Suy ngẫm chuyện xưa: Lưu Bang giành được thiên hạ có phải là ý trời?

28/03/20, 13:24 Cổ Học Tinh Hoa
Suy ngẫm chuyện xưa: Lưu Bang giành được thiên hạ có phải là ý trời?
Suy ngẫm chuyện xưa: Lưu Bang giành được thiên hạ có phải là ý trời? (Ảnh: Tinh Hoa)

Vũ trụ, lịch sử đều vận động theo những quy luật nhất định, thắng thua được mất, thành hay bại của đời người, trụ hay suy của một triều đại đều không thoát khỏi Đạo của trời. Trung Quốc hiện nay đang đối mặt với những khủng hoảng chưa từng thấy, nhưng cũng là không thoát khỏi an bài đã được đặt định. Khi xưa Tần Thủy Hoàng lên ngôi hoàng đế, gồm thâu 6 nước về một mối, mở ra một triều đại huy hoàng của Trung Hoa, nhưng cũng không thể ngờ nhà Tần tồn tại sau đó chỉ vỏn vẹn 14 năm rồi rơi vào tay của một kẻ “tài hèn sức mọn” như Lưu Bang. Nếu hiểu được thiên cơ trong sự tiếp nối triều đại này, hẳn chúng ta có thể tìm được lời giải cho những vấn đề của ngày hôm nay.

Suy ngẫm chuyện xưa: Lưu Bang giành được thiên hạ có phải là ý trời?
Lưu Bang giành được thiên hạ có phải là ý trời? (Ảnh: Tinh Hoa)

Tần Thủy Hoàng nhất thống Trung Hoa xây dựng những công trình vĩ đại

Tần Thủy Hoàng (259 TCN  – 210 TCN), tiêu diệt 6 nước chư hầu  thống nhất Trung Hoa thành một khối, chấm dứt thời kỳ chiến quốc loạn lạc, đặt ra luật lệ chung cho toàn quốc gia, cải cách kinh tế chính trị, xây dựng hệ thống luật pháp chặt chẽ và liền mạch giữa các địa phương, xây dựng nhiều công trình to lớn nhằm đảm bảo sự vững bền cho triều đại. Ông trị vì 37 năm, 25 năm làm vương, 12 năm xưng đế, sự nghiệp của ông tạo ra tiền đề cho 1 đất nước Trung Hoa thống nhất và phồn thịnh.

Di sản nổi tiếng mà Tần Thủy Hoàng để lại chính là Vạn Lý trường thành, công trình bất hủ đại diện cho lịch sử văn hóa, kết nối các triều đại đế vương Trung Hoa. “Nhất triều thiên tử, nhất triều chúng”, một triều vua, một triều dân chúng, cùng theo đó là một triều văn hóa, trang phục, thổ phong và nội hàm. Vậy nên rất nhiều hoàng đế, quân vương khi đăng cơ đã dồn tâm sức quốc gia cho xây dựng những công trình vĩ đại nhằm kết tinh hết thảy vẻ đẹp văn hóa của một triều đại lưu truyền hậu thế. Xem đoán thiên văn, kính thiên hành đạo, gom góp tinh hoa văn hóa lục quốc, kết nối thiên thượng với nhân gian, chỉ trong 12 năm đã tạo dựng nên những công trình không thể không khiến người đời ngưỡng mộ, Tần Thủy Hoàng xứng danh “Thiên cổ nhất đế”

Vạn Lý Trường Thành lưu truyền hậu thế là biểu tượng kết nối văn hóa lịch sử các triều đại Trung Quốc. (Ảnh qua Vietsense Travel)
Vạn Lý Trường Thành lưu truyền hậu thế là biểu tượng kết nối văn hóa lịch sử các triều đại Trung Quốc. (Ảnh qua Vietsense Travel)

Khởi binh biến, nhà Tần suy vong

Tuy nhiên sau khi Tần Thủy Hoàng mất, con ông là Tần Nhị Thế lên nắm quyền nhưng lại là kẻ bất tài, Triệu Cao lũng đoạn triều chính, giết hại những người có năng lực, nhà Tần nhanh chóng rơi vào hỗn loạn. Sau đó nhiều cuộc nổi dậy lớn đã nổ ra, trong đó nổi bật là cuộc chiến giữa Lưu Bang và Hạng Vũ, Lưu bang thắng lợi lập ra nhà Hán, thời kỳ chiến tranh này được ghi dấu ấn sâu đậm trong lịch sử với tên gọi Hán – Sở tranh Hùng

Cả Lưu Bang lẫn Hạng Vũ đều là những bậc anh hùng trong lịch sử, liên tiếp tiêu diệt và bình định các thống lĩnh quân nổi dậy, đánh bại các cánh quân nhà Tần. Lưu Bang và Hạng Vũ có thể đứng vững đến bước cuối cùng để có thể bước ra tiếp nhận vương triều nhà Tần, nhưng giữa họ có chút rắc rối về tình và lý, kết quả là dẫn đến cuộc chiến  Hán – Sở diễn ra sau đó. Sự việc là Sở Hoài vương có giao ước rằng, ai đánh bại quân Tần, chiếm được Hàm Dương thì người đó sẽ được làm vua nước Tần giàu có. Hạng Vũ vốn lập nhiều chiến công, bách chiến bách thắng, nhưng vì tốn nhiều binh lực và thời gian trong việc đánh hạ chư hầu nên đến sau Lưu Bang, nhưng Hạng Vũ lại dùng vũ lực để chiếm lấy kinh đô nhà Tần, xua đuổi Lưu Bang về đất Hán xa xôi hiểm trở. Lưu Bang sau đó đã phát động cuộc chiến chống lại Hạng Vũ và giành được thắng lợi, thiên hạ về tay nhà Hán.

Vì sao Lưu Bang xuất thân bình dân lại có thể đánh bại “chiến thần” Hạng Vũ?

Sử Ký Tư Mã Thiên có những mô tả hết sức chi tiết và sắc bén về các nhân vật và sự kiện trong thời ký Hán-Sở tranh hùng này.

Trước khi chiến tranh Hán – Sở diễn ra, Hạng Vũ sở hữu 40 vạn quân binh, còn Lưu Bang chỉ mang theo 3 vạn binh mã. Hạng Vũ lại được chư hầu xưng là “bá vương”, bởi ông ta có sức mạnh vô địch, có thể trừng mắt mà dọa cho đối phương khiếp vía. Hạng Vũ đích thân trải qua hơn 70 trận đánh bất bại, trong lịch sử Trung Quốc thì chiến tích của Hạng Vũ chỉ sau Nhạc Phi. Hạng Vũ đến lúc trước khi chết vẫn chiến đấu anh dũng, quân Hán dẫu cho vây chặt 4 phía nhưng vẫn bị đánh cho khiếp vía, chỉ đến khi cùng đường hết lính thì Hạng Vũ mới đành phải tự sát không đầu hàng, thế nên người đời sau phong cho ông làm “chiến thần”. Tư Mã Thiên miêu tả Hạng Vũ là một con người phi thường “tài năng và chí khí hơn người”, “từ cận cổ đến nay chưa ai có được như thế”.

Hạng Vũ được xưng là Bá Vương, sống làm người hào kiệt, chết làm ma anh hùng. Ảnh qua Sohu)
Hạng Vũ được xưng là Bá Vương, sống làm người hào kiệt, chết làm ma anh hùng. Ảnh qua Sohu)

Xét về thân thế và bản lĩnh thì Lưu Bang kém Hạng Vũ về tất cả mọi mặt. Theo Sử Ký, Lưu Bang xuất thân từ nông dân, không lo nghĩ đến sản nghiệp, không câu nệ chuyện nhỏ nhặt, tính tình lại buông thả. Thế nhưng cuối cùng, Lưu Bang lại lấy được thiên hạ. Thật ra đó là vì Lưu Bang biết tự kiềm chế mình, lắng nghe theo lòng dân, một mực quan tâm đến mong mỏi của dân chúng cho nên được dân chúng tin yêu. Trong Sử Ký tư Mã Thiên có đoạn Hàn Tín nhận xét Hạng Vũ: “Chỉ có cái nhân của người đàn bà, cái dũng của một kẻ thất phu, tiếc tiền, tiếc đất, chỉ tin vào tài năng của cá nhân mình, nghi ngờ tất cả, đã thế lại hiếu sát làm cho nhân dân oán thán”. Đoạn này đã nói rõ điều cốt yếu giúp Lưu Bang chiến thắng là vì ông biết dựa vào dân, tận dụng tài năng các tướng, tướng lĩnh lập công đều được Lưu Bang giao thành giữ đất. Về điều này có thể thấy Sử Ký Tư Mã Thiên có công to lớn giúp người đời sau có cách nhìn trực diện về cuộc chiến oanh liệt này.

Lưu Bang tài hèn sức mọn nhưng nghiệp đế vương vốn đã được an bài cho ông. Ảnh qua Cafebiz)
Lưu Bang tài hèn sức mọn nhưng nghiệp đế vương vốn đã được an bài cho ông. (Ảnh qua Cafebiz)

Tuy nhiên đó cũng chỉ là những nhận xét theo lối biện luận, dựa trên mối quan hệ nhân quả mà đưa ra nhận định, còn vượt trên luận giải bề mặt của sự việc thì thực ra không thể nào rời khỏi an bài của Thiên ý. Vì sao nói như vậy, kết quả sau khi Lưu Bang dành được thiên hạ, hoàn cảnh của Trung Hoa trở thành như thế nào, hãy nhìn qua một lượt?

Lưu Bang sau khi đánh bại Sở vương Hạng Vũ đã xưng đế lập ra triều Hán, đóng đô ở Lạc Dương, kinh đô cũ của Đông Chu. Triều đại nhà Hán là một triều đại hưng thịnh về các mặt văn hóa và quân sự. Về mặt quân sự, Hán Vũ Đế mở mang bờ cõi, mở rộng bản đồ biên giới lãnh thổ sang phía Tây và phía Bắc với tốc độ nhanh chóng. Về văn hóa, vào triều đại nhà Hán, tam giáo Nho, Phật, Đạo bắt đầu xuất hiện và hình thành. Nó đã đặt định ra quốc hiệu cho dân tộc Trung Quốc – dân tộc Hán. Một trong bốn phát minh lớn nhất của Trung Quốc – kỹ thuật chế tạo giấy cũng xuất hiện vào thời nhà Hán, là tiền đề cho chữ viết Trung Hoa (chữ Hán) hình thành và phát triển. Cho đến tận thời điểm hiện nay, người Hán, Hán tự, Hán phục những từ đại diện cho văn hóa Trung Quốc, cụ thể là chữ viết và trang phục cổ. Nhà Hán lập ra cũng chính là tiền đề cho Văn hóa Thần truyền được truyền nhập vào vùng đất Thần Châu. 

Văn hóa Thần truyền là gì?

Văn hóa thần truyền hiểu đơn giản là văn hóa do Thần truyền lại cho người, và những tiêu chuẩn hành xử của Thần sẽ được bảo lưu trong con người thông qua các phương thức dân gian (phong tục tập quán, văn vật, hiện vật, đền đài lăng tẩm,…). Trong nền Văn Hóa Trung Hoa có thờ các vị thần như Ngọc Hoàng thượng đế, Thánh mẫu, Quan công, Thần Phật …  Họ được con người cúng bái và nhìn là những vị thần trên thiên giới, quản và phân xử hết việc thiện ác trong con người. Một người trong xã hội Trung Hoa khi nếm trải bất công, người đó sẽ cầu khấn sự phán xét từ các vị Thần mà thấp nhất là Thành hoàng, cao nhất là Thượng đế. Nhưng lai lịch những vị thần này từ đâu mà ra?

Chúng ta biết rằng Ngọc Hoàng thượng đế, Thần tài, Quan Công… đều là những nhân vật từng xuất hiện tại nhân gian, có thuyết nói rằng Ngọc Hoàng thượng đế từng là một thường dân tên là Trương Hữu Nhân, cũng có thuyết nói là Trương Bách Nhẫn, là một người có tâm tính đặc biệt tốt, tấm lòng nhân hậu mà được đắc Đạo thành tiên; Thần tài, Quan Công, Thổ địa cũng đều có xuất thân từ thường dân do tấm lòng lương thiện cảm động lòng trời mà được phong làm tiên nhân coi sóc việc nhân gian. Trong Tây Du Ký, Phật tổ khi giải thích cho Ngộ Không về thân thế của Ngọc Hoàng Thượng đế đã nói: “Thượng Đế tu hành từ thuở nhỏ, khổ hạnh trải qua một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp một trăm hai mươi chín nghìn sáu trăm năm. Nhà ngươi tính xem Thượng Đế tu bao nhiêu năm mới hưởng thụ Đạo vô cực? Nhà ngươi một kiếp súc sinh mới được làm người sao dám nói khoác lác như thế?”. Vậy nên có thể Trương Hữu Nhân hay Trương Bách Nhẫn là một trong những kiếp tu hành của Ngọc Hoàng Thượng đế tại nhân gian.

Tranh sơn dầu “Thệ ước” của họa sĩ Trần Tiếu Bình, Đổng Tích Cường và Tingyin Shi. (Tranh vẽ Zhen Shan Ren Art)

Nhân gian chính là đạo trường tu luyện bởi nơi đây có khổ, có thất tình lục dục vốn là những thứ cám dỗ dễ khiến con người sa ngã, nếu từ trong chốn u mê đó mà có thể giữ vững bản thân, không ngừng thăng hoa đạo đức thì có thể đắc quả vị tầng cao. Một vị Thần nếu muốn đề cao hơn nữa tầng thứ của mình thì bắt buộc phải tu luyện tại nhân gian. Cũng là nói một nhân vật từ trong con người tiếp thu chuẩn mực làm người rồi sau đó tu hành lên, vậy thì tiêu chuẩn phân định thiện ác của họ cũng chính là bắt đầu từ nền tảng làm người mà đi lên. 

Chính vì lẽ này mà xã hội thời cổ đại có hiện tượng Thần và người đồng tồn, lấy ví dụ như Bao Công. Bao Công hay Bao Chửng là quan phủ xét xử án trong người thường, nhưng ban đêm lại là Diêm Vương coi việc nơi âm phủ. Một nhân vật khác tương tự là gián ngự đại phu Ngụy Trưng thời Đường Thái Tông, vừa làm quan trong triều vừa đảm nhận công việc trên thiên giới, từng nhận lệnh từ Thượng đế mà chém đầu vị Long Vương vi phạm thiên quy. Điều này nói lên rằng tiêu chuẩn phán xét của Diêm Vương hay Thiên Đế và tiêu chuẩn làm người nơi dương gian hoàn toàn có một sự tương thông với nhau và nằm trong một hệ thống phân cấp có trật tự. Vậy nên một người được quan lại trên dương thế xét là có tội, thì khi xuống gặp Diêm Vương, hay có kiện cáo lên Thiên Đình thì tiêu chuẩn phán xét cũng là một thể, chỉ khác là tiêu chuẩn và năng lực đánh giá sẽ cao hơn do có xét đến nhân quả đời trước, an bài của đời sau và những quan niệm của người đó; những điều này vốn là thứ mà người bình thường có năng lực hữu hạn không thể tra ra hết được, cũng là nói năng lực quán xuyến ở các tầng khác nhau thì sẽ không giống nhau. 

Trong xã hội cổ đại, văn hóa Thần truyền cũng là văn hóa tu luyện, văn hóa nửa Thần nửa người, trong đó con người sinh sống tại nhân gian nằm trong một hệ thống quán thông với thiên thượng. Nói cách khác thì từ tầng nhân loại cho đến các tầng trời, các tầng tầng lớp lớp những vị Thần, đều có những vị thần là do người tu thành hoặc có những vị Thần hành sự tại nhân gian, thế nên tiêu chuẩn đo lường thiện ác sẽ có một sự quán thông và đan xen, khiến cho đạo lý của trời đất được thông suốt. Sẽ không có chuyện những pháp lý mà các vị thần nhìn nhận là đúng, nhưng khi đến con người thì họ ngơ ngác không hiểu, bởi như vậy thì lời của Thần đối với con người sẽ trở thành hoang đường khó hiểu. Đây là lý do tại sao vùng đất Trung Hoa cổ được gọi là Thần Châu (viên ngọc của Thần).

Tần Thủy Hoàng sau khi xưng hoàng đế, ông chính là đã tiếp thu được đạo lý này, nên ra sức bảo lưu đặc trưng văn hóa kết nối con người với trời đất. Những công trình do ông xây dựng nên chính là để đảm bảo con người không tách rời khỏi Thần. Còn việc tại sao triều đại của Tần Thủy Hoàng lại kết thúc nhanh chóng, nếu có cơ hội chúng ta sẽ luận bàn trong một bài viết khác nói về vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa này.

Việc Lưu Bang giành thiên hạ là hợp ý trời?

Lưu Bang tiếp nối triều đại đã khiến Văn hóa Thần truyền không bị gián đoạn mà có thể trải dài xuyên suốt 5.000 năm. (Ảnh minh họa)

Chính vì có sự quán thông giữa nhân gian và thiên giới, nên những vận động quan trọng trong xã hội con người đều là thiên tượng do chư Thần dẫn động. Sự việc tiếp nối triều đại giữa Lưu – Hạng, do có người chưa tỏ đạo lý mà sinh ra ngờ vực: Anh hùng cái thế tại sao lại đại bại dưới tay một kẻ tài hèn sức mọn, phải chăng là lịch sử bất toàn, hay ông trời cố ý trêu người? Muốn biết nội tình chân thực chỉ có thể nhìn vào Sử Ký Tư Mã Thiên mà tham khảo.

Cả Hạng Vũ và Lưu Bang đều có cơ hội diện kiến Tần Thủy Hoàng, nhưng mỗi người lại có thái độ trái biệt: Hạng Vũ khi trông thấy vua Tần liền nói: “Có thể cướp và thay thế hắn!”. Chú của Hạng Vũ là Hạng Lượng nghe nói vội bịt miệng cháu: “Đừng nói bậy! Bị giết cả họ bây giờ!”. Ngược lại với Hạng Vũ, Lưu Bang lại xuất ra một thái độ khiêm nhường. Sử Ký Tư Mã Thiên viết: “Cao Tổ có lần đi làm xâu ở Hàm Dương, ung dung nhìn hoàng đế nhà Tần, thở dài ngậm ngùi mà rằng: ‘Chà! một người trượng phu thì phải làm thế mới được’.

Lưu Bang khi chiếm được Hàm Dương, liền khóa kho tàng lại, bảo lưu cung cấm, vỗ yên lòng dân. Trong khi đó, Hạng Vũ bản tính hung bạo, đi đến đâu là đốt giết đến đấy, lòng dân vừa sợ vừa oán thán. Hạng Vũ vừa tiếp quản Hàm Dương từ tay Lưu bang, việc đầu tiên là đốt cháy cung Hàm Dương, lửa cháy 3 tháng không dừng. Đây được xem là viện bảo tàng của nhà Tần. Mọi người đều có nghe qua sự kiện Tần Thủy Hoàng chôn nho đốt sử, kỳ thực không phải vậy. Khi Tần Thủy Hoàng thực hiện Pháp trị, các nho sinh (Tần Thủy Hoàng gọi là đám hủ nho), tùy tiện viết ra và tuyên truyền những luận thuyết của cá nhân lý giải nội dung của Khổng tử, đoạn chương thủ nghĩa thêm thắt những tư tưởng cá nhân vào đó, đem luận thuật cá nhân mà bài xích những chính sách của vua Tần làm rối loạn lòng người. Thủy Hoàng liền bắt nhốt đám nho sinh này lại, tịch thu những sách của họ viết ra, sau đó tiêu hủy. Còn những sách của các bậc tiền nhân, trong đó có tứ thư Ngũ Kinh của Khổng tử, thì đem phân loại và bảo lưu trong cung thất hoàng gia. Do vậy việc Hạng Vũ đốt các cung điện ở Hàm Dương, đã khiến cho kinh sách của Khổng Tử và các bậc tiền nhân bị theo đó tiêu hủy, từ đó dẫn đến việc kinh sách thất truyền. Việc này chẳng khác nào đem đốt đi kho tàng văn hóa của người Trung Hoa, di sản của tiền nhân do đó cũng bị đứt đoạn. 

Bạo tàn tất khiến người dân sinh ra oán thán, điểm này Sử Ký cũng đã nói rõ:

Lúc bấy giờ, binh lực của Tần còn mạnh, thường thừa thắng đánh đuổi quân của chư hầu. Các tướng chẳng ai xem việc vào Quan Trung trước là có lợi cho mình, chỉ có một mình Hạng Vũ vì căm ghét nhà Tần đã đánh bại quân của Hạng Lương nên hăng hái xin cùng Bái Công đi về hướng Tây vào Quan Trung. Các vị lão tướng của Sở Hoài Vương nói: – Hạng Vũ là người bướng bỉnh, nóng nảy, hiếu sát, khi đánh Tương Thành thì giết hết cả dân Tương Thành không còn ai sống sót, đem chôn sống tất cả, chỗ nào ông ta đi qua là ông ta tàn phá, tiêu diệt. Vả chăng, mặc dầu quân Sở đã mấy lần đánh thắng nhưng trước đây Trần Vương, Hạng Lương đều thất bại. Chi bằng hãy thay ông ta, sai một người trung hậu dùng nhân nghĩa để đi về hướng tây, khuyên bảo các phụ huynh ởTần. Các phụ huynh ở Tần lâu nay đã bị vua Tần làm khổ sở, nay nếu quả thật được một người trung hậu đến, lại không xâm phạm, bạo ngược thì có thể thu phục được. Hạng Vũ là người bướng bỉnh, nóng nảy, không thể sai đi, Bái Công là người rộng rãi, trung hậu có thể đi được. Vì vậy cuối cùng, nhà vua không sai Hạng Vũ mà sai Bái Công. Bái Công đi về hướng Tây cướp đất, tập hợp các binh sĩ của Hạng Lương và Trần Vương tản mác các nơi, bắt đầu đi, từ đất Đường đến Thành Dương và Giang Lý. Quân Tần đến sát tường, phá tan hai đạo quân Ngụy. Quân Sở ra đánh tan quân của Vương Ly

(Trích Sử Ký)

Đây chính là lòng người hợp với ý trời để đưa Hán Cao Tổ Lưu Bang lập thành nghiệp lớn cũng chính là ứng với câu nói “Thiên nhân hợp nhất”. Sự việc Lưu Bang làm lúc đó không phải chỉ là biểu hiện giả tạo ban đầu để lấy lòng dân, sau khi Lưu bang dành được quốc gia, ông cũng thực thi chính sách đồng nhất như trước đây: Ông vẫn giữ nguyên tông thất, mồ mả nhà Tần, không thực thi chính sách tàn bạo và trả thù triều đại nhà Tần.

Vua Tần là Tử Anh đi xe mộc do ngựa trắng kéo, ở cổ quấn sợi dây ấn, niêm phong ấn hoàng đế, phù và cờ tiết đầu hàng ở gần Chỉ Đạo. Các tướng có người bảo giết vua Tần, Bái Công nói: -Trước kia Hoài Vương sai ta đi chính vì ta biết khoan dung rộng lượng. Vả chăng, người ta đã đầu hàng rồi nay lại giết đi là điềm không tốt. Bèn giao vua Tần cho bọn thuộc lại.

(Trích Sử Ký)

Hoan trước đấy làm Lâm Giang Vương, theo Hạng Vũ, phản lại Hán. Cao Tổ sai Lư Quán, Lưu Giả bao vây Hoan, nhưng không lấy được thành, mấy tháng sau Hoan đầu hàng và bị giết ở Lạc Dương. Tháng 5 bãi binh, binh sĩ đều được giải ngũ về nhà. Con cái các chư hầu ở Quan Trung được tha mười hai năm thuế. Người nào trở về nước mình thì tha cho sáu năm thuế để nuôi sống và thưởng cho một năm thuế.

(Trích Sử Ký)

Tháng 11, Cao Tổ đem quân về trở về Trường An sau khi đã đánh Kình Bố. Tháng 12, Cao Tổ nói: – Tần Thủy Hoàng, Sở Ẩn Vương nước Sở là Trần Thiệp, An Ly Vương nước Ngụy, Dẫn Vương nước Tề, Điệu Tương Vương nước Triệu đều chết mà không có con cháu, ta cho họ mỗi người được mười nhà để giữ phần mộ. Ta cho Tần Hoàng Đế hai mươi nhà, Ngụy công tử Vô Kỵ (Tức là Tín Lãng Quân) năm nhà.

(Trích Sử Ký)

Lịch sử ghi chép trong sử Ký cho thấy ý trời và lòng dân đều hướng về Lưu bang, nhưng việc bên trên vẫn là những sự tình ở bề mặt. Nếu gặp được một người tu luyện, thấu tỏ huyền cơ, họ có thể sẽ nói bạn biết rằng Cuộc chiến Hán – Sở không đơn thuần là cuộc chiến của con người. Đó chính là cuộc chiến đặt định nền văn hóa của dân tộc Trung Hoa 2.000 năm sau đó, nếu như lúc đó Hạng Vũ giành được chiến thắng, lịch sử của người Trung Quốc có lẽ sẽ rẽ sang một chiều hướng khác.

Vậy chiều hướng lịch sử sẽ rẽ sang hướng nào dưới sự cai trị của Hạng Vũ? Chính là tống cựu nghênh tân, phá bỏ đi hoàn toàn những cái cũ mà lập ra cái mới. Đế vương mỗi triều đại mới sẽ một thân một mình tạo dựng sự nghiệp mới từ đám tro tàn, dùng vũ lực để mở mang bờ cõi, tạo ra một triều đại hoàn toàn khác biệt với triều đại trước.

Tuy nhiên việc Lưu Bang lên ngôi, đã để lại cho lịch sử một tiền đề là sửa cũ thay mới, cái tốt sẽ lưu lại, cái xấu bỏ đi, sẽ không triệt để phá bỏ những gì đang hiện hữu để xây dựng lại hoàn toàn. Điển hình như việc Lưu Bang sau khi đăng cơ, ông lấy chữ Hán trong Hán Vương, tước vị mà Hạng Vũ ban cho ông lúc vào Quan Trung, để lập nên triều đại mới. Từ đó, các triều đại sau kế tục cách làm này, lấy tên vùng khởi nguyên của mình mà lập ra triều đại. Có thể thấy Hán triều đã trở thành tấm gương tham chiếu trong lịch sử, lịch sử từ đây vận hành theo trạng thái liền mạch có quy cũ, các vua dựng lập triều đại mới đều theo đó được ước thúc. Giá trị nhìn nhận tốt xấu của các vị Thần cai quản nhân loại cũng theo đó mà được xác lập.

Sự việc này thực ra là không có tiền lệ, thực ra đã từng diễn ra trước đó. Vũ trụ tuần hoàn có quy luật thành – trụ – hoại- diệt. Mỗi khi nhân loại không còn tốt nữa liền phát sinh một đại kiếp nạn. Các nền văn hóa khác nhau đều chung một quan điểm là: 5000 năm trước đã từng xuất hiện đại hồng thủy, toàn bộ văn minh nhân loại đều bị quét sạch, con người bước vào thời kỳ nguyên thủy mới, xây dựng lại từ đầu.

Nhưng trùng hợp vào thời kỳ này, tại vùng đất Trung Quốc xuất hiện 1 sự kiện, đó chính là Đại Vũ trị thủy. Đại Vũ dùng sức của người và hỗ trợ của các vị Thần, đã chuyển dịch dòng chảy của hồng thủy, giúp cho nền Văn minh Hoa hạ được tiếp tục duy trì, con cháu Hoa Hạ đời đời truyền tụng công đức của ông. Nhớ đó mà nền văn mình của Trung Quốc được kéo dài 7000 năm, là nền văn minh liền mạch được kéo dài nhất trên trái đất.

Giai đoạn lịch sử hiện nay, khi dịch bệnh đang hoành hành, tính mạng con người bị đe dọa, nền kinh tế thế giới có thể phải đối mặt với một cơn địa chấn lớn. Ai sẽ là người cứu nguy và tiếp nối giai đoạn lịch sử quan trọng này? Cơ hội sẽ dành cho những ai lương thiện, vẫn giữ niềm tin vào Thần và luôn đứng về phía chính nghĩa. 

Thiên Bảo

Thiên Bảo

Thiên Bảo

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng