Sự thật về 11 loài rắn cực độc trên thế giới

27/02/15, 00:51 Tin Tổng Hợp
Cùng tìm hiểu những điều thú vị về những loài rắn độc trên khắp thế giới.

Cùng tìm hiểu những điều thú vị về những loài rắn độc trên khắp thế giới.

1.Rắn Taipan nội địa

Rắn Taipan nội địa, có tên gọi khác là rắn “dữ tợn” và là loài rắn cạn độc nhất thế giới.

Rắn Taipan nội địa còn có tên gọi khác là rắn “dữ tợn” và được mệnh danh là loài rắn cạn độc nhất thế giới. Một vết cắn của chúng có thể giết 100 người hay 250.000 con chuột.

Theo nghiên cứu, một lượng rất rất nhỏ nọc độc của rắn “dữ tợn” độc gấp 10 lần vết cắn của rắn chuông và 50 lần so với rắn hổ mang. Một ngươig trường thành sẽ thiệt mạng chỉ sau 45 phút kể từ khi bị cắn.

2. Rắn chuông

Rắn chuông là loài chỉ sinh sống tại khu vực châu Mỹ. Chúng được mệnh danh là loài rắn độc nhất Hoa Kỳ và có thể dễ dàng nhận biết bởi tiếng rung đuôi đặc trưng rất giống với tiếng chuông.

Điều đặc biệt mà ít ai biết tới là rắn đuôi chuông chưa trưởng thành sẽ nguy hiểm hơn những con đã trưởng thành rất nhiều do chúng không có khả năng kiểm soát lượng độc tiêm vào kẻ thù.

Rắn chuông đang giơ nanh để phun nọc.

Khi con người bị cắn bởi rắn đuôi chuông, chất độc từ răng nanh của chúng sẽ ngấm vào vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, vết cắn của loài rắn này có thể dẫn tới tử vong cho con người.

3. Rắn biển Belcher

Rắn biển Belcher được mệnh danh là loài rắn độc nhất thế giới.

Rắn biển Belcher là loài rắn độc nhất từng được biết đến trên thế giới. Một vài milligram nọc có sức mạnh đủ để giết 1000 người. Tuy nhiên, chỉ khoảng ¼ trong tổng số các vết cắn của chúng có nọc độc và chúng cũng khá hiền lành.

Chúng sinh sống khắp các vùng biển Đông Nam Á và phía bắc Australia. Thợ lặn, ngư dân thường là những nạn nhân của loài rắn này khi họ kéo lưới từ dưới đại dương lên.

4. Rắn độc Úc

Trong tiếng Anh, rắn độc Úc có tên Death Adder. Đây là loài “dã man” nhất trong các loài rắn bởi chúng thường săn lùng và giết những con rắn khác, kể cả những loài có trong danh sách này. Chúng cũng là loài tấn công con mồi nhanh nhất thế giới.

Rắn độc Úc có vẻ ngoài đáng sợ.

Một vết cắn của rắn độc Úc sẽ gây bại liệt và có thể tử vong trong vòng 6 giờ do suy hô hấp. Các triệu chứng thường đạt mức cao nhất trong vòng 24-48 giờ. Tỷ lệ tử vong khi bị cắn là rất cao, tới 50%.

5. Rắn hổ lục

Rắn hổ lục.

Rắn hổ lục có thể tìm thấy trên khắp thế giới. Tuy nhiên, hai loài độc nhất là rắn lục hoa cân và rắn lục chuỗi chủ yếu phân bổ ở khu vực Trung Đông và Trung Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á.

Rắn hổ lục thường khá “nóng tính”, thường hoạt động về đêm và sau những cơn mưa. Khi bị cắn, nọc độc sẽ gây ra những triệu chứng đau, sưng, giảm huyết áp, nhịp tim, hoại tử và có thể gây tử vong do nhiễm khuẩn huyết.

6. Hổ mang Philippines.

Rắn mang Philippines.

Hầu hết các loài hổ mang sẽ không thể lọt vào danh sách này, tuy nhiên hổ mang Philippines là một ngoại lệ. Nọc của chúng độc nhất trong các loài rắn hổ mang và có thể bắn xa tới 3m. Đây là một chất độc tác động chủ yếu tới thần kinh, gián đoạn việc truyền tín hiệu và ảnh hưởng tới các cơ.

7. Rắn hổ

Rắn hổ khá nhút nhát và thường bỏ chạy dù có nọc rất độc.

Rắn hổ có thể dễ dàng tìm thấy ở Úc. Khác với các loài rắn khác, rắn hổ khá nhút nhát và thường bỏ chạy khi đối mặt, tuy nhiên chúng sẽ “điên lên” nếu bị dồn vào góc.

Một vết cắn của rắn hổ sẽ gây đau ở chân và cổ, đổ mồ hôi, khó thở, tê liệt. Tỉ lệ tử vong khi bị cắn rất cao, tới 60-70%.

Theo 24h.com.vn

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp