Tại sao dịch sởi ở Trung Quốc vẫn bùng phát khi 99% người dân được tiêm phòng?

02/08/19, 16:27 Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những quốc gia tuân thủ tiêm chủng nghiêm ngặt nhất thế giới. Tất cả người dân bắt buộc phải tiêm vắc-xin sởi. Vậy tại sao họ vẫn có hơn 700 vụ dịch sởi năm 2009 và 2012? Câu trả lời đơn giản là vắc-xin sởi rõ ràng không hiệu quả.

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí khoa học PLoS có tiêu đề: “Khó khăn trong việc loại bỏ bệnh sởi và kiểm soát rubella, quai bị: một nghiên cứu cắt ngang về mũi tiêm sởi-rubella đầu tiên và mũi sởi-quai bị-rubella thứ hai” đã vạch trần sự không hiệu quả của hai loại vắc-xin sởi (sởi-rubella (MR) hoặc sởi-quai bị-rubella (MMR)) vì đã không thực hiện đúng lời hứa được họ tuyên bố rộng rãi về việc ngăn chặn sự bùng phát bệnh trong quần thể tuân thủ vắc-xin nghiêm ngặt.

Nghiên cứu cho biết: “Ở tỉnh Chiết Giang, phạm vi được tiêm vắc-xin sởi-rubella (MR) hoặc sởi-quai bị-rubella (MMR) là hơn 99%. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc sởi, quai bị và rubella vẫn còn cao”.

Tại sao dịch sởi ở Trung Quốc vẫn bùng phát khi 99% người dân được tiêm phòng?
Dịch sởi ở Trung Quốc vẫn bùng phát khi 99% người dân được tiêm phòng. (Ảnh: GreenMedInfo)

Thất bại của thí nghiệm bắt buộc lớn nhất Trung Quốc

Chiết Giang là một tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc và là nơi sinh sống của 55 triệu dân. Tất cả trẻ em ở đó đều được nhận một liều MR bắt buộc đầu tiên sau 8 tháng và một liều vắc-xin MMR khác khi được từ 18 đến 24 tháng.

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã khảo sát 1.015 cư dân Chiết Giang và thấy rằng trong đợt dịch sởi bùng phát gần đây, 93,6% trong số họ có huyết thanh dương tính với kháng thể sởi, nghĩa là họ có các kháng thể bảo vệ do vắc-xin tạo ra trong huyết thanh nhiều hơn mức được yêu cầu để đạt được tiêu chuẩn gọi là ngưỡng “miễn dịch tập thể” từ 88% đến 92% – thường được coi là giải pháp để dập tắt hoàn toàn các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, bất chấp lý thuyết ‘bảo vệ’ này, 8,6% trong số các đối tượng đã mắc bệnh sởi.

Một nghiên cứu khác được công bố trên bản tin của Tổ chức Y tế Thế giới đã xem xét các dịch sởi xảy ra gần đây trên khắp Trung Quốc và phát hiện có 707 vụ dịch sởi ở nước này được ghi nhận từ năm 2009 đến 2012, với xu hướng tăng lên trong năm 2013: “Số ca mắc sởi được báo cáo trong 10 tháng đầu năm 2013 là 26.443 ca – gấp ba lần số báo cáo trong cả năm 2012”. Điều này còn kỳ lạ hơn tất cả các đợt dịch kể từ năm 2009. 

Rõ ràng các loại vắc-xin không có hiệu quả như đã được tuyên bố, và khái niệm về khả năng miễn dịch tập thể cũng không được chứng minh chắc chắn các bằng chứng dịch tễ học.

Sự thất bại của thuốc chuẩn độ kháng thể do vắc-xin tạo ra để bảo vệ cơ thể chống lại “bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin” có thể nghe thuyết phục hơn khi bạn xem xét lý thuyết về hiệu quả của vắc-xin dựa trên kháng thể

Chỉ với mỗi việc tiêm nhôm và các chất bổ trợ miễn dịch cao khác vào cơ thể để kích thích chuẩn độ kháng thể đang tăng không thể đảm bảo được lực hấp dẫn của chúng với kháng nguyên có nhiệm vụ giúp bạn chống lại. Ngược lại, bạn giống như đã cải thiện sức khỏe tổng thể theo kiểu một tổ ong, bằng cách đá tổ ong bằng đôi ủng của mình để khuấy động những con ong tức giận và khiến chúng chích bừa thứ gần nhất xung quanh và sau đó sẽ chết. 

Mục tiêu diệt sởi của WHO ở Trung Quốc bằng vắc-xin bắt buộc đã không thành công

Năm 2005, Ủy ban khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO đã lấy năm 2012 làm mốc thời gian mục tiêu để loại bỏ hoàn toàn bệnh sởi và Bộ Y tế Trung Quốc đã khởi xướng tiêm phòng vắc-xin sởi bắt buộc để thực hiện điều này. Một năm sau, năm 2006, Trung Quốc đặt mục tiêu đẩy nhanh tiến độ loại bỏ bệnh sởi vào năm 2012, cố gắng duy trì tỷ lệ mắc bệnh sởi dưới 0,1/100.000, và sau đó phát triển một loạt các chiến lược tiêm chủng để thực hiện các mục tiêu này.

Kết quả hình ảnh cho barbiturates injection
Mục tiêu diệt sởi của WHO ở Trung Quốc bằng vắc-xin bắt buộc đã không thành công. (Ảnh: Twitter)

Tuy nhiên, mặc dù đã thực hiện đầy đủ và gần như phổ biến vắc-xin đa liều, nhưng bệnh sởi, quai bị và rubella vẫn tiếp tục làm khổ những người tiếp nhận vắc-xin:

Dịch sởi tiếp tục bùng phát trong năm 2008, với 12.782 trường hợp được báo cáo, tỷ lệ mắc bệnh đã chuyển thành 252,61 người/một triệu dân. Từ năm 2009 đến 2011, tỷ lệ mắc bệnh sởi vẫn ở mức cao 3,14-17,2/một triệu dân. Tương tự, tỷ lệ mắc quai bị cũng tăng lên từ 394,32 đến 558,26/một triệu dân lần lượt từ năm 2007 đến 2008. Cuối cùng, các trường hợp rubella được báo cáo đã tăng từ 3.284 lên 4.284 ca lần lượt trong năm 2007 và 2011, tương ứng với sự tăng trưởng 30,45% hoặc tăng từ 65,94 lên 78,71/một triệu dân. Do đó, việc loại bỏ bệnh sởi và kiểm soát quai bị, rubella là những ưu tiên y tế công cộng cấp bách ở các khu vực địa phương”, nghiên cứu trên tạp chí PLoS cho biết.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy vắc-xin sởi gần như không an toàn và hiệu quả như nhiều người vẫn tin. Dịch sởi đã liên tục xảy ra trong các quần thể được báo cáo có mức độ tiêm chủng cao. 

Đáng buồn thay, các cơ quan y tế vẫn khuyến nghị rằng nên tăng vắc-xin MMR thành 2 liều với liều đầu tiên sau 8 tháng và liều thứ hai sau 18 đến 24 tháng. Các nhà khoa học cũng đề xuất rằng ngoài một loại vắc-xin MMR khác, “Chiến dịch tăng tốc tiêm vắc-xin MR có thể cần thiết cho thanh thiếu niên lớn hơn và thanh niên, đặc biệt là nữ giới trẻ”. 

Các cơ sở y tế khi đối mặt với bằng chứng về các chiến dịch vắc-xin thất bại của mình, thay vì thừa nhận sai lầm họ vẫn tiếp tục các chiến dịch nhằm tăng cung cấp số lượng vắc-xin trong khi rõ ràng chúng không phát huy tác dụng. 

Trên thực tế, cách tiếp cận không trung thực và nhẫn tâm này là động lực chính cho việc mở rộng số lượng vắc-xin vốn đã cao một cách đáng quan ngại hiện đang được áp dụng trong lịch trình tiêm chủng bất bình thường của Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) – một lịch trình có số lượng vắc-xin cao nhất thế giới. Điều này có thể có liên quan đến tỷ lệ tự kỷ tăng theo cấp số nhân từ 1/5.000 người vào năm 1975 đến 1/65 người ngày nay ở nước Mỹ và tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao thứ 33 thế giới và vẫn đang không ngừng tăng lên.

Một vấn đề rất đáng quan tâm khác trong nghiên cứu mới là thiếu đề cập đến những tác dụng phụ khôn lường của vắc-xin. Trên thực tế đầu năm 2014, báo cáo về một nghiên cứu vắc-xin khác của Trung Quốc cho thấy 42% các phản ứng thuốc có liên quan đến vắc-xin.

Và tất nhiên, chúng ta không thể không đề cập đến khả năng có sự bao che quy mô lớn trong lĩnh vực y tế về hậu quả của vắc-xin. Nhà khoa học cao cấp về vắc-xin William Thompson tại CDC từng đứng lên phanh phui cách mà cơ quan của ông đã che đậy mối liên hệ giữa bệnh tự kỷ và vắc-xin trong hơn một thập kỷ. Có khả năng nhiều sự cố khác vẫn chưa được khám phá và vẫn đang tiếp diễn.

Hoàng An (Theo GreenMedInfo)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng