Sri Lanka phá sản, phát hiện ĐCSTQ triển khai ‘thực dân hóa kinh tế’
Sri Lanka tuyên bố phá sản do khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Đã có những bài báo ở Trung Quốc thảo luận về việc làm thế nào để Sri Lanka trả được nợ. Là chủ nợ lớn của nước này, ĐCSTQ bị phát hiện đang triển khai “thực dân hóa kinh tế”.
Báo cáo của RFA 7 vào ngày 19 trích dẫn một số ví dụ như sau:
“NetEase” đã đăng một bài báo vào ngày 10 với tiêu đề “Chính phủ Sri Lanka phá sản, liệu khoản đầu tư khổng lồ của Trung Quốc có bị thất thoát?”
Bài báo chỉ ra rằng nếu trong một thời gian mà vẫn không có tiền, thì “lựa chọn duy nhất là sử dụng đất và các dự án cơ sở hạ tầng của Sri Lanka để trao đổi, sau đó một số đặc khu kinh tế gia hạn hợp đồng thuê thêm 99 năm”. Bài báo cũng cho rằng “Thả dây dài, câu cá lớn là logic đầu tư lớn”. Sri Lanka có lợi thế về địa lý, và việc đầu tư vào Cảng Hambanthota và cảng Colombo của nước này là có “tầm nhìn chiến lược dài hạn”.
Một bài báo trên trang “Tri Hồ” có tiêu đề “Sri Lanka phá sản, nhưng thiếu nợ Trung Quốc hàng chục tỷ USD thì làm sao?”, bài báo đưa ra quan điểm: “Không trả được tiền? Không sao, có thể dùng cảng và đất để trả nợ. Trước đây Trung Quốc đã giành được cảng Hambantota của Sri Lanka, thời hạn thuê là 99 năm”.
Báo cáo trích dẫn một phân tích rằng lý do lớn nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ của Sri Lanka là do nước này tham gia vào sáng kiến ”Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ. ĐCSTQ sử dụng “Một vành đai, một con đường” để dẫn dụ các nước nghèo vào bẫy cho vay và thực hiện chiến lược “thực dân hóa kinh tế”. Tuy nhiên, ĐCSTQ kiên quyết phủ nhận yêu sách này.
Theo một phân tích dữ liệu gần đây do BBC của Anh tổng hợp, 4 quốc gia tham gia dự án “Một vành đai, một con đường”, gồm Lào, Pakistan, Maldives và Bangladesh, đang đối mặt với nguy cơ phá sản gia tăng và dự kiến sẽ tiếp bước Sri Lanka.
Tử Vi (Theo Sound Of Hope)