Tại sao dây bầu cứ phải leo giàn? Lời giải đáp là đây…

10/09/18, 13:21 Tri thức

Ngày xưa bầu đâu có leo lên giàn như thế này. Để bầu chịu leo lên giàn cho sướng thân cũng là quá trình thuyết phục đầy nhân văn của một ông lão. 

Hình ảnh giàn bầu quen thuộc của người Việt. (Ảnh qua Twitter)

Bầu là loại thực phẩm quen thuộc của người Việt. Trong bữa cơm, quả bầu được chế biến thành nhiều món như canh, xào, luộc…, mấy lá non cũng có thể làm rau ăn. Về mặt dinh dưỡng thì không thể chê bầu được vì có nhiều vitamin B và C.

Bầu, dù trồng ở đâu thì đều leo giàn. Những dây bầu vươn dài trên giàn, lá tròn xòe rộng, xanh thắm, rợp bóng mát cả một góc sân vườn.

Ở Phillipines cũng là xứ nhiệt đới như Việt Nam ta, vì thế bầu cũng được trồng nhiều và đi vào các bài hát dân gian của họ như Bahay-Kubo. Thú vị nữa, người Phillipines còn “phát hiện” ra nguyên nhân tại sao họ nhà bầu lại thích leo lên giàn mà không bò xoài dưới mặt đất giống bí đỏ và đưa vào truyện cổ tích của họ.

***

Ngày xửa ngày xưa, có ông lão tên là Thee. Ông ưa thích trồng các loại cây cối, hoa rau ở sau vườn. Vào một ngày nắng đẹp, ông đi dạo trong vườn, bất giác, ông phát hiện ra một loài cây kỳ lạ. Đó là một cây con đang nhú lên khỏi mặt đất. Đối với ông lão, nó thật lạ lùng và ngộ nghĩnh.

Ông lão Thee cho rằng nó chỉ là loài cỏ dại nhưng vì tò mò muốn biết hình thù của nó ra sao khi nó lớn nên ông vẫn để nó mọc tự nhiên.

Hóa ra đây là cây bầu, lúc nó lơn, các dây và lá mọc dài ra, bị rũ xuống đất. Ông lão thương nó nên đã dựng lên một hàng rào. Sau đó, ông nhẹ nhàng cột thân bầu lên hàng rào, rồi phân chia các tua bầu dọc theo hàng rào để giúp nó dễ leo hơn.

Nhưng cây bầu bướng bỉnh chẳng thích thế. Nó gọi bác gió khi gió thổi nhẹ nhàng lướt qua người nó: “Bác gió ơi, bác giúp cháu chuyện này nhé! Cháu không muốn bị cột vào như vậy. Cháu muốn được tự do mà sống giống các cây và hoa khác. Cháu muốn bò đến nơi nào thì bò, còn bị bắt leo như thế này cháu không thích đâu. Nhìn cháu bây giờ chẳng khác gì tên nô lệ”.

Thấy bác gió phân vân, nó nói thêm: “Cháu sẽ rất mang ơn bác nếu bác giúp cháu. Nếu được thì bác thổi mạnh hơn để cháu nới lỏng dây trói với. Chỉ có như vậy các tua của cháu mới có thể bò thoải mái. Cháu không muốn trèo lên cái giàn đó nữa!”.

Gió đáp lời: “Lý do mà cháu nói thật sự không tốt chút nào, nhưng vì cháu đã có lời nhờ vả nên bác sẽ giúp”. Vậy là gió đã thổi mạnh hơn để sợi dây cột bầu trên giàn lưới nới lỏng ra. Cây bầu hớn hở vì đã được trở lại mặt đất. Giờ thì nó có thể bò đến nơi nào nó muốn.

Nhưng rồi sau đó có con chó mãi đi tìm thức ăn trong sân vườn của ông lão. Nó lãng vãng hết chỗ này đến chỗ kia để đánh mùi mấy thứ được chôn dưới đất. Chó đi ngang qua cây bầu và dẫm nát thân lá của bầu. Bấy giờ thì bầu không thể làm được gì để bảo vệ mình.

Sáng hôm sau ông lão phát hiện thấy cây bầu trong bộ dạng tả tơi, xấu xí, khiến ông vô cùng lo lắng. Sau đó, ông nhặt cây bầu lên, cố định nó trên giàn và tiếp tục dạy cho bầu cách leo lên giàn lưới với những sợi dây buộc tua lỏng lẻo. Chính nhờ sự chăm sóc của ông lão mà cây bầu phục hồi nhanh chóng, lại còn khỏe mạnh hơn trước và bây giờ nó đã biết trân quý khoảng thời gian được ở bên ông.

Ông lão cùng giàn bầu. (Ảnh: t/h)

Một ngày nọ, khi lá cây bầu chạm đến đỉnh của giàn lưới mắt cáo, gió đến và thổi mạnh để trêu chọc bầu.

Lúc đó cây bầu cố nói với gió rằng: “Bác gió ơi, bác đừng thổi mạnh thế được không? Cháu sợ cháu lại bị rơi xuống đất nữa nếu bác thổi mạnh quá”.

Gió bật cười vì nó không thể tin được câu nói vừa rồi là của cây bầu. Gió đã hỏi ngược lại rằng: “Khi cháu còn nhỏ, cháu đã từng bảo bác thổi mạnh vì cháu muốn được bò trên mặt đất. Vậy mà bây giờ cháu không muốn vậy nữa ư?”.

Bầu trả lời: “Cháu xin lỗi bác! Cháu đã bị một lần chết hoảng. Lần đó đã dạy cho cháu một bài học nhớ đời. Cháu thấy đúng là mình không nên bò dưới đất. Ở dưới đất cháu có thể bò lung tung nhưng có nhiều chuyện phiền phức lắm”.

Kể từ đó cây bầu chỉ thích được leo trèo trên những giàn lưới mắt cáo, nó đã quên ý định bò dưới đất rồi. Cứ như thể nó sẽ cuốn lấy bất cứ thứ để leo lên giàn lưới, nơi nó có thể phát triển và sinh sống an toàn.

>>> Hai vợ chồng sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm và cùng nhận huy chương

>>> Truyền thuyết Hoa hồng xanh và ý nghĩa đặc biệt của nó

Tú Văn, theo HP

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?