Tại sao vẫn còn nhiều người nghi ngờ thuyết biến đổi khí hậu?

13/10/20, 11:41 Góc Nhìn

Vấn đề biến đổi khí hậu và nguyên nhân tạo ra nó vẫn luôn gây tranh cãi ở mức độ nào đó (khó xác định quy mô), đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu hơn là các quốc gia châu Á hay Phi. Xung quanh vấn đề này thậm chí đã xung đột ở tầm nguyên thủ quốc gia và giữa những nhà khoa học cao cấp nhất về khí hậu. Do đó, bài viết này không hướng tới việc đi tìm câu trả lời cuối cùng, mà chỉ là chỉ ra những lý lẽ giữa hai bên và động cơ chính trị [có thể có] đối với những người thuộc cả hai trường phái.

Tại sao vẫn còn nhiều người nghi ngờ thuyết biến đổi khí hậu?

Bản chất của việc nghi ngờ sự biến đổi khí hậu có thể giải thích đơn giản là nghi ngờ về mức độ ảnh hưởng của việc phát thải khí CO2 tới sự ấm lên toàn cầu và ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống con người, đồng thời hoài nghi về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

Nguyên nhân thứ nhất dẫn đến sự nghi ngờ có lẽ ngay ở chỗ bản chất phức tạp của vấn đề. Nghiên cứu về khí hậu liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như thiên văn học, khí tượng học, sinh thái học, quang hóa học, quang phổ học, hải dương học v.v., đồng thời hệ thống khí hậu lại bao hàm rất nhiều những hệ thống nhỏ hơn có tác dụng tương hỗ chặt chẽ với nhau như khí quyển, hệ thống hải dương, hệ sinh vật, hệ thống tầng nham thạch v.v., trong đó có rất nhiều quá trình vật lý, hóa học, sinh vật vẫn đang là những lĩnh vực mà con người hiện nay còn chưa hiểu được rõ. Một số người cho rằng các yếu tố khác ngoài CO2 chỉ có thể tác động đến mức không đáng kể, nhưng họ không giải thích được nguyên nhân dẫn đến ‘kỷ băng hà’.

Nguyên nhân thứ hai là về sự không chắc chắn của mô hình tính toán hiện nay. Một trong những cơ sở luận quan trọng nhất chứng minh cho sự biến đổi khí hậu là mô hình khí hậu máy tính. Tuy nhiên, do nguyên nhân thứ nhất đã nói ở trên, lượng tham số đưa vào tính toán là không thể mô phỏng chính xác thực tế, thậm chí có kết luận rằng kết quả đưa ra rất xa so với thực tế. Ví như theo Hans Von Storch nhà khoa học khí hậu người Đức, giáo sư của đại học Hamburg cho biết theo các mô hình tính toán trong giai đoạn 2003-2013, nhiệt độ tăng khoảng 0,25 độ C (0,45 độ F). Tuy nhiên trên thực tế nhiệt độ chỉ tăng lên 0,06°C (0,11 độ F) trong 15 năm qua. [1]

Nguyên nhân thứ ba là do các phát hiện mới mâu thuẫn với thuyết biến đổi khí hậu. Một trong những nguyên nhân gây ra sự nghi ngờ thuộc loại này có thể kể đến là dữ liệu nhiệt độ lịch sử của Bắc Mỹ trong 150 năm trên tạp chí “Khoa học” dựa trên nghiên cứu về lõi băng của David Deming, giáo sư về Khoa học Trái Đất của Đại học Oklahoma. Nghiên cứu này cho thấy một giai đoạn khí hậu được gọi là thời kỳ ấm Trung cổ (khoảng 950–1250)  là một giai đoạn khí hậu ấm lên ở vùng Bắc Đại Tây Dương cho thấy khả năng về một nguyên nhân không xác định ảnh hưởng đến khí hậu một cách mạnh mẽ, khác CO2. Nghiên cứu này sau đó đã bị đưa vào vòng “tranh cãi” về tính vững chắc. 

Hay như Tiến sĩ Richard Lindzen của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ cũng có luận văn về ảnh hưởng của các đám mây trên cao ở vùng nhiệt đới, chứng minh cho khả năng tự điều tiết của môi trường chỉ ra rằng ảnh hưởng của chất lượng không khí đến nhiệt độ rất nhỏ. Lý luận này hiện tại vẫn trong quá trình tranh luận bảo vệ. Ngoài ra, hiện tượng ấm lên của sao Hỏa tạo ra nghi vấn về ảnh hưởng của Mặt Trời. [2]

Nguyên nhân thứ tư là có dấu hiệu về động cơ chính trị ẩn sau (cả hai trường phái). Không khó để nhận thấy rằng các doanh nghiệp dầu hỏa, khí đốt, giao thông sẽ không thích việc chịu mức thuế môi trường quá cao. Các quốc gia phát triển bị buộc phải trả tiền cho các nước kém phát triển hơn để được xả thải CO2 nhiều hơn. Do đó, rất nhiều những nhà khoa học lên tiếng đặt nghi vấn về thuyết biến đổi khí hậu bị chỉ trích là bồi bút của các đối tượng này, bất kể là có bằng chứng hay không. Ví dụ như Giáo sư David Bellamy chẳng hạn. 

Nhà xã hội học môi trường Đại học Drexel Robert Brulle phân tích các tài trợ của 91 tổ chức phản đối giới hạn phát thải khí carbon, mà ông gọi là “phản phong trào biến đổi khí hậu.” Theo đó, giai đoạn 2003 – 2013, các quỹ khuyến khích tài trợ Donors Trust và Donors Capital Fund chịu trách nhiệm cho khoảng 1 phần 4 tổng số vốn tài trợ, và American Enterprise Institute là người nhận lớn nhất, 16% trong tổng số tài trợ. Các quỹ này bị gán nhãn là có tính bảo thủ. Những người theo trường phái bảo thủ, ủng hộ Đảng Cộng Hòa dường như có xu hướng này.

Ở chiều ngược lại, người ta cũng có thể nhận thấy rằng việc ủng hộ thuyết biến đổi khí hậu có lợi cho các quốc gia đang và kém phát triển, đặc biệt là các quốc gia có nền chính trị yếu kém. Hơn nữa, việc hạn chế các ngành công nghiệp lâu đời của các quốc gia tư bản khiến các nước này bị suy yếu và các doanh nghiệp phải chuyển dịch các chuỗi sản xuất ra nước ngoài để tìm kiếm môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, ít ràng buộc về pháp lý hơn. Điều này đã tạo đà cho sự trỗi dậy của Trung Quốc và thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa, vốn gần gũi với chủ trương của phái tự do hay Đảng Dân Chủ (hoặc Cộng Sản). Lịch sử phát triển của chủ nghĩa bảo vệ môi trường cũng gắn liền với chủ nghĩa cộng sản, có mối quan hệ rất sâu sắc.

Ngoài ra, thuyết biến đổi khí hậu còn có lợi cho các tập đoàn năng lượng mới. Trong khi chưa có đánh giá tác động cụ thể về ảnh hưởng môi trường của việc sản xuất các thiết bị năng lượng xanh như pin mặt trời, cánh quạt gió, tuabin v.v.., việc phát triển ồ ạt các loại hình năng lượng mới này chưa chắc đã là giải pháp tốt cho môi trường và tương lai. Sản phẩm phụ silic tetraclorua trong quá trình sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời đã được chứng minh là một loại chất cực độc, sẽ gây ra tác hại rất lớn đối với môi trường. Đồng thời trong quá trình chế tạo pin năng lượng mặt trời sẽ tiêu hao lượng lớn năng lượng truyền thống, bao gồm cả than đá và dầu mỏ, cũng tạo ra ô nhiễm lớn.

Nguyên nhân thứ năm là mâu thuẫn về tín ngưỡng. Rất nhiều những người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường là những người vô thần. Họ cho rằng con người cũng như động vật, là một dạng tồn tại đặc thù của vật chất không có gì khác. Do đó, tự nhiên và con người là có sự bình đẳng. Mặt khác, những người có đức tin cho rằng con người là anh linh của vạn vật, là tạo vật của Thần, trong khi đó tự nhiên là do Thần tạo ra vì xây dựng hoàn cảnh sống cho con người. Do đó, họ cho rằng con người có thể khai thác tự nhiên vì sự sinh tồn của mình.

Từ Thức

  1. http://www.spiegel.de/international/world/interview-hans-von-storch-on-problems-with-climate-change-models-a-906721.html.
  2. https://www.scientificamerican.com/article/7-answers-to-climate-contrarian-nonsense/

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi