Siêu anh hùng cứu gần 700 đứa bé khỏi tay Đức Quốc xã

21/08/18, 16:30 Tri thức

Nicholas George Winton là một người Anh đã tổ chức giải cứu 669 trẻ em, hầu hết trong số họ là người Do Thái, từ Tiệp Khắc vào đêm trước của Chiến tranh thế giới II.

Nicholas Winton với một trong những đứa trẻ mà ông cứu thoát khỏi Tiệp Khắc. (Ảnh qua mirror.co)

Holocaust được coi là một trong những cuộc thảm sát kinh hoàng nhất trong lịch sử đối với một dân tộc. Nó cướp đi sinh mạng của hơn 6.000.000 người Do Thái, trong đó có 3 triệu đàn ông 2 triệu phụ nữ và 1 triệu trẻ em. Theo ước tính, hơn 2/3 dân số Do Thái tại châu Âu đã bị giết hại. Đó là tội ác không thể tha thứ của phát xít Đức.

Ngay trong thời điểm bấy giờ, có hàng triệu người căm phẫn trước hành động đó của phát xít Đức nhưng chẳng mấy nguời có can đảm để làm điều gì khác biệt, bởi Hitler và đội quân của ông quá mạnh. May mắn thay, vẫn có những “vì sao” hiếm hoi thắp lên hy vọng cho những người Do Thái khốn khổ, và một trong số đó là Nicholas Winton.

Mối đe doạ lan toả khắp châu Âu

Nicholas Winton tên thật là Nicholas George Wertheim, sinh ngày 19/5/1909 tại West Hampstead, London, Anh Quốc. Cha ông là Rudolph Wertheim, chủ ngân hàng và mẹ là Barbara Wertheim. Gia đình ông vốn là những người Do Thái Đức, và họ Wertheim được đổi thành Winton để có thể nhập cư vào Anh.

Vào khoảng năm 1938, Winton nhận thức sâu sắc được những vấn đề đang diễn ra trên châu Âu. Sự ngông cuồng của phát xít Đức, bạo lực tràn lan khắp nơi và quả bóng chiến tranh chỉ chực chờ để bùng phát. Thời điểm đó, những người Do thái bị đe doạ trên khắp châu Âu, họ đứng trước sự thù địch của bè phái Đức Quốc Xã.

Trong những năm đầu khi Hitler lên nắm quyền, Đức Quốc Xã đã cố gắng làm cho cuộc sống của người Do Thái trở nên khó chịu đến mức họ buộc phải di cư. Nhưng có rất ít quốc gia sẵn sàng chấp nhận một dòng người tị nạn Do Thái, trong đó có Anh.

Tuy nhiên, ngày 9/11/1938 đã chứng kiến ​​một bước ngoặt đáng báo động trong chủ nghĩa chống Do Thái của Đức Quốc xã. Trong các lãnh thổ bị chiếm đóng ở Đức, một làn sóng bạo lực nổ ra chống lại người Do Thái. Các giáo đường Do Thái bị đốt cháy, các doanh nghiệp bị tấn công và nhà cửa bị đập vỡ không thương tiếc, sau này người ta gọi sự kiện này là Kristallnacht – ‘Đêm thủy tinh vỡ’. Kristallnacht thực sự là hồi chuông cảnh báo đáng sợ. Kết quả là, Anh đã đồng ý mở đường biên giới cho trẻ em Do Thái tị nạn.

Một số trẻ em mà Nicholas Winton đã cứu khỏi Prague ngay trước sự bùng nổ của Thế chiến II. (Ảnh qua mirror.co)

Năm 1938, nước Anh thành lập Ủy ban hỗ trợ người tị nạn và chàng thanh niên 29 tuổi Winton đã quyết định gia nhập tổ chức, sau đó ông tới Tiệp Khắc với tư cách là thành viên đại diện. Khi đặt chân tới mảnh đất đang cận kề tan nát vì chiến tranh, Winton đã chợt nhận ra rằng mình phải làm điều gì đó để giúp đỡ nơi này, đặc biệt là những đứa trẻ sinh ra trong thời chiến.

Và rồi ngay tại Prague, chàng thanh niên trẻ tuổi ấp ủ một kế hoạch vĩ đại nhằm giải cứu hàng trăm đứa trẻ sớm nhất có thể vào ngay thời điểm trước khi Thế chiến II bùng phát.

Nicholas Winton từng là một nhà môi giới chứng khoán, từng tham gia rất nhiều hoạt động xã hội. Và quan trọng hơn cha mẹ ông là người gốc Do Thái, đã đến và hòa nhập vào cuộc sống tại Anh trong một thời gian khá dài. Có lẽ đó là một trong những lý do thôi thúc Winton phải hành động tại Prague.

Kế hoạch liều lĩnh

Ở Prague, Winton đã chứng kiến ​​toàn bộ vấn đề mà người Do Thái ở Sudetenland phải chịu đựng. Trại tị nạn được lấp đầy với những gia đình nheo nhóc bị buộc phải rời khỏi ngôi nhà của chính họ. Là một công dân Anh có nhiều mối liên hệ, Winton tin rằng ông có thể sắp xếp việc sơ tán những đứa bé tị nạn đến Anh. Đương nhiên, việc đó không hề dễ dàng.

Winton và các đồng nghiệp là Martin Blake và Doreen Warriner đã thành lập một trụ sở tạm thời tại một khách sạn ở Prague và bắt đầu thu thập tên của những gia đình Do Thái muốn gửi con đến nơi an toàn hơn.

Hàng trăm gia đình đã tìm đến trụ sở với hy vọng con cái mình sẽ thoát khỏi cảnh lầm than trước mắt. Nhưng nhu cầu thì lớn, phần “cung” thì lại có nhiều trắc trở, rủi ro. Cụ thể, quá trình xin thị thực nhập cảnh bị dồn ứ do số lượng ngày càng nhiều nhưng phản ứng của họ thì quá chậm.

Thời gian quá cấp bách, Winton quyết định mạo hiểm khi liều lĩnh làm giả thị thực nhập cảnh của Home Office. Không chỉ có vấn đề về thị thực, Winton và các đồng nghiệp cũng đã phải hối lộ các quan chức tại đây để mọi chuyện có thể suôn sẻ hơn.

Và rồi đến ngày 14/3/1939, 20 đứa trẻ đầu tiên được phép bước chân lên tàu rời khỏi đây. Đáng nói, chuyến đi đầu tiên này bắt đầu chỉ vài giờ trước khi phát xít Đức chính thức chiếm đóng Tiệp Khắc.

Một trong những trại tập trung của Đức Quốc xã. ((Ảnh: Sovfoto / UIG qua Getty Images)

Những người sống sót đã kể lại tình cảnh xúc động lúc bấy giờ trên sân ga. Trong những giây phút cuối cùng trước giờ khởi hành, những đứa trẻ kêu gào thảm thiết, cầu xin cha mẹ chúng đừng gửi chúng đi nhưng tất cả đều là vì tương lai của những đứa trẻ đó.

Sau đó, Winton và các đồng nghiệp của ông đã bố trí thêm tám đoàn tàu để đưa những đứa trẻ còn lại đi qua Nuremberg, Cologne và nhiều nơi khác để đến London. Mỗi đứa trẻ tị nạn đều có một cái túi nhỏ trong đó có tên, tuổi và thông tin của chúng. Nhưng đáng tiếc, chỉ có bảy trong số tám đoàn tàu có thể thực hiện hành trình của mình. Chuyến cuối cùng vào đầu tháng 8, đưa tổng số trẻ được cứu về lên con số 669.

Vào ngày 1/9/1939, Hitler đã xâm chiếm Ba Lan, tất cả các biên giới do Đức kiểm soát đều bị đóng cửa và những nỗ lực cứu hộ của ông Winton đã buộc phải kết thúc. “Trong vòng vài giờ sau khi thông báo, chuyến tàu thứ tám đã biến mất“, Winton nhớ lại. “Không ai trong số 250 trẻ em trên tàu được nhìn thấy lần nữa“. Đau đớn hơn, người ta cho rằng, tất cả đều đã chết trong các trại tập trung.

Sau thời khắc trên, những người Do Thái, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều phải đối diện với sự kinh hoàng đến từ cuộc thảm sát Holocaust của phát xít Đức. Với niềm tin mù quáng của mình, Hitler đã ra lệnh sát hại không thương tiếc cả triệu người Do Thái.

Có thể nói, 669 đứa trẻ kia thực sự đã rất may mắn khi có thể gặp Nicholas Winton. Sau này, phần nhiều trong số những đứa trẻ được cứu vẫn sống khoẻ mạnh đến tuổi 70-80 và vẫn tự gọi mình là “Những đứa con của Winton”.

Người anh hùng thầm lặng

Trực tiếp đứng ra tổ chức, sắp xếp, nhận trách nhiệm cho quá trình giải cứu gần 700 đứa trẻ khỏi cuộc thảm sát Holocaust nhưng Winton lại không hề để cho bất cứ ai biết đến chuyện này, ngay cả với người nhà của ông. Mãi đến gần 50 năm sau, vợ ông mới vô tình tìm được quyển nhật ký chứa đựng nhiều tài liệu, hình ảnh về cuộc giải cứu năm nào. Bà ấy hỏi nhưng ông chỉ trả lời một cách chung chung.

Hàng trăm khán giả đó chính là những đứa trẻ mang ơn ông ngày nào. (Ảnh qua mirror.co)

Có vẻ như Winton vẫn cố gắng giữ kín mọi việc cho đến khi đài BBC tổ chức một chương trình đặc biệt vào năm 1988. Ông được mời đến tham gia chương trình lớn với rất nhiều đàn ông, phụ nữ trung niên. Nhưng điều Nicholas Winton không biết là hàng trăm khán giả đó chính là những đứa trẻ mang ơn ông ngày nào. Họ đã tới trong sự xúc động để tri ân vị anh hùng thầm lặng của mình.

Báo chí mệnh danh ông là “Schindler người Anh“, còn ông thì khẳng định sự tham gia của những người bạn như là Beatrice Wellington, Doreen Warriner, Trevor Chadwick, và nhiều người khác. Ông nói: “Chadwick là người đã làm công việc khó khăn và nguy hiểm nhất sau khi Phát xít xâm lấn… Ông ấy đáng được ca ngợi”.

Sir Nicholas Winton và Nữ hoàng Elizabeth II. (Ảnh qua mirror.co)

Năm 2003, ngài Winton đã được nữ hoàng Anh phong tước hiệp sĩ ở tuổi 94. Năm 2011, các nhà làm phim của Séc đã xây dựng lại cuộc đời và chiến công của ngài Nicholas trong bộ phim “Gia đình của Nicky” với lời đề tựa “Người đàn ông Anh quốc đã thay đổi thế giới”. Ngày 28/10/2014, ngài Winton nhận được giải thưởng cao nhất của nước Cộng hoà Séc, Huân chương Sư tử trắng, do tổng thống Cộng hòa Séc, Miloš Zeman trao tặng. Ngài Winton qua đời vào ngày 1/7/2015, hưởng thọ 106 tuổi.

Cuộc đời của ông trở thành niềm cảm hứng cho vô số các nhà làm phim, tác giả lớn.

>>>Có những siêu anh hùng thầm lặng giữa cuộc đời

>>>Nhân vật “siêu anh hùng” Samson trong Kinh Thánh là có thật?

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!