Nhà môi trường học xin lỗi vì sự nhầm lẫn trong cảnh báo biến đổi khí hậu 30 năm qua
Tác giả nổi tiếng, nhà môi trường học và nhà hoạt động khí hậu Michael Shellenberger đã chính thức xin lỗi công chúng vì “nỗi sợ hãi từ biến đổi khí hậu”, mà các nhà cảnh báo biến đổi khí hậu đã tác động lên công chúng trong suốt 30 năm qua, Epoch Time đưa tin.
Nhà hoạt động về môi trường với 30 kinh nghiệm, đồng thời cũng là nhà hoạt động khí hậu trong 20 năm qua. Shellenberger trước đây đã được mời cung cấp thông tin về các vấn đề khí hậu cho Quốc hội, và cho biết ông đã từng là một chuyên gia đánh giá báo cáo biến đổi khí hậu (IPCC) từ Hội đồng quốc tế. Tuy nhiên, bây giờ ông lại tuyên bố, ông cảm thấy phải có nghĩa vụ xin lỗi “về việc các nhà môi trường của chúng ta đã lừa dối công chúng như thế nào”.
Ngày 28/6, Shellenberger đã đưa ra lời xin lỗi trên trang Forbes, mặc dù bài báo đã được gỡ xuống sau đó. Trong một tuyên bố gửi bằng Email cho Epoch Times, công ty này đã viết rằng, “Forbes yêu cầu những người đóng góp phải tuân thủ các nguyên tắc biên tập nghiêm ngặt. Câu chuyện này đã không tuân theo những hướng dẫn đó, và đã được gỡ bỏ”.
Tuy nhiên, lời xin lỗi của Shellenberger sau đó đã được tạp chí trực tuyến Quillette xuất bản vào ngày 30/6, và cho biết nó nhằm mục đích cung cấp một nền tảng cho “sự tự do trao đổi ý tưởng”.
“Tôi có tội liên quan đến các cảnh báo biến đổi khí hậu như bất kỳ nhà môi trường nào khác. Trong nhiều năm, tôi đã gọi biến đổi khí hậu là một mối đe dọa hiện hữu đối với nền văn minh nhân loại, và gọi đó là một cuộc khủng hoảng”, Shellenberger viết trong bài viết của mình. Tuy nhiên, ông cũng cho biết biến đổi khí hậu “không phải là vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất của chúng ta”.
Điều gì đang thực sự xảy ra với khí hậu của chúng ta?
Theo Shellenberger, “biến đổi khí hậu đang diễn ra. Nó không chỉ là kết thúc của thế giới”. Tuy nhiên, đối với vấn đề đó, hoạt động của con người không gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt, và biến đổi khí hậu cũng không làm cho thảm họa thiên nhiên trở nên tồi tệ hơn, ông nói.
Shellenberger tuyên bố rằng, trái với các khẳng định của chiến dịch đánh lạc hướng về biến đổi khí hậu, các vụ cháy rừng đã giảm dần trên toàn thế giới trong 17 năm qua, và nguyên nhân thực sự của các vụ cháy rừng ở California và Úc, là do nhiên liệu gỗ tích tụ trong rừng. Ông nói rằng cũng giống như ở Hoa Kỳ, lượng khí thải carbon đang giảm ở hầu hết các quốc gia giàu có. Pháp, Đức và Anh đã chứng kiến lượng khí thải của họ giảm kể từ những năm 1970.
Hơn nữa, yếu tố quan trọng nhất cho sự sống còn của con người trên Trái đất, sản xuất đủ lương thực để nuôi sống con người khi dân số tiếp tục tăng trưởng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi nhiệt độ tăng chậm. Mối đe dọa lớn nhất đối với nhiều loài động vật trên Trái đất là mất môi trường sống và săn bắn, ông cho hay.
Shellenberger cho rằng, những khẳng định này đến từ các nghiên cứu khoa học giỏi nhất hiện nay, bao gồm các nghiên cứu được Tổ chức Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) và IPCC, cùng với những nghiên cứu khác.
Tác giả nói rằng, ông buộc phải viết một cuốn sách vì ông cảm thấy cảnh báo về biến đổi khí hậu đã lệch đi quá xa. Ông trích dẫn tuyên bố của nữ nghị sĩ Alexandria Ocasio-Cortez của thành phố New York. “Thế giới sẽ kết thúc sau 12 năm nữa nếu chúng ta ủng hộ biến đổi khí hậu”, và tuyên bố từ nhóm Extinction Rebellion của Anh rằng, “Biến đổi khí hậu đang giết chết trẻ em” để làm nguồn cảm hứng cho cuốn sách.
Cuốn sách “Apocalypse Never: Why Environmental Alarmism Hurts Us All” của Shellenberger đưa ra những khẳng định như, các nhà máy và phương pháp canh tác hiện đại là chìa khóa cho sự tiến bộ của môi trường và con người, năng lượng tái tạo 100% “sẽ yêu cầu tăng diện tích sử dụng năng lượng từ 0,5% lên 50%”. Cuốn sách cũng tuyên bố rằng, việc ăn chay làm giảm lượng khí thải nhà kính cá nhân xuống “dưới 4%”.
Điều gì đằng sau tư tưởng khí hậu?
Shellenberger nói rằng, hệ tư tưởng đằng sau cảnh báo biến đổi khí hậu là một phiên bản hiện đại của chủ nghĩa Malthusian, được đặt theo tên của nhà kinh tế học người Anh thế kỷ 19 Thomas Malthus. Theo Shellenberger, Malthus tin rằng có quá nhiều người nghèo ở ngoài đó, và điều đạo đức cần làm là để họ chết đi. Thật vậy, Malthus hoan nghênh các loại thiên tai như bệnh dịch, và chết đói để giảm dân số của những người nghèo khổ, ông nói.
Tuy vậy, Shellenberger khẳng định ông vẫn hy vọng cho tương lai. Ông cho biết: “Các quốc gia đang quay lại hành vi tư lợi một cách công khai, tránh xa chủ nghĩa Malthusian và chủ nghĩa kinh tế tự do mới. Bằng chứng rõ ràng cho thấy, nền văn minh năng lượng cao của chúng ta đều tốt hơn cho con người, và thiên nhiên so với nền văn minh năng lượng thấp mà các nhà báo động khí hậu sẽ đưa chúng ta trở lại”.
Thiện Thành (Theo Epoch Times)