Sốc: Người trong cuộc tiết lộ sự thật rùng rợn của ‘Trò chơi con mực’ phiên bản thực

15/11/21, 13:29 Góc Khuất

Một người phụ nữ cho biết bà chính là người trong cuộc của phiên bản đời thực Squid Game (Trò chơi con mực). Bà đã kể lại chi tiết những trải nghiệm kinh hoàng của bản thân trong ‘trò chơi’ này…

Sau đâu là lời kể của Tăng Tranh – người đã từ cõi chết trở về trong “trò chơi con mực” phiên bản đời thực do ĐCSTQ tạo ra:

Trải nghiệm phiên bản thực của ‘Trò chơi con mực’

Gần đây, bộ phim truyền hình Hàn Quốc ‘Trò chơi con mực’ đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới, và được rất nhiều người bình luận về nó. Trước khi tôi xem bộ phim này, thì ai đó đã gửi cho tôi một bản báo cáo dài bằng tiếng Anh từ tờ “Mirror” của Anh có tựa đề là “Phiên bản thực tế khủng khiếp của ‘Trò chơi con mực’. Hàng nghìn tù nhân bị mổ sống lấy nội tạng”. Báo cáo này có phụ đề: “Các tù nhân bị chụp X-quang trong các trại tập trung khủng khiếp”. Nội dung là nói về trải nghiệm của tôi và cuộc phỏng vấn của tôi.

Bộ phim truyền hình Hàn Quốc ‘Trò chơi con mực’ đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. (Ảnh qua Sina)

Chính báo cáo này đã khiến tôi phải làm thêm giờ trong 2 ngày để có thời gian xem xong bộ phim “Trò chơi con mực” dài 9 tập này.

Xem xong tôi có rất nhiều suy nghĩ, nhưng suy nghĩ của tôi khác với của người khác, có nhiều chỗ bất đồng vì tôi gần như với tư cách là “người trong cuộc” để bình luận. Tôi đã thực sự trải nghiệm phiên bản thực của ‘Trò chơi con mực’, nó tàn khốc hơn, đáng sợ hơn và quy mô lớn hơn ‘Trò chơi con mực’ trong phim, và “Trò chơi” này vẫn đang được chơi cho đến ngày nay.

Tiếp theo, tôi muốn so sánh “Trò chơi con mực” trong phim truyền hình với phiên bản thực tế mà tôi đã trải nghiệm dưới góc độ của một người tham gia “trò chơi” chứ không phải một người xem.

1. Về mổ cướp nội tạng sống

Trong ‘Trò chơi con mực’ với những thước phim rất chân thực, thể hiện cảnh kinh dị của một bác sĩ và một số nhân viên trò chơi cấu kết với nhau để mổ cướp nội tạng của các thí sinh đem bán.

Cảnh tượng này ngay lập tức thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông chính thống. Ngoài phóng sự trên tờ “Mirror” của Anh mà tôi đã đề cập ở trên, thì tờ “Daily Telegraph” cũng đăng tải một phóng sự với tiêu đề đặc biệt dài mang tên “‘Bọn họ sẽ ăn cắp lá gan của bạn nhưng bạn thậm chí còn không biết.’ Trò chơi con mực ngoài đời thực của Trung Quốc: Trong thị trường giết người theo yêu cầu, nội tạng của hàng nghìn người bị đánh cắp mỗi tuần, và tại sao thế giới không thể làm gì?” 

Kết luận của báo cáo này là: Bởi vì WHO đã chấp nhận dữ liệu giả mạo do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa cho họ mà không cần hỏi. Điều này cũng giống như việc xử lý virus Corona vậy.

Mổ cướp nội tạng của “tù nhân lương tâm” ở Trung Quốc: Tội ác những tưởng  chỉ có trên phim - Pháp Luân Công và Sự Thật
Trong thị trường giết người theo yêu cầu, nội tạng của hàng nghìn người bị đánh cắp mỗi tuần. (Ảnh qua Kiểm Sát)

Tôi nghĩ rằng lý do âm mưu giết người và bán nội tạng xuất hiện trong ‘Trò chơi con mực’ có thể liên quan đến bộ phim tài liệu “Killing to Live”. Đây là bộ phim về mổ cướp nội tạng được thực hiện bởi tờ nhật báo lớn nhất Hàn Quốc – Chosun Ilbo cách đây vài năm. Bộ phim tài liệu dài gần 50 phút này được quay bởi các phóng viên Hàn Quốc. Họ đã mạo hiểm đến Trung Quốc để điều tra thực địa, thu thập bằng chứng chứng minh chắc chắn rằng ĐCSTQ đã giết người và bán nội tạng.Bộ phim tài liệu đã gây náo động mạnh vào thời điểm nó được phát sóng.

Chính vì vậy, tác giả kịch bản của ‘Trò chơi con mực’ có lẽ đã lấy cảm hứng từ điều này mà viết thành kịch bản mổ cướp nội tạng. Người ta vẫn thường nói rằng nghệ thuật là đến từ cuộc sống.

Tuy nhiên, phiên bản thực của việc mổ cướp nội tạng còn tàn khốc hơn, đáng sợ hơn ‘Trò chơi con mực’, và nó vẫn đang diễn ra cho đến ngày nay.

Hãy tưởng tượng nếu việc mổ cướp nội tạng trong ‘Trò chơi con mực’ không phải do một bác sĩ và một vài nhân viên tham gia trò chơi lén lút thực hiện mà thay vào đó là nhà tổ chức sẽ làm trên diện rộng, làm một cách “quang minh chính đại” thì điều gì sẽ xảy ra?

Thì lúc ấy “công dụng” chính của hơn 400 người tham gia “trò chơi” có thể không phải vì giải trí mà là trực tiếp giết để bán nội tạng lấy tiền.

Trên thực tế, hệ thống thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ hoạt động theo cách này.

2. Ba lần kiểm tra sức khỏe kinh hoàng

Tháng 4/2000, tôi bị bắt lần thứ 4 ở Bắc Kinh vì tu luyện Pháp Luân Công. Vào ngày 1/6, trên đường từ trại giam Sùng Văn đến văn phòng điều động nhân viên cải tạo Bắc Kinh, tôi cùng với một số người khác bị áp tải trong một chiếc xe đến một phòng khám bệnh để kiểm tra thân thể.

Dấu hiệu của cơn cảm cúm nguy hiểm chết người
Chúng tôi bị đưa đến một phòng khám bệnh để kiểm tra thân thể. (Ảnh minh họa qua Thanh Niên)

Bác sĩ cẩn thận kiểm tra các đặc điểm trên khuôn mặt, kiểm tra nhãn cầu và mí mắt của chúng tôi. Sau đó cho chúng tôi nằm trên giường, cẩn thận sờ vào các cơ quan nội tạng, nghe tim bằng ống nghe và hỏi bệnh sử từng người một.

Tôi lúc đó chỉ nghĩ nó là một cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ và không nghĩ nhiều về việc này, nên tôi thành thật trả lời bác sĩ rằng tôi bị viêm gan trước khi tu luyện Pháp Luân Công. Và đã hơn một lần tôi bị viêm gan ruột cấp khi học cấp 2 khiển phải nghĩ học và mắc bệnh viêm gan C sau một lần truyền máu lúc sinh con. Nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Công, mọi thứ đều được chữa lành… Tôi nói với bác sĩ điều này là để anh ấy biết rằng tu luyện Pháp Luân Công rất tốt cho thân thể.

Tôi thấy bác sĩ cẩn thận ghi lại những điều này nhưng lúc đó tôi không nghĩ đến việc gì khác.

Khoảng một tháng sau khi vào trại lao động, một ngày nọ một chiếc xe buýt lớn đột nhiên chạy đến, và tất cả các cửa kính của xe đều bị rèm che chắn. Sau đó chúng tôi được lệnh tập hợp khẩn cấp, cứ 2 người bị còng tay chung với nhau rồi nhét vào xe cho đến khi chất đầy. Những người không còn ghế để ngồi thì phải ngồi xổm ở lối đi giữa, hoặc ở khoảng cách giữa hai hàng ghế.

Cảnh tượng này giống hệt như trong phim kinh dị. Chúng tôi không biết mình sẽ bị đưa đi đâu, cảnh sát áp tải dùng đạn thật, rèm cửa được đóng chặt, và chúng tôi không thể nhìn thấy bên ngoài. Chúng tôi bị bắt phải cúi đầu, vùi đầu vào đùi, tay không còng cũng phải ôm sau đầu. 

Chiếc xe buýt lao về phía trước như một chiếc hộp đen, trong xe gió không thể lọt vào, tôi chỉ biết ngồi chồm hổm trong khoảng trống giữa hai hàng ghế và cúi đầu xuống, áo quần ướt đẫm mồ hôi.

Khi đến nơi, chúng tôi mới biết là mình bị kéo đi làm kiểm tra sức khỏe, đây là một bệnh viện lớn hơn nhiều so với phòng khám trước. Trong bệnh viện có máy chụp X-quang và tất cả chúng tôi đều bị chụp X-quang. Sau hơn một tháng, chúng tôi bị gọi đến một phòng khám nhỏ trong trại lao động, và chúng tôi bị lấy mẫu máu từng người một.

Tất cả những lần khám sức khỏe này là để biết nhóm máu và tình trạng thể chất của chúng tôi. Dữ liệu được lưu trữ trong máy tính. Bất cứ khi nào ai đó cần nội tạng, họ sẽ tìm nó trong cơ sở dữ liệu, nếu tìm được người có nội tạng phù hợp thì sẽ giết người đó, lấy nội tạng của họ bán lấy tiền. Đây không phải là một bộ phim kinh dị, đây là những gì đã xảy ra với tôi.

Bắt cóc đánh đập con nợ để ép trả tiền vay mượn | Báo Dân trí
Chúng tôi không biết mình sẽ bị đưa đi đâu, cảnh sát áp tải dùng đạn thật. (Ảnh minh họa qua Dân Trí)

Chỉ bất quá đó là năm 2000, lúc đó tôi không biết về mổ cướp nội tạng và thậm chí tôi cũng không biết mục đích của những cuộc khám sức khỏe lặp đi lặp lại này là gì, cho nên lúc đó tôi không có sợ, cũng không cảm thấy những chuyện này quá quan trọng. Vì vậy, khi tôi viết cuốn sách ‘Nước tĩnh chảy sâu’ liên quan đến trại lao động cưỡng bức, tôi đã không đề cập đến những cuộc kiểm tra thể chất này. Nếu như lúc đó biết mục đích của việc này, thì không biết tâm trạng sẽ như thế nào khi tôi ngồi xổm trong chiếc hộp đen đó và bị kéo đi khắp nơi.

Sau này khi tôi biết về việc mổ cướp nội tạng, rồi nhớ lại trải nghiệm lúc đó, tôi cho rằng tôi được toàn mạng ra khỏi nhà tù có thể là bởi vì lúc đó tôi đã nói với bác sĩ rằng tôi bị hai bệnh viêm gan. Theo quan điểm ghép tạng, khi đã mắc bệnh viêm gan, thì đã trở thành “phế vật”. Liệu mạng sống của tôi có được cứu vì điều này hay không thì thực sự vẫn là một ẩn số.

3. Chứng “bệnh thần kinh” không ai tin tưởng

Có một tình tiết khác trong ‘Trò chơi con mực’ khiến tôi ấn tượng, đó là khi mọi người tham gia trò chơi đầu tiên và thấy rằng nó thực sự là một trò chơi giết người. Khi người chơi không đủ điều kiện thì liền bị bắn ngay tại chỗ, tất cả đều bị dọa đến kinh người. Sau đó trải qua “cuộc bỏ phiếu dân chủ” và quyết định kết thúc trò chơi.

Sau khi trò chơi kết thúc, nam chính Seong Gi-hun đã chạy đến đồn cảnh sát để trình báo tội ác, nói rằng trò chơi đã giết chết hơn 200 người, đồng thời yêu cầu cảnh sát điều tra, bắt người và ngăn chặn tội ác này lại. Nhưng anh đã bị đuổi ra ngoài như một người bị bệnh thần kinh, họ không tin những gì anh ấy nói.

Tôi nhớ rằng lúc tội ác mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ vừa được đưa ra ánh sáng, khi tôi nói chuyện này với người khác, luôn có những người không tin tôi và hỏi tôi bằng chứng đâu. Lúc này, tâm trạng của tôi cũng giống như của Seong Gi-hun. Khi đó tôi đau lòng nói: Có người trong gia đình tôi bị giết, có người bị bắt, có người mất tích. Tôi đã đến đồn cảnh sát để trình báo tội ác, nhưng cảnh sát hỏi tôi bằng chứng. Nếu tôi không thể đưa ra bằng chứng, cảnh sát sẽ không lập hồ sơ, không tìm người mất tích, và thay vào đó cười nhạo tôi, hoặc nói rằng tôi vu khống, bêu xấu xã hội chủ nghĩa, bêu xấu Trung Quốc…

China Might Send Military to Hong Kong - YouTube
Cảnh sát không những không tin những gì Tăng Tranh trình báo mà còn cho rằng bà đang vu khống. (Ảnh minh họa qua Youtube)

Lúc đó tôi đã nói: Là một đoàn thể bị hại, chúng tôi có khả năng gì để đưa ra bằng chứng? Người cũng bị giết rồi, nơi nào có chứng cứ đây? Một người trong cuộc đã đến và tố cáo, nhưng họ lại nói rằng đó không phải là bằng chứng. Chúng tôi không phải là thám tử, không có lệnh khám xét, không có súng, không thể đột nhập vào chỗ ở của người ta thì làm sao lấy được chứng cứ?

Nhưng loại chuyện nực cười hoang đường này vẫn đang xảy ra cho đến ngày nay, và những người yêu cầu chúng tôi cung cấp “bằng chứng” không bao giờ nghĩ rằng loại logic này là vô lý.

Trên thực tế, trải qua mười mấy năm cố gắng, đã có rất nhiều chứng cứ khác nhau, và một số đã được tòa án chứng thực. Tòa án Nhân dân ở Anh thậm chí đã tuyên án đối với tội ác của ĐCSTQ. Nhưng vẫn có nhiều người thậm chí không thèm xem các bằng chứng hiện có và quá trình xét xử.

Tâm lý chung của họ là: “Miễn là gia đình tôi chưa bị giết, thì chuyện này không liên quan gì đến tôi.”

4. ‘Trò pinball’ trong ‘Trò chơi con mực’ và ‘chế độ tính điểm’ của trại lao động

Có một cảnh khác trong ’Trò chơi con mực’ cũng khiến tôi ấn tượng sâu sắc, đó là sau khi phần thi kéo co theo đội kết thúc, 2 người tham gia trò chơi được phép thành lập một nhóm. Mọi người theo thói quen sẽ suy nghĩ rằng tìm ra người phù hợp nhất với bản thân, hoặc tìm người có thể tạo thành đội hình mạnh nhất với mình.

Kết quả là trò chơi này biến 2 người chung đội thành đối thủ và giết lẫn nhau, chỉ 1 trong 2 người được sống.

Điều này khiến tôi nhớ đến “chế độ tính điểm” trong trại lao động của ĐCSTQ. Chế độ này đảm bảo rằng giữa các tù nhân cải tạo lao động sẽ “tàn sát” lẫn nhau. Mục đích là để mọi người làm việc chăm chỉ  “một cách có ý thức và tự nguyện”, nói thẳng ra thì chính là làm việc chăm chỉ vì tính mạng của họ.

Có nghĩa là, mọi người đều phải bị chấm điểm hàng ngày, làm việc nhiều, nghe lời cảnh sát, mật báo cho cảnh sát, v.v., cũng có thể nhận thêm điểm. Đương nhiên những người không hoàn thành nhiệm vụ lao động, không vâng lời, vi phạm kỷ luật, … sẽ bị trừ điểm.

Những 'con quỷ đội lốt người' trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ tỉnh Sơn  Đông, TQ - DKN News
Một hình ảnh trong trại lao động cưỡng bức của ĐCSTQ. (Ảnh qua Dkn.tv)

Trong trại lao động, điều quan tâm nhất của các tù nhân chính là điểm của họ. Trại lao động thường xuyên so sánh điểm của tất cả mọi người, ai có điểm cao nhất có thể được giảm án, người có điểm thấp nhất sẽ bị thêm án. Bởi vì giảm án hay thêm án đều dựa vào điểm số, mà điểm số là một khái niệm tương đối. Nghĩa là nếu muốn giảm án nhiều nhất thì phải có số điểm cao nhất.

Bằng cách này, ĐCSTQ không cần lực lượng cảnh sát, không cần ai cầm dùi cui điện để theo dõi, tất cả mọi người đều sẽ chủ động liều sống liều chết làm việc, mật báo cho cảnh sát,… Bởi vì ai cũng muốn nhận được nhiều điểm hơn những người khác. Bằng cách này, đảm bảo rằng các tù nhân của trại lao động sẽ cạnh tranh với nhau.

Nói cách khác, ĐCSTQ dùng “chế độ tính điểm” này để huy động hoàn toàn những điều xấu xa trong con người để làm điều ác với nhau, từ đó trở thành nô lệ cho ĐCSTQ.

Tuy nhiên, đối với các học viên Pháp Luân Công, tiêu chuẩn lại là một bộ khác. Đối với các học viên Pháp Luân Công, mục tiêu của ĐCSTQ là tìm cách để họ từ bỏ tín ngưỡng. Nếu không từ bỏ tín ngưỡng thì ngay cả tư cách tham gia chấm điểm cũng không có, và thuộc về đối tượng bị quản lý nghiêm khắc, chịu các loại nhục hình như ăn cơm bữa.

5. Mức độ “bình đẳng” và “kỷ luật”

Ngoài ra còn có một cốt truyện nực cười và mỉa mai trong ‘Trò chơi con mực’ đó là, người tổ chức nói rằng để đảm bảo tất cả mọi người đều bình đẳng, vì vậy những ai vi phạm quyền bình đẳng của trò chơi đều bị xử tử.

Các trại lao động của ĐCSTQ thì ngược lại, chia mọi người thành 3, 6 hoặc 9 giai cấp. Những người ở các cấp độ khác nhau đeo các thẻ có màu sắc khác nhau.

Thẻ của tôi tại Trại lao động nữ Bắc Kinh có nội dung: “Cấp bậc: Phổ quản”, màu cam. Thẻ của đội bị quản lý nghiêm ngặt có màu trắng. Tôi cũng từng một thời gian dài đeo thẻ trắng và bị kiểm soát nghiêm ngặt.

Để có được tấm thẻ “Phổ quản” màu cam này, cái giá tôi phải trả thật không thể tưởng tượng nổi và cũng không có thời gian để trình bày chi tiết ở đây. Mọi người nếu quan tâm thì có thể đọc cuốn sách ‘Nước tĩnh chảy sâu’.

6. Mọi tội ác đều bắt nguồn từ “ý định ban đầu” – hủy diệt nhân loại

Cách đây không lâu, tôi đã tham gia một cuộc phỏng vấn nói về việc ĐCSTQ không cho phép các học viên Pháp Luân Công ngủ trong các trại lao động, ép người ta đến phát điên. Hơn nữa tôi còn tận mắt chứng kiến cảnh một người bị ép đến điên, người dẫn chương trình nữ vô cùng khó hiểu hỏi tôi: “Tại sao ĐCSTQ muốn làm điều này? khiến người ta phát điên rồi thì khi quay về với xã hội, không còn đóng góp được gì cho cộng đồng, người này hoàn toàn bỏ rồi. Vì sao ĐCSTQ lại làm như vậy?”

Tôi nói với cô ấy rằng: “Tôi khuyên cô ấy đọc các cuốn sách ‘9 bài bình luận về ĐCSTQ”, “Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản (TQ)” và “Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta.”

七小时三十三分钟:《九评共产党》完整版(视频) - 明德
Cuốn sách ‘9 bài bình luận về ĐCSTQ”. (Ảnh qua Wikipedia)

Tôi nói cảnh sát trong trại lao động, họ chỉ quan tâm đến việc liệu có thể đạt được “tỷ lệ chuyển hóa” cứng nhắc đối với các học viên Pháp Luân Công hay không, có thể giữ công việc của họ, giữ tiền thưởng của họ hay không. Còn việc người này có bị bỏ rơi sau khi về nhà hay không, có còn đóng góp được gì cho xã hội hay không là điều không nằm trong sự cân nhắc của họ.

7. Ẩn dụ, thực tế và hy vọng

Cuối cùng, tôi muốn nói rằng bộ phim ‘Trò chơi con mực’ quả thực là một bộ phim rất hay. Tiết tấu kịch tính gay cấn, hút người xem. Mỗi tập phim đều kết thúc vào lúc gây cấn nhất, khiến người ta muốn xem tập tiếp theo ngay lập tức.

Bộ phim thể hiện hoàn cảnh ác liệt, trong hoàn cảnh thân bất do kỷ vì để bảo toàn mạng sống mà người ta đã bộc lộ ra những thú tính độc ác ghê tởm. Sau đó, những điều kinh tởm này đã được thể hiện ra trước mặt khán giả một cách vô cùng thẳng thừng, máu lửa không một chút che giấu. Tôi nghĩ người viết kịch bản và đạo diễn phải có tư duy rất sâu sắc.

Một số người nói rằng bộ phim này châm biếm thực tế xã hội của ĐCSTQ. Về cơ bản tôi đồng ý với tuyên bố này. Trong trò chơi cuối cùng, khi chỉ còn lại 2 người trong cuộc đấu sinh tử, trời đột nhiên đổ mưa, lúc này ở hiện trường một người khách quý thưởng thức trò chơi núp trong bóng tối đọc một bài thơ của Đỗ Phủ bằng tiếng Trung: “Hảo vũ tri thì tiết”, có nghĩa là mưa rơi đúng lúc, có thể khiến cuộc chiến trở nên khó khăn hơn và khiến họ trở nên thú vị hơn.

Vị khách quý nói tiếng Trung chính là người của ĐCSTQ. Người ta cũng cho rằng vở kịch ‘Trò chơi con mực’ phản ánh nhân loại ngày tận thế và rất giàu tính triết lý. Về cơ bản tôi đồng ý với điều này. Theo tôi, bóng tối trong trại lao động của ĐCSTQ còn tồi tệ hơn thế..

Khi luật chơi được thực hiện bởi những tên phản diện lưu manh, những người này lấy cảnh giết người để làm thú vui, lấy sự tàn sát lẫn nhau của người khác để giải trí. Những người ở tầng đáy của xã hội chỉ có thể liều mạng để chơi trò chơi của người khác, xác thực là rất khó có lựa chọn, chỉ có thể giết chết người khác để cho mình còn sống. Có lúc thậm chí giết chết người khác mình cũng không sống nổi, chỉ có thể cùng nhau chết.

Tôi nghĩ rằng tác động hình ảnh đẫm máu của bộ phim cũng thể hiện quan điểm và nhận thức của biên kịch và đạo diễn về thế giới thực. Thực tế là vậy, nên không thể trách biên kịch và đạo diễn vô tình. Nhưng mà thế giới này đã gần đến “ngày tận thế” và thật sự không còn hy vọng nữa sao?

Có hai điều khiến tôi sốc nhất trong phim: một là trong trận quyết đấu cuối cùng, khi nhân vật chính rõ ràng có thể giết chết đối thủ đang nằm bất lực dưới đất và nhận lấy số tiền thưởng là 45,6 tỷ Won, nhưng anh đã chọn dừng “trò chơi” không giết đối thủ, không nhận tiền thưởng.

Cái khác là ở cuối phim, nhân vật chính rõ ràng có thể lấy tiền thưởng cao bay xa chạy, đoàn tụ với con gái của mình, nhưng lại quay đầu đi về phía những người xem, và sau đó bộ phim đột ngột dừng lại ở đây. Nhưng tất cả người xem đều hiểu rằng điều này có nghĩa là nhân vật chính phải quay lại để ngăn trò chơi giết chóc này tiếp tục.

Nói cách khác, loại trò chơi tàn nhẫn này không phải là không thể dừng lại, ngay từ đầu, nó có thể dừng lại bất cứ lúc nào miễn là hơn một nửa số người sẵn sàng dừng lại. Chỉ là rất nhiều lúc, đa số người bình thường đều không thể kiềm chế được lòng ham muốn, cuối cùng càng ngày càng đi xa trên con đường sai lầm, cho đến khi bỏ mạng.

Khi xem một bộ phim tôi sẽ rất nhập tâm, nhiều khi tôi không khỏi suy nghĩ: Nếu là tôi, tôi sẽ làm gì trong tình huống đó?

Rồi cuối cùng tôi cũng suy nghĩ minh bạch, đó là: Tại sao lại muốn tham gia vào trò chơi xấu xa này? Tại sao lại để họ đưa ra luật chơi? Nếu bạn làm chủ được bản thân, kiểm soát được dục vọng và tránh xa trò chơi xấu xa này ngay từ đầu, thì trên thực tế những vị khách quý kia cũng không có khả năng thao túng những “con người nhỏ bé” này.

Rốt cuộc, không phải là do chữ “Tiền” sao? Nếu như có thể thật sự hiểu, cuộc đời của một người có được bao nhiêu tiền được quyết định bởi “đức” mà người ấy đã tích lũy qua đời đời kiếp kiếp, chứ không phải quyết định bởi lòng tham. Như thể tự bản thân có thể tách khỏi mọi loại “trò chơi” kinh tởm trên đời. 

Tôi nghĩ bộ phim truyền hình mang đậm tính hiện thực như thế này chắc chắn sẽ khiến nhiều khán giả phải suy nghĩ. Riêng suy nghĩ của tôi là: Kỳ thực bất kể là người có địa vị hay là người không có địa vị, thì đều có thể xuất phát từ ý niệm trong tâm muốn cứu chính mình, cứu người khác, và cứu thế giới.

Tử Vi (Theo The Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La