Số mệnh con người đã được định trước (P.3): Tương đồng bát tự

“Định Mệnh Luận” là một trong những nội dung chủ đạo trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, Khổng Tử từ lâu đã từng nói “Sinh tử có mệnh, phú quý tại thiên”

Số Mệnh của Con Người Có Phải đã Được Định Sẵn Từ Trước?. (Ảnh: Internet)

Để kiểm định xem số mệnh của con người có phải được định sẵn từ trước hay không còn có một phương pháp nữa, đó chính là so sánh giữa hai người có cùng năm sinh, cùng tháng sinh, cùng ngày sinh, cùng giờ sinh, để xem cuộc đời của bọn họ ra sao.

Bởi vì hai người mà có cùng ngày sinh, giờ sinh thì bát tự là tương đồng, sau đó căn cứ vào bát tự ngũ hành tính toán thì cũng sẽ cho kết quả giống nhau. Vì thế hai người đó sẽ phải có một cuộc đời tương tự như nhau.

Vì sao kết quả cuối cùng chỉ là dùng từ “tương tự”, mà không phải là “tương đồng”? Đó là vì mặc dù bát tự về ngày tháng năm sinh là tương đồng, nhưng địa điểm sinh ra là khác nhau, thời khắc sinh ra lúc trước và lúc sau không giống nhau, điều kiện sinh thái và hoàn cảnh xã hội cũng khác nhau. Nói tóm lại là sự khác biệt giữa “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” sẽ tạo nên sự khác biệt như thế. Nhưng loại bỏ đi những hoàn cảnh cụ thể mà giảng, từ một góc độ trừu tượng mà nhìn, vận mệnh hai người này sẽ có một tuyến đường phát triển tương tự nhau.

Trạng Nguyên triều Thanh Vương Dĩ Hàm (1761-1823), tự là Thự Băng, quê ở Chiết Giang Quế An (bây giờ là thành phố Hồ Châu) trấn Lăng Hồ. Khi ông vừa sinh ra, có một nhà chiêm tinh xem cho ông thấy rằng bát tự của ông khuyết thủy bèn dặn lại với bố mẹ của ông: “ông bà hãy nhớ bắt buộc phải để em bé vào trong thuyền cá và dùng sữa nuôi trong vòng 100 ngày để bổ sung lại”. Sau đó hai vợ chồng tìm được một người phụ nữ đánh cá, bèn đưa cho cô ta tiền để mượn thuyền cá của cô nuôi con mình trong 100 ngày. Sau này Vương Dĩ Hàm đến năm Càn Long 60 (1795) thì được trúng cử Trạng Nguyên.

Trường hợp này là một trường hợp mà sinh mệnh khuyết thủy, cho nên sau khi sinh ra phải dùng nước để nuôi dưỡng anh ta, để bồi bổ lại lượng thủy bị thiếu. Giả sử nếu như  có cùng một bát tương đồng, nhưng lại không làm như thế, sinh mệnh khuyết thủy như vậy không được bồi bổ, thì sau này phúc khí của anh ta cũng sẽ không được đầy đủ. Điều này đã giải thích nguyên nhân vì sao những người có cùng ngày sinh năm sinh giờ sinh nhưng cuộc đời lại khác nhau.

Lại tiếp tục lấy một ví dụ tại Trung Quốc Đại Lục, sau năm 1949, tất cả những người có tiền, có nhà ở thành phố, địa chủ ở nông thôn, người nông dân giàu có, có tài sản đều bị Đảng cộng sản tịch thu hết, mãi cho đến năm 1978, trong suốt gần 30 năm, trong gần 1 tỷ người dân Trung Quốc đại lục không có đến 100 triệu phú, thời kỳ đó địa vị lớn nhất là công nhân, lương mỗi tháng của họ “làm việc là 36 đồng, không làm việc cũng 36 đồng”, có nghĩa là khi làm việc ở công trường, không cần biết là bạn làm việc hay không làm việc, lương tháng đều cố định là 36 đồng nhân dân tệ.

Từ đó có thể thấy, chả trách trong vòng 30 năm, trong gần 1 tỷ người lại không có đến nỗi 100 nhà triệu phú. Tuy vậy trong hoàn cảnh đại lục thời đó, vẫn có người có mệnh làm triệu phú, nhưng trong hoàn cảnh đó hoàn toàn không cho phép họ phát huy bản thân.

Ví dụ tại vùng nông thôn đại lục thời đó, hoàn cảnh cực kỳ nghèo khổ, có người lén lút nuôi vài con gà, đẻ được vài quả trứng lại lén lút đem đi bán, kết quả bị phát hiện, không những gà bị thu, mà người đó còn bị lôi ra phê bình, nói là sở hữu tài sản theo kiểu tư bản. Trong hoàn cảnh và không khí khủng bố đó, người giàu nhất thế giới ví như ông Bill Gates mà sinh ra ở đây thì cũng chỉ biết thở dài bất lực.

Vậy mà ở nơi chỉ cách một lằn ranh – Nhật Bản, đúng vào thời kỳ trùng kiến sau chiến tranh, lại được sự giúp đỡ của Mỹ, hoàn cảnh ấy phù hợp cho các triệu phú tỷ phú phát huy năng lực của mình trong một nền kinh tế tự do tư bản chủ nghĩa. Những nhà triệu phú xuất hiện nhiều như nấm sau mưa, ví dụ, người sáng lập công ty đa quốc gia Nhật Bản “Matsushita Electric” sau khi qua đời năm 1989 đã để lại tài sản trị giá hơn 1,5 tỷ USD. Tại ngành công nghiệp Nhật Bản, người sáng lập ra tập đoàn Tây Vũ Kojiro sau khi qua đời năm 1964, ông đã trở thành người giàu nhất Nhật Bản, những ví dụ như thế có rất nhiều, đều là xảy ra vào thời kỳ đó.

Có thể thấy, hoàn cảnh hậu thiên có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của sinh mệnh, đó là nhân tố tạo ra sự khác biệt về đường đời và kết cục của những người có cùng năm sinh ngày sinh giờ sinh.

Cổ nhân có câu: “Cây quýt sinh ra ở phía nam thì là cây quýt, cây quýt mà sinh ra ở phía bắc thì thành cây chanh đắng”, đại ý để nói lên các nhân tố hoàn cảnh đối với sự phát triển của sinh mệnh có ảnh hưởng rất lớn. (Mặc dù sau này cũng có người nói, nhưng kỳ thực quýt và chanh đắng không phải cùng một loại, có điều hai loại thực vật này rất giống nhau).

Kỷ Hiểu Lam triều Thanh có nói: tôi đã từng nhìn thấy rất nhiều sự việc xác thực và suy nghĩ rất nhiều lần, quý tiện bần phú trong bát tự, chỉ có thể dự đoán được một cách đại khái như thế, còn sự thực bên trong là có sự khác biệt đôi chút.

Ví dụ: Phu nhân của Trâu Tiểu Sơn tiên sinh ở Vô Tích và phu nhân của Trần Mật Sơn tiên sinh ở An Châu có cùng một bát tự giống hệt nhau. Tiểu Sơn tiên sinh làm chức lễ bộ thị lang, trong khi Mật Sơn tiên sinh thì làm quan bộ chính Quý Châu, đều là quan nhị phẩm. Luận về tước vị quan bố chính không tôn quý bằng chức thị lang; nhưng luận về bổng lộc thì chức thị lang lại không hậu hĩnh bằng chức quan bố chính, như vậy là cân bằng.

Hai vị phu nhân đều là những người thọ mệnh cao, Trần phu nhân phải ở góa từ sớm, nhưng những năm cuối đời rất khỏe mạnh an lạc. Trâu phu nhân sống với chồng cho đến khi đầu bạc, hai vợ chồng tương thân tương ái, nhưng những năm cuối đời thì thần trí bất minh, gia cảnh cũng nghèo khó, như vậy mọi thứ cũng lại cân bằng. Điều này cho thấy về vị trí thì có bắc có nam, thời gian thì có trước có sau, tất cả đều là được phân bố công bằng cả.

Kỷ Hiểu Lam là độc thị học sỹ tại viện hàn lâm, thường xuyên qua lại bên cạnh Hoàng đế, lời ông ấy nói, đương nhiên có tính xác thực rất lớn.

Ngoài ra trong 《Thanh bại loại sao》có ghi : có những người sinh cùng năm, cùng tháng, cùng ngày, cùng giờ nhưng vận mệnh lại không giống nhau, các nhà chiêm tinh cho rằng nguyên nhân là do địa điểm sinh ra khác nhau.

Lễ bộ thượng thư Uông Đình Trân và thịnh kinh (Trẩm Dương) Thành thư có cùng năm sinh, tháng sinh, ngày sinh, giờ sinh. Uông Đình Trân thi trúng tiến sỹ còn Thành Thư chỉ trúng cử nhân. Khi Uông Đình Trân lên làm quan lục phẩm, Thành Thư là quan ngũ phẩm; khi Uông Đình Trân lên làm quan ngũ phẩm, Thành Thư là quan tứ phẩm. Thành Thư nhậm chức thị lang, Uông Đình Trân được lên làm quan tam phẩm. Hiện nay Uông Đình Trân được làm thượng thư, còn Thành Thư vẫn chỉ là thị lang. Hai người này có chức vị không chênh lệch là bao.

Còn có một sự việc rất kỳ lạ nữa, đó là hai người có dung mạo rất giống nhau, là hai nhân đinh, một người bên nội, một người bên ngoại có tuổi tác tương đồng nhau, đây là một sự việc rất hiếm thấy.

Hai ví dụ ở trên là hai trường hợp có cùng năm sinh, tháng sinh, ngày sinh, giờ sinh. Trải qua kiểm chứng cuộc đời của họ, đích thị là tương tự như nhau. Qua đó ta có thể chứng minh rằng sinh mệnh của con người xác thực là đã được định trước từ khi mới sinh ra, cuộc đời của một con người là có thể dùng bát tự dựa theo ngày tháng năm sinh mà tính toán ra được.

Việt Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này