Sự thật về chiếc gương ‘Tâm Kính’ ở dưới Âm ty

07/05/16, 08:07 Thế giới tâm linh

Ở không gian khác, có các vị Thần chuyên cai quản các việc khác nhau. Ví như có một chức quan gọi là “Tư Kính”, chuyên phụ trách ghi chép lại đức hạnh thiện ác của con người.

(Ảnh: Internet)

Thời xưa có một chàng thư sinh, một đêm đi ngang qua miếu Nhạc, chợt nhìn thấy một cánh cổng màu đỏ đóng chặt, lại có người từ trong miếu đi ra. Lòng nghĩ là Thần linh, chàng thư sinh liền hai tay hợp thập trước trán, quỳ xuống bái lạy, miệng niệm Thượng Thánh. Người đó đưa tay đỡ anh dậy, nói: “Tôi vốn không phải Thần Đạo cao quý gì, chỉ là chức quan nhỏ đứng bên phải bục của chiếc gương âm ty, hôm nay đặc biệt mang theo cuốn sổ đến nơi này?”.

Chàng thư sinh hỏi: “Gương âm ty là gì vậy? Là gương soi ác nghiệp chăng?”.

Người đó trả lời rằng:

“Cậu nói cũng gần đúng, nhưng còn thiếu chuyện khác nữa. Gương soi ác nghiệp chỉ là chiếu rọi những việc thiện ác mà thôi. Còn về những ẩn khúc nhỏ nhặt trong tâm, muôn vàn tình cảm chân thành và giả tạo, khởi diệt vô thường; những cái tâm ẩn giấu đi thật khó mà đo lường, sâu thẳm nhỏ nhặt, không nhìn thấy được chút dấu vết nào; bề ngoài luôn luôn trông như kỳ lân rồng phượng, trong tâm lại ẩn giấu tâm cơ nham hiểm, lòng dạ xấu xa không để lộ ra bên ngoài; những ẩn khúc này gương soi ác nghiệp không thể nào soi thấy được.

Từ sau thời Nam Bắc Tống, loại thủ đoạn này ngày càng tinh xảo, che đậy công phu, có khi cả đời không hề bị bại lộ. Vậy nên chư Thần hộ Pháp đã họp bàn với nhau, rời Nghiệp Kính (gương soi ác nghiệp) vào bên trái, dùng để chiếu soi những kẻ tiểu nhân; trang bị thêm Tâm Kính (gương soi lòng dạ) ở bên phải, dùng để chiếu soi những kẻ ngụy quân tử.

Ánh sáng của Tâm Kính chiếu vào, tâm linh thông suốt. Có lòng dạ thì cố chấp, có lòng dạ thì thiên vị, có lòng dạ thì đen như than, có lòng dạ cong như lưỡi liềm, có lòng dạ thì lộn xộn như đống rác, có lòng dạ thì bẩn thỉu như đất bùn; có tâm cơ thâm hiểm ẩn chứa sau hàng nghìn lớp, có lòng dạ thì uốn cong ra hai bên như các sợi kinh mạch, có lòng dạ thì giống như bụi gai, có lòng dạ lại giống như đao kiếm, có lòng dạ giống như rắn rết bò cạp, có lòng dạ giống như hổ sói; có tâm thì hiện ra áo mũ làm quan và xe cộ, có tâm thì hiện ra mùi vị vàng bạc, thậm chí có tâm thì thấp thoáng hiện ra cảnh nam nữ riêng tư…

Vậy mà khi nhìn vẻ bề ngoài của họ, thì đều là diện mạo thần thái trang nghiêm của người học đạo. Những người thật sự lấp lánh như viên minh châu, trong suốt như pha lê, trong trăm nghìn người chỉ có được một hoặc hai người mà thôi.

Tôi đứng ở bên cạnh của tấm gương, ghi chép lại hết thảy, ba tháng trình lên Nhạc Đế một lần. Theo đó mà quyết định giáng tội hoặc ban phúc.

Đại khái thanh danh càng cao thì trách phạt càng nghiêm, tâm thuật càng gian trá thì trừng phạt càng nặng. Mấy trăm năm trước vào thời Xuân Thu, những kẻ xấu xa, những việc gian ác bị bại lộ không chỉ một nơi, nhưng chỉ có sét đánh miếu của Di Bá; là trời đang đặc biệt tỏ ý khiển trách đối với Triển thị, vì những niệm ác tiềm ẩn trong tâm. Cậu hãy ghi nhớ lấy điều này”.

Chàng thư sinh bái lạy tiếp nhận lời giáo huấn, bèn đặt tên cho nhà ở của mình là “Quán Tâm”. Ý muốn nhắc nhở bản thân mình phải thường xuyên nhìn vào trong tâm, tìm chỗ thiếu sót trong tâm mình.

(Trích từ “Duyệt vi thảo đường bút ký”)

*Di Bá là một nhân vật chính trị nước Lỗ thời Xuân Thu, Trung Quốc, là ông tổ của Triển thị (họ Triển). Đêm 30/9/645 TCN, sét đánh trúng miếu của Di Bá; đây là trời giáng tội xuống Di Bá, bởi vì có thể nhìn thấy Triển thị có ẩn giấu chuyện xấu xa mà người khác không biết.

Tiểu Thiện, dịch từ epochtimes.com

 

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

"Biết đủ" là một loại phúc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • "Biết đủ" là một loại phúc

    "Biết đủ" là một loại phúc

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả