Sức mạnh của Chân Thiện Nhẫn giúp cô giáo trẻ biến cả lớp cá biệt thành trò ngoan

22/11/17, 11:41 Pháp Luân Công, Tri thức

Cô từng luôn trăn trở khi nhận ra sự suy đồi về đạo đức nghề giáo, nhưng rồi cũng bị cuốn theo dòng xoáy. Tuy nhiên, một cuốn sách đã giúp cô thay đổi hoàn toàn và ‘quy chính’ được những trò cá biệt thành học sinh ngoan, mở ra nhiều cơ hội cho các em trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

co-giao-700x366
(Ảnh do cô Kim Thị Hân cung cấp)

Câu chuyện có thật về một cô giáo trẻ thời nay, cô Kim Thị Hân sau đây sẽ tiết lộ bí quyết giúp cô luôn giữ vững phẩm chất đạo đức chân chính, hết lòng cống hiến vì học sinh, và có thể cải biến những học sinh cá biệt trở thành học sinh ngoan, những công dân tốt của xã hội.

*****

Gian nan khởi nghiệp

Tốt nghiệp khoa Văn trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 2, may mắn ra trường tôi cũng có công việc ổn định, mặc dù dạy xa nhà. Trường tôi dạy là ngôi trường miền núi, rất nhiều giáo viên trẻ xa gia đình như tôi về đây công tác.

Nhìn ra xung quanh, tôi thấy có nhiều giáo viên không giữ vững tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp: Có người chạy theo đồng tiền, quá coi trọng nó và suốt ngày dạy thêm, có người luồn cúi đi cửa sau để được thăng quan tiến chức, có người quá hơn nữa còn phóng túng trong chuyện tình ái ngay với cả học sinh… Chứng kiến tất cả những điều đó, tôi bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực. Ngay đến môi trường sư phạm mà còn thế này, xã hội sẽ đi về đâu?

Nhìn vào những tấm gương thầy giáo trong lịch sử: Để đứng lớp dạy học trò họ phải có tiêu chuẩn đạo đức thật cao, coi nhẹ danh tiếng, vật chất, sống đạm bạc mà thanh cao. Tôi đau đớn nhận thấy rằng với tiêu chuẩn đạo đức thấp kém, tôi không đủ tư cách để lên lớp dạy cho học sinh. Nhưng vì miếng cơm manh áo, tôi không có sự lựa chọn nào khác. Tôi muốn thay đổi bản thân mình nhưng tôi không biết làm thế nào để có thể giữ vững tiêu chuẩn đạo đức trước vòng xoáy nghiệt ngã của cuộc đời.

Vấp ngã

Năm 2007 tôi kết hôn. Vì tôi muốn kiếm tiền thật nhanh nên luôn thấy chồng mình kém cỏi, tôi đã trút tất cả những bực dọc, ấm ức, tất cả những áp lực trong lòng dồn nén lên đầu anh. Năm 2012, cuộc hôn nhân của chúng tôi đứng trước bờ vực đổ vỡ. Sau cùng, chồng tôi không chịu đựng nổi, anh ấy bắt đầu sa ngã. Mâu thuẫn trở nên căng thẳng, mối quan hệ giữa bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng gần như tuyệt giao.

Tôi không còn khả năng kiềm chế những xúc cảm tiêu cực của mình. Tôi quát tháo con cái, cãi tay đôi với mẹ chồng, bực dọc với học sinh, kể lể trách móc than phiền về cuộc sống. Nhiều khi lên lớp dạy, tôi không đủ kiên nhẫn và bao dung với lỗi lầm của học trò, tôi đã có hành vi thô lỗ như ném phấn vào mặt học sinh.

Để tự giải thoát cho mình, tôi bấu víu vào bói toán và đi chùa. Cứ nghe ở đâu có thầy giỏi chùa tốt là tôi đến. Rồi tôi cũng phát hiện ra người ta chỉ nhìn vào túi tiền của tôi thôi, đâu là cõi tịnh độ? Giải hạn cầu may cũng vẫn ‘đen’. Tôi cứ trượt dài như vậy lặn ngụp trong dòng đời xô đẩy, tranh quyền, đoạt lợi, oán thù…

Tâm tôi ngổn ngang những suy nghĩ ích kỷ, sự tổn thương trong lòng lúc nào cũng sôi sục như cơn sốt… Tôi đổ bệnh: huyết áp, tiền đình, dạ dày, rồi mất ngủ… Có khi đang ở trường tôi phải gọi bố và bác ruột đến đưa về.

Cuốn sách thay đổi cuộc đời

Giữa lúc trái tim và thân thể tôi đang rệu rã, một ngày chồng tôi nói rằng tôi nên đọc một cuốn sách mà anh ấy đọc được trên mạng. Đó là cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của môn tu luyện cả tâm lẫn thân Pháp Luân Công. Hai lần đầu tôi đều ngủ gục khi chỉ đọc được vài phút. Lần thứ 3 tôi quyết tâm đọc hết. Điều bất ngờ, những gì viết trong cuốn sách như chỉ thẳng vào tâm can tôi, làm rúng động đến phần sâu thẳm nhất.

Tôi như bừng tỉnh sau một cơn mê dài đằng đẵng. Những lời giảng trong sách khiến tôi hiểu ra tôi đã từng tồi tệ như thế nào. Là một người bình thường còn không tốt chứ đừng nói còn là một giáo viên. Nghĩ lại những năm tháng mang danh nhà giáo mà đức hạnh như thế tôi thấy xấu hổ vô cùng. Tôi đi dạy học trò vậy mà giờ tôi mới biết như thế nào là một người tốt thực sự. Tôi bắt đầu soi xét tâm tính của mình bằng ba chữ Chân Thiện Nhẫn.

Tôi lập tức ngừng kể lể, ngừng than phiền và nói xấu người khác sau lưng. Tôi không còn muốn làm tổn thương ai nữa. Mặc dù tâm địa tôi không quá nhỏ mọn và hẹp hòi, nhưng tôi cũng bị nhuộm từ dòng xoáy thiệt hơn của xã hội, biến lời nói của mình thành vũ khí sắc lẹm, chẳng mấy khi chịu nhận thiệt thòi. Sau khi đọc cuốn sách tôi nhận ra khẩu nghiệp của mình đã mang nhiều tai ương đến. Từ một người có tính khí bốc đồng tôi đã dần dần trầm tĩnh lại.

Sự thay đổi của tôi đã hàn gắn mối quan hệ hai bên nội ngoại. Mẹ chồng tôi từ kinh ngạc cũng bắt đầu đọc sách. Mẹ đẻ tôi đã từng nhiều năm phải khổ tâm về con gái, giờ đây bà đã thực sự yên tâm. Khi tôi thay đổi, tất cả những mối quan hệ đau buồn của tôi cũng được hóa giải. Gia đình chúng tôi thực sự hòa thuận và đầm ấm, giờ đây gần 20 người hai bên nội ngoại nhà chúng tôi cũng đọc sách và tu luyện Pháp Luân Công.

Trở thành nhà giáo có tâm với nghề

Từ khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân và các cuốn sách khác của Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã chân chính tìm ra con đường mà một giáo viên như tôi cần phải đi và làm thật tốt, trách nhiệm là như thế nào.

Làm công việc “trồng người” tôi hiểu được trước hết bản thân mình phải là một tấm gương có đạo đức trong sạch, tận tuỵ với học trò, vậy mới ươm lên được những mầm sống thiện lương. Có phụ huynh khi thấy con mình thay đổi tích cực, đã rất xúc động hẹn gặp riêng tôi để cảm ơn và đưa phong bì, tôi đã lịch sự từ chối.

Năm 2014, tôi thuyên chuyển công tác về một trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện nhà. Trước khi chia tay với học sinh lớp chủ nhiệm ở trường cũ, có em gặp tôi nói: “Cô đi chúng em tiếc lắm…”. Tôi an ủi: “Các bạn học sinh ở trung tâm có lẽ đang cần cô, các em ở lại cố gắng hành xử theo Chân Thiện Nhẫn để trở thành những người tốt”.

Giải bài toán hóc búa về chuẩn mực đạo đức đang tụt dốc

Ở trường mới là những em học sinh đa phần không thể thi đỗ vào khối trường công nên mới học bổ túc, học giáo dục thường xuyên. Sau một buổi đứng lớp, qua hành vi và ngôn ngữ tôi thấy phần lớn học sinh có khiếm khuyết về giáo dục.

Tìm hiểu thêm, tôi được biết nhiều em là những học sinh cá biệt: Trộm cắp, cờ bạc cũng có, nghiệm game thì rất nhiều, hầu hết các em đều bỏ bê học hành, lối sống phóng túng buông thả. Hoàn cảnh của các em cũng rất đặc biệt, thường là bố mẹ bỏ nhau, hoặc bố mẹ làm ăn xa, không có nhiều thời gian quan tâm đến con cái.

Ngày đầu tiên đến lớp tôi đã bị sốc, đó không phải là một lớp học mà là một cái chợ, một bãi chiến trường ngổn ngang. Tôi phải mất cả nửa tiếng mới có thể ổn định được lớp học. Các em đùa nhau trong giờ, cầm chổi đánh nhau, chạy nhảy trên bàn, văng tục chửi bậy, đi lại tự do rồi nói chuyện ầm ĩ như không có giáo viên.

Kết quả hình ảnh cho Châu Âu
Nhờ không ngừng dùng Chân Thiện Nhẫn để cảm hóa, các học sinh cá biệt của cô giáo Hân giờ đã trở thành những học trò ngoan. (Ảnh do cô Kim Thị Hân cung cấp)

Tôi nói các em không nghe, tôi quát các em không để ý, tôi dùng đạo lý khuyên răn thì các em cười. Nhiều giờ trôi qua như thế tôi thấy khá thất vọng, không biết quản lý học sinh ở đây như thế nào.

Việc dạy dỗ các em học sinh tại trung tâm quả là một thử thách lớn với tôi. Các em không nghe tôi giảng, không ghi bài mà chỉ nói chuyện, chửi bới nhau cho đến hết giờ. Nhiều ngày trôi qua như thế vẫn không ổn định được lớp học.

Gần 10 năm trong nghề, cũng đã gặp và xử lý nhiều học sinh cá biệt, nhưng chưa bao giờ tôi lại gặp cả lớp cá biệt như vậy. Có những hôm thất vọng trở về nhà trong tâm trạng mệt mỏi tôi thậm chí đã khóc và muốn bỏ nghề.

Nhìn lại những giáo viên của trường tôi thấy có những khuôn mặt mệt mỏi, cau có, khổ sở… Họ đã giảng dạy và quản lý học sinh ở đây nhiều năm rồi, họ vẫn phải hàng ngày tiếp tục công việc của mình. Tôi thực sự cảm phục những con người đó.

Không những thế, trong tâm tôi còn có Chân Thiện Nhẫn, tôi vẫn muốn mang điều tốt đẹp này giúp các em trở thành người có ích cho xã hội. Tôi xốc lại tinh thần, thay đổi cách quản lý một chút, cũng vẫn phạt các em, nhưng trước khi phạt tôi đều dành thời gian chân thành phân tích đúng sai để các em hiểu.

Trong các giờ dạy tôi không nói nhiều nữa, tinh giảm kiến thức khó. Những bài học khô khan sẽ đan xen bằng câu chuyện văn hóa truyền thống có nội dung đề cao tiêu chuẩn đạo đức của người xưa.

Kết quả hình ảnh cho teacher
“Tôi thật bất ngờ và cảm động khi các em dành trọn niềm tin yêu cho mình”. (Ảnh do cô Kim Thị Hân cung cấp)

Với cách làm như vậy, học sinh của tôi đều tiếp thu một cách rất tự nhiên và thích thú. Ngay cả những học sinh ngỗ nghịch nhất cũng bắt đầu chăm chú lắng nghe. Nhiều bài học sau này cũng vậy, tôi dần dần đã gieo vào đầu các em những nhận thức mới. Kịp thời uốn nắn những nhận thức méo mó, lệch lạc. Tôi không còn mất nhiều thời gian để ổn định tổ chức nữa, các em đều cố gắng trật tự để nghe giảng bài.

Nhiều lần quản lý học sinh, có những học sinh mắc lỗi, tôi chưa kịp xử lý, có nhiều em đã nhắc: “Cô giáo ơi! Chân Thiện Nhẫn”. Khi tôi bình tâm lại và phân tích sự việc nhẹ nhàng, nhắc lại các quy tắc, sau đó các em đã có thể điều chỉnh được hành vi của mình cho đúng đắn.

Một vài trò đã mượn sách Chuyển Pháp Luân về đọc và bỏ được một số thói quen xấu như hút thuốc, nghiện game, không nói tục, chửi bậy nữa. Các em phát hiện ra trong trường tôi có rất nhiều hoa Ưu Đàm đã khai nở.

Một trò nói với tôi: “Em muốn có được tâm thiện như cô, em cố gắng mãi mà chưa được”. Tôi động viên em hãy kiên trì thực hành theo Chân Thiện Nhẫn, tâm em sẽ tự nhiên an hoà và từ bi như thế.

Kết quả hình ảnh cho sitting
Cô giáo Kim Thị Hân và trò Dương Ngọc Tuấn đang ngồi ôn lại kỷ niệm trong sân trường trước khi cậu trở thành tân sinh viên năm học 2017 – 2018. (Ảnh do cô Kim Thị Hân cung cấp)

Qua đây tôi cũng xin được gửi lời biết ơn tôn kính đến vị Thầy vĩ đại trong trái tim tôi, Đại Sư Lý Hồng Chí, người đã ban tặng cho tôi cuốn sách vô giá Chuyển Pháp Luân. Từ đó tôi đã hiểu ra và từng bước thay đổi chính mình, ánh sáng của Chân Thiện Nhẫn đã chiếu rọi, tịnh hoá tư tưởng và nuôi lớn giá trị nhân văn giữa con người với con người.

Chân Thiện Nhẫn đã cải biến tôi và học trò thân yêu của tôi, từng lớp, từng lớp vỗ cánh chở đầy ước mơ trong sáng thiện lương đi xây đắp tương lai. Tôi xin được tình nguyện chia sẻ kinh nghiệm giải bài toán gian nan về đạo đức của học sinh đang tụt dốc với những đồng nghiệp và những ai muốn tìm hiểu.

Theo ĐKN

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới