theo Tri Thức VN

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La