Sự việc Huawei tại Anh, lộ diện nhân vật bí ẩn Lý Gia Thành
Tại sao Lý Gia Thành, tỷ phú giàu nhất Hồng Kông với khối tài sản đứng thứ 23 thế giới, người luôn “đối nghịch với ĐCSTQ” lại lựa chọn giúp đỡ Huawei trong bối cảnh Mỹ dùng tổng lực, đa phương diện, ngăn chặn virus Huawei do ĐCSTQ phát tán để kiểm soát thế giới?
Tại sao Lý Gia Thành dàn xếp ở châu Âu để giúp đỡ Huawei?
Lý Gia Thành vốn là “người theo chủ nghĩa hiện thực tuyệt đối”, tuy muốn tránh xa vòng xoáy chính trị của ĐCSTQ nhưng thói quen đánh cược và tìm kiếm lợi ích kinh tế trên mình ĐCSTQ suốt 30 năm nay của ông hầu như chưa hề tắt ngúm.
Gần một năm nay, chính phủ Hoa Kỳ đã ý thức được Huawei, nhất là mạng lưới 5G của Huawei, đã trở thành một cái vòi bạch tuộc lớn để Trung Quốc lan tỏa mạng lưới giám sát toàn cầu của quốc gia này. Năm ngoái, Hoa Kỳ đã nỗ lực lên tiếng cảnh báo mối nguy hiểm của Huawei mang lại, đồng thời siết chặt Huawei và chặn đứng thâm nhập của chính quyền Trung Quốc trên đa phương diện, gay gắt nhất phải kể đến việc Huawei bị loại ra khỏi hệ sinh thái công nghệ mà các doanh nghiệp Mỹ đang nắm giữ trên toàn cầu như hệ điều hành Window, Android, Google, Wifi,…
Dưới sự cảnh báo của Mỹ, các nước châu Âu cũng đã bắt đầu xem trọng nguy cơ về an toàn bảo mật mà Huawei mang đến. Huawei đang dần dần mất đi thị thường chủ yếu nhất ở hải ngoại, thị trường thương vụ ở các nước phương tây. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu nóng lên từ cuối năm, cuộc chiến Mỹ chống lại Huawei càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là hai cường quốc hàng đầu khối liên minh châu Âu là Anh và Đức lại vẫn muốn tiếp tục duy trì hợp đồng 5G với Huawei, trong khi Anh lại là đồng minh thân thiết của Mỹ.
Cuối năm 2018, 3 tập đoàn lớn của nước Anh là là O2, Everything Everywhere(EE), Vodafone tuyên bố tiếp tục sử dụng thiết bị 5G của Huawei. Một tập đoàn khác là Three UK tuyên bố thêm rằng đã đạt thành hiệp thương trị giá 2 tỷ bảng Anh (khoảng 20 tỷ Nhân dân tệ) với Huawei, và thiết lập mạng lưới 5G của Huawei trên các nơi trên khắp nước Anh, trở thành tập đoàn viễn thông đầu tiên của Anh ký kết hàng loạt hợp đồng lớn với Huawei. Từ đây, thái độ chặn đứng Huawei của chính phủ Anh đã bắt đầu có sự xáo động.
Tờ Daily Telegraph ngày 23/4 đưa tin Thủ tướng Anh Theresa May đã “bật đèn xanh” để Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc hỗ trợ London xây dựng mạng viễn thông 5G. Bất chấp cảnh báo của Mỹ và một số bộ trưởng cấp cao trong chính phủ về nguy cơ đối với an ninh quốc gia, Hội đồng An ninh Quốc gia Anh, đứng đầu là Thủ tướng May, đã nhất trí cho Huawei tiếp cận có giới hạn nhằm hỗ trợ xây dựng một số hạng mục của mạng 5G, như các trạm ăng-ten và cơ sở hạ tầng “không trọng yếu” khác.
Các tập đoàn viễn thông lớn của UK đang ra sức hỗ trợ cho Huawei đều thuộc sở hữu của tỷ phú Lý Gia Thành
Sau năm 2010, số tài sản nước ngoài mà ông Lý Gia Thành thu mua ở các nước như Anh, Úc, Canada, Đức, New Zealand, v.v.. ước tỉnh vượt quá 60 tỷ USD. Riêng nước Anh chiếm phần lớn tổng số vốn đầu tư. Năm 2015 số tiền được công bố lên tới 50 tỷ USD. Hai công ty viễn thông O2 và the Three UK thuộc sở hữu của ông nằm trong những công ty viên thông hàng đầu nước Anh, hai công này đứng vị trí lần lượt thứ 10 (O2) và thứ 17 (Three Mobile) trên bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn nước Anh. Điều đó nói lên sức nặng của tiếng nói của Lý Gia Thành trong ngành viễn thông Anh quốc.
Tại sao Lý Gia Thành lại ủng hộ Huawei và điều này có đi ngược với tư tưởng luôn muốn tránh xa vòng xoáy chính trị và các tư tưởng của ĐCSTQ suốt 30 năm qua của vị tỷ phú này hay không?
Lý Gia Thành vốn dĩ là một thương nhân thực dụng, tuy cùng đi lên từ địa ốc, nhưng phong cách làm ăn của ông lại ngược với Trump thời trước khi làm tổng thống: Trump hướng tới lợi ích lâu dài, sẵn sàng chi bộn tiền cho những ràng buộc pháp lý và giá trị bền vững cho dự án của mình. Còn Lý Gia Thành thì chú trọng lợi nhuận, có lời lớn là sẵn sàng bán non dự án; Trump tin tưởng vào các giá trị nhân sinh và chính trị mà mình theo đuổi, các quyết định đầu tư và kinh doanh không dễ vi phạm chuẩn mực đạo đức này, nhưng Lý Gia Thành thì không hoàn toàn như vậy. Dù “đi ngược với tư tưởng của ĐCSTQ”, nhưng lợi ích từ đầu tư, việc đánh cược vào các hành vi, con đường vận hành của ĐCSTQ để kiếm lời thì Lý Gia Thành luôn rất thành thục.
Nhưng lần này Lý Gia Thành đã đặt cược quá lớn vào ván bài 5G của Huawei tại châu Âu, lúc đó ông không ngờ rằng sự việc thay đổi chóng vánh đến mức Huawei lọt vào tầm ngắm của chính phủ Mỹ. Với phong cách làm ăn của Lý Gia Thành, vị tỷ phú này có nhiều lý do để mai mối Huawei với Châu Âu:
- Huawei với sự bảo trợ tuyệt đối của ĐCSTQ, sẽ không có bất kỳ rủi ro hay cạnh tranh tiềm tàng nào tại quốc gia cung ứng.
- Sự ảnh hưởng quá lớn của ông tại Anh sẽ đảm bảo dự án này sẽ đi đến đích mà không có quá nhiều trở ngại. Người Trung Quốc có câu nói rằng ông Lý có thể mua luôn một nửa nước Anh, hiện nay điều này đang được chứng minh là đúng.
- Lợi nhuận thặng dư quá lớn vì vốn dĩ Trung Quốc không tôn trọng bản quyền công nghệ, việc này làm giảm bớt chi phí bản quyền do ăn cắp công nghệ từ nước ngoài, giá nhân công rẻ.
- Những thỏa thuận lợi ích riêng tư của Lý Gia Thành với chính phủ Trung Quốc cũng là động lực lớn, bởi vì một khi Huawei triển khai hệ thống 5G sẽ là tiềm năng to lớn cho các hoạt động gián điệp của chính phủ Trung Quốc. Đây mới là mục đích chính mà chính phủ Trung Quốc hướng tới, họ chắc chắn sẽ không bỏ qua lợi ích tiềm năng này.
- Áp lực Brexit khiến đồng bảng Anh mất giá, khoản đầu tư của Lý Gia Thành cũng nhiều khả năng chịu ảnh hưởng lớn, do đó ông Lý Gia Thành muốn tìm một nguồn lợi nhuận khác để cân bằng lại.
Bởi vậy, không ngạc nhiên khi các tập đoàn của Lý Gia Thành vẫn bảo thủ ký hợp đồng 5G với Huawei. Lý Gia Thành đã trót đầu tư mạnh tay cho thương vụ 5G của Huawei này, do đó ông phải ra sức cứu vãn tình thế cho Huawei tại châu Âu.
Phải chăng, đây là lý do khiến Nhậm Chính Phi – ông chủ của Huawei – mạnh miệng tuyên bố sẽ đấu với Mỹ đến cùng? Có một chi tiết thú vị liên quan đến vụ án dẫn độ Mạnh Vãn Châu tại Canada, đó là vào tháng 1/2019, tập đoàn Husky Energy ở Canada của ông Lý Gia Thành tuyên bố đã dừng lại kế hoạch thu mua nguồn năng lượng MEG của Công ty Athabasca Oil Sands của Canada, nguyên là công ty đối thủ cạnh tranh với mình, mà không đưa ra lý do cụ thể. Ông Lý Gia Thành lựa chọn thời điểm mẫn cảm sau sự kiện Mạnh Vãn Châu, chủ động từ bỏ giao dịch trị giá trên 5 tỷ USD vốn đã nắm chắc trong tầm tay. Đây được cho là dùng hành động để tỏ rõ lập trường ủng hộ Huawei, ngầm đưa ra chỉ dấu đứng cùng hàng ngũ với ĐCSTQ trong xung đột với chính phủ Canada.
Dưới sự hỗ trợ của Lý Gia Thành, tuy tạm thời có thể giải vây cho Huawei ở mặt trận châu Âu, nhưng lại đem thị trường viễn thông châu Âu cũng như an toàn của dân chúng và các nước châu Âu, cho đến thanh danh cá nhân của ông đặt vào trong một nhân tố mờ mịt. Vì công nghệ 5G chính là chìa khóa để kiểm soát mạng Internet Vạn Vật (iOT – internet of things), khiến cho các thiết bị đầu cuối như ổ điện gia dụng cũng trở thành công cụ thu thập tình báo.
Tiên hạ thủ vi cường, ông Trump luôn biết cách giành lấy thế chủ động
Hiện tại Mỹ đã đặt Huawei vào tầm ngắm, không như sự việc trước đây với ZTE, chỉ cần đóng một khoản tiền phạt cực lớn là xong. Dường như Mỹ đã có đầy đủ cái nhìn và tư liệu tình báo về tập đoàn Huawei, chính phủ Mỹ xác định được mối hiểm họa to lớn đến từ tập đoàn này, do đó mới quyết tâm chấm dứt tầm ảnh hưởng của nó trên thế giới.
Theo phát ngôn của cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng, Steve Bannon, việc đưa Huawei ra khỏi Mỹ và châu Âu quan trọng gấp 10 lần một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Xem thêm: Cựu chiến lược gia của ông Trump: “Giết Huawei quan trọng hơn thỏa thuận thương mại với Trung Quốc”
Tại sao Steve Bannon lại nói như vậy? Một khi Huawei nắm chắc mạng 5G châu Âu trong tay, Trung Quốc sẽ có nhiều cách để thực hiện các biện pháp trả đũa với Mỹ. Trung Quốc sẽ sử dụng các quốc gia nhỏ ở châu Âu như điểm đến xuất khẩu, sử dụng truyền thông và tình báo công nghệ để đánh lạc hướng và gây hỏa mù đối với chính sách của Mỹ tại mặt trận châu Âu, gây hao tổn cho các liên kết chính trị của Mỹ tại châu Âu, từ đó gây phân tán đối với sự hành động của Mỹ, như vậy Mỹ sẽ gặp thêm rất nhiều trở ngại trong việc đối phó với Trung Quốc.
Từ lâu người ta đã phát hiện ra những thiết bị gia dụng sản xuất tại Trung Quốc có gắn chip do thám, do đó một khi Huawei hoàn tất cài đặt 5G tại châu Âu, công nghệ gián điệp của Trung Quốc sẽ tự động nâng lên một tầm cao mới. Để ứng phó với chiến tranh thương mại chỉ đơn giản là nhả ra một chút tiền từ bàn tay này, và lấy nhiều tiền thêm từ bàn tay khác, kinh tế các nước châu Âu bấy lâu nay vốn phải chịu nhiều tổn thương do sự có mặt của Trung Quốc trong WTO, nay Trung Quốc lại có thêm công cụ đắc lực để khai thác tài nguyên công nghệ tại đây.
Xem thêm: Nga phát hiện chip do thám trong bàn là, ấm đun nước Trung Quốc
Tuy nhiên Mỹ cũng đã thể hiện sự quyết tâm của việc vô hiệu hóa Huawei với Châu Âu. Để hiện thực hóa quyết tâm này, trong chuyến công du của TT Trump tới Anh, vấn đề Huawei là chủ đề chính trong buổi thảo luận với thủ tướng Anh, bà Theresa May. Ngoài ra nước Mỹ đã có thông điệp rõ ràng về Huawei: Cấm những nước triển khai 5G của Huawei được tiếp cận các thông tin tình báo của Hoa Kỳ. Đó là một biện pháp cứng rắn về chính trị, tuy nhiên trong vấn đề này các quốc gia châu Âu có một ràng buộc kinh tế khá lớn bởi vì ông Lý Gia Thành gần như chiếm kiểm soát hạ tầng công nghệ. Vậy ông Trump đối phó vấn đề này như thế nào?
Mọi người đều biết, nước Mỹ nắm phần lớn các công nghệ quan trọng trên thế giới, ngoài ra còn nắm ưu thế tuyệt đối về số lượng tài chính toàn cầu, không giống như những quốc gia châu Âu già nua. Trong tay Trump lần này có những chiến lược gia kinh tế kỳ cựu, ngoài ra còn có sự hậu thuẫn của một danh sách lớn những tập đoàn công nghệ được vận hành bởi cơ chế dân chủ của Hoa Kỳ. Họ sẽ là những kỵ binh tiên phong trong nước đi kế tiếp của ông Trump.
Vậy làm sao để vô hiệu hóa mối ràng buộc kinh tế giữa châu Âu và những tập đoàn của ông Lý Gia Thành? Cách tốt nhất là dùng cách áp đảo về công nghệ, và ràng buộc lợi ích vào công nghệ. Hiện tại Mỹ đã thúc đẩy triển khai hạ tầng internet vệ tinh, sẽ có thể phủ sóng khắp thế giới, bao gồm cả châu Âu, Công ty Tesla là tập đoàn tiên phong thực hiện. Toàn thế giới đã thực sự sốc với bước tiến này của Mỹ.
Hình ảnh Tesla phóng một loạt 60 vệ tinh lên quỹ đạo, ảnh từ Soha
Hạ tầng 5G mà châu Âu sắp triển khai là hệ thống truyền dẫn mặt đất, lệ thuộc nhiều vào hệ thống dây dẫn và các thiết bị đầu cuối, máy chủ tại địa phương. Do đó để triển khai cần chi phí và thời gian lâu dài. Mặt khác, cho dù Châu Âu đạt được công nghệ truyền dẫn dữ liệu rất cao, tuy nhiên các tuyến cáp hải ngoại xuyên biển lại bị hạn chế về tốc độ và tính ổn định, chi phí bảo trì. Đây là lý do khiến hợp đồng 5G trở nên béo bở, theo thông tin công bố thì Ngân hàng thương mại nhà nước của Trung Quốc đã sẵn sàng cho Huawei vay 1 khoản hạn mức tín dụng lên tới 100 tỉ USD nhằm theo đuổi dự án 5G này.
Trong khi đó, một khi triển khai thành công hệ thống mạng internet vệ tinh thì 5G sẽ trở thành lạc hậu, Huawei không còn lợi dụng được ưu thế đón đầu công nghệ. Hệ thống internet vệ tinh mà Mỹ triển khai sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí cho cơ sở hạ tầng mặt đất và nhân lực triển khai, chi phí vận hành, năng lượng. Trên cơ sở này, Tổng thống Trump sẽ có những điều luật tiếp cận đến công nghệ viễn thông của Mỹ mà châu Âu sẽ bắt buộc phải lựa chọn: Mỹ hoặc Huawei, theo đuổi lợi ích nhỏ hay chọn cơ hội tiếp cận công nghệ mới với chi phí tốt hơn. Từ bỏ một công nghệ mà sắp trở thành gánh nặng và nhận lấy ưu đãi tiếp cận tiên tiến công nghệ của Hoa Kỳ hay lưỡng lự rồi ôm quả đắng.
Ngoài ra còn phải nói thêm, về chất lượng công nghệ, thì Mỹ vượt Trung Quốc một khoảng rất dài. Lấy ví dụ cách người Mỹ triển khai dự án Apollo 13, khi họ triển khai dự án đưa con người lên Mặt Trăng, họ đã tính toán đến phương án xấu nhất và có chuẩn bị những đoạn mã dự phòng trong trường hợp tàu vũ trụ mất kiểm soát. Những đoạn mã dự phòng này đã cứu nguy cho cả đoàn tàu khi gặp sự cố suýt nữa là không thể trở về mặt đất, và toàn bộ câu chuyện được thuật lại trên nhiều website trên toàn thế giới vào năm 2017. Điều đó cho thấy người Mỹ luôn tính đến những tình huống xấu nhất, đầu tư nghiêm túc cho những trường hợp khó xảy ra dù là nhỏ nhất.
Còn Trung Quốc phần lớn chạy theo tư duy đi tắt đón đầu, dành nhiều đầu tư giai đoạn đầu để lấy danh tiếng trên thị trường, nhưng quá trình thi công rất kém chất lượng, có thể thấy rõ nhất là dự án không gian của họ gây ra rất nhiều tai tiếng. Ví dụ dễ thấy hơn là những chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc, chúng toàn là công nghệ sao chép. Các dòng máy bay Sukhoi của Nga hoàn toàn bị Trung QUốc sao chép. Trung Quốc còn khiến các chuyên gia quân sự ngạc nhiên vì họ sao chép luôn cả lỗi kỹ thuật của dòng máy bay tiêm kích Nga. Vũ khí quân sự của Trung QUốc chủ yếu xuất khẩu các quốc gia kém phát triển, và xuất hiện rất nhiều sự cố, để tránh tai tiếng Trung Quốc đã dùng nhiều biện pháp như 1 loại sức mạnh mềm nhằm che dấu chúng.
Châu Âu là nền kinh tế thị trường không bị chính phủ bảo hộ. Nếu Châu Âu phớt lờ Mỹ về vấn đề Huawei, thì Mỹ sẽ có thể tự phân phối dịch vụ công nghệ của họ đến người dùng cuối là người dân tại châu Âu mà không qua các công ty tại đây. Lúc này châu Âu sẽ nhận lấy một tổn thất kinh tế vô cùng lớn chưa kể mất uy tín và vị thế chính trị tại Châu Âu cũng như trên trường quốc tế.
Ông Lý Gia Thành là doanh nhân xuất sắc, bất kể là cả cuộc khủng hoảng kinh tế lớn ông đều có cách vượt qua trót lọt. Sự chuyển dịch dòng tiền đầu tư của ông sang châu Âu những năm 2000 thời điểm Trung Quốc tiếp quản Hong Kong thể hiện tầm nhìn và trực giác đầu tư nhạy bén của ông. Ông cũng là người kín tiếng, không dễ xuất hiện trên giới truyền thông để thể hiện quan điểm bản thân, do đó mọi chuyện thực hư thế nào có lẽ cần chờ thêm thời gian để trả lời. Tuy nhiên nếu những phân tích bên trên là sự thật thì nó đúng với 1 logic làm ăn của giới thương nhân trong môi trường kinh doanh của thể chế Trung Quốc: Thương nhân nhất định phải câu kết với chính quyền để sinh tồn. Ông Lý nổi tiếng là người giữ chữ tín, ông không truy tố kẻ bắt cóc con mình sau khi giao tiền chuộc, miễn là con ông được an toàn. Trải nghiệm làm ăn của ông rất phong phú và thể hiện rõ bản chất kinh thương của người Trung Quốc cổ: chỉ lấy lời 7 phần. Có khả năng ông cũng bị vướng vào vòng xoáy làm ăn theo kiểu câu kết chính trị. Đây là chiêu “nhiếp hồn đại pháp” của ĐCSTQ, dùng sự đan xen lằng nhằng giữa lợi ích và ân huệ chính trị theo kiểu phe cánh để tóm lấy linh hồn của các tập đoàn, từ đó cài cắm văn hóa Đảng để lũng đoạn các tập đoàn để khiến họ miễn cưỡng phục tùng theo sự điều khiển của ĐCSTQ, ngoài ra còn dùng chiêu bài chủ nghĩa dân tộc cực đoan khiến cho người ta mất lý trí mà bị cuốn vào cuộc chiến giữa ĐCSTQ và các nước đối lập.
Tuy nhiên hiện nay Mỹ đã quyết tâm vô hiệu hóa Huawei, nếu như một khi Mỹ nhận thấy sợi dây liên kết này sẽ có biện pháp trừng phạt nghiêm khắc. Nếu ai đã từng làm việc với chính quyền Mỹ đều dễ dàng nhận ra cá tính không khoan nhượng này của người Mỹ, ví dụ dễ hiểu nhất là nếu 1 người khai nhập cảnh vào Mỹ có chút gian dối về bản thân, cho dù là lấy lý do gì thì một khi bị phát hiện ra đảm bảo sẽ khó lòng có cơ hội bước chân vào đất Mỹ, cho đến tận nhiều năm sau đó. Ông Lý Gia Thành chắc chắn nhận thức được điều này.
Thiên Bảo
Xem thêm: