Quy tắc xử thế căn bản của cổ nhân – “Đạo” của bậc Thánh hiền

18/09/17, 08:11 Cổ Học Tinh Hoa

Luân lý đạo đức là một bộ những quy tắc hành xử của con người, có nguồn gốc từ rất xa xưa. Nếu con người có thể tuân thủ những luân lý đạo đức ấy, thì chính là đang đi trên con đường của bậc Thánh hiền.

Cổ nhân có câu: “Thiên hữu đạo, tắc nhật nguyệt thanh minh. Nhân hữu đạo, tự nhiên xã hội an trữ”, nghĩa là Trời có đạo thì nhật nguyệt rõ ràng. Người có đạo thì xã hội tất sẽ bình an. Chỉ có người người đều tuân theo sự chỉ dạy của bậc thánh nhân xưa, giữ gìn và khôi phục lại bản tính lương thiện của mình thì thiên hạ mới có thể thực sự thống nhất, nhân loại mới thực sự hòa ái, bình an.

Quy tắc xử thế căn bản của cổ nhân - "Đạo" của bậc Thánh hiền - ảnh 1
Làm con phải nghe lời dạy của người lớn, nếu có sai lầm phải biết tiếp nhận lời khuyên của bề trên. (Ảnh: Sohu)

Luân lý đạo đức chính là cái gốc của con người, là đạo đức căn bản nhất của làm người. Bậc thánh nhân cho rằng, có thể thủ vững đạo làm người thì mới là người quân tử. Không khuyết thiếu đạo làm người thì chính là người lương thiện. Đạo đức là cái gốc của con người và cũng là đạo lý đúng đắn mà người người đều nên tuân theo.

Luân lý đạo đức làm người đã dần dần được người xưa ghi chép lại rất chi tiết tỉ mỉ, bao gồm một số nội dung chủ yếu như sau:

Ngũ luân (năm quan hệ luân lý chính trong xã hội)

Trong đối nhân xử thế có ngũ luân: Giữa vua tôi là có nghĩa. Giữa cha con là có gần gũi thân thiết. Giữa vợ chồng là có phân biệt. Giữa lớn bé là có thứ tự. Giữa bạn bè là có thành tín.

Quân thần có nghĩa: Đối với bậc trên như vua, tướng lĩnh (quân) là phải dùng lễ để đối nhân xử thế. Đối với người bên dưới (thần) phải lấy trung thành, kính trọng để đối xử. Bậc quân vương thì nhân ái, bậc tôi thần thì trung thành, như vậy quân sẽ an tâm mà thần sẽ vui mừng. Trong xã hội, người cấp trên và người cấp dưới cũng tuân theo nguyên tắc xử thế này.

Cha con có thân: Khi cha mẹ dạy dỗ, giáo hóa con cái phải dùng lòng nhân từ. Con cái phụng dưỡng cha mẹ phải hiếu thuận cung kính. Cha hiền con hiếu, tất cha con sẽ thân thiết gần gũi.

Vợ chồng có khác biệt: Người chồng kính trọng yêu thương người vợ, người vợ kính trọng yêu thương người chồng. Hai vợ chồng tương kính như tân (kính trọng nhau như khách). Trong gia đình mọi việc, hai vợ chồng đều bàn bạc cùng nhau mà làm. Có như thế, gia đình mới hưng thịnh, tự nhiên cũng sẽ hòa thuận cùng nhau đến đầu bạc răng long.

Lớn bé có thứ tự: Người trẻ phải kính trọng người lớn, người lớn yêu mến người trẻ. Người lớn phải cố gắng tận sức giáo dục người trẻ, người trẻ phải cung kính người lớn tuổi. Nếu lớn bé đều thủ vững được đạo lý này thì “tam cương, ngũ thường” sẽ không bị loạn, tức thì sẽ hòa hợp êm ấm.

Bạn bè có thành tín: Giữa bạn bè phải lấy tín nghĩa mà kết giao, bất luận là giàu có hay nghèo hèn đều phải bình đẳng. Biết việc thiện thì hết lòng trợ giúp, biết việc ác thì phải khuyên can. Người quân tử kết giao bạn bè đạm bạc như nước nhưng khi gặp chuyện thì tận tâm tận sức trợ giúp, không ngại khó khăn, tính toán thiệt hơn.

Tam Cương

Tam cương là đạo giữa quân – thần, vợ – chồng và cha – con.

Quân – thần: Đối với người bề trên (người lãnh đạo) phải trở thành tấm gương tốt đẹp, không vì tình mà thiên vị, bảo vệ cấp dưới. Nếu người cấp dưới có sai sót thì người lãnh đạo phải khiêm tốn chỉ bảo, khuyên can. Thân là người cấp dưới phải phục tùng cấp trên, có sai lầm phải mau chóng sửa chữa. Như thế mới phù hợp với đạo quân – thần.

Vợ – chồng: Người chồng phải là tấm gương về đạo đức, người vợ phải trợ giúp người chồng thành người tài đức. Hai vợ chồng phải cùng tận sức hiếu đạo cha mẹ, giáo dưỡng con cái, có việc thì phải cùng nhau bàn bạc, nếu làm được như vậy thì gia đình mới đầm ấm hạnh phúc.

Quy tắc xử thế căn bản của cổ nhân - "Đạo" của bậc Thánh hiền - ảnh 2
Người chồng kính trọng yêu thương người vợ, người vợ kính trọng yêu thương người chồng. (Ảnh: Pinterest)

Vợ chồng nếu có thể thường xuyên sẵn lòng tiếp thu ý kiến của đối phương, suy nghĩ nhiều hơn cho đối phương, đồng thời yêu thương lẫn nhau, thông cảm cho nhau thì gia đình sẽ tốt đẹp, hòa thuận.

Cha – con: Cha phải là tấm gương tốt cho con thì con sẽ tự nhiên hiểu rõ hiếu kính. Nếu cha có chút sai sót phải khiêm tốn nghe lời giãi bày của con. Làm con phải nghe lời dạy của người lớn, nếu có sai lầm phải biết tiếp nhận lời khuyên của bề trên.

Ngũ Thường

Ngũ thường bao gồm năm đạo thường của con người cần tu dưỡng hàng ngày là: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Nhân: Nhân ái, nhân từ tức là lương tâm, lương tâm chính là thiên lý chính đạo. Người có tấm lòng nhân từ, nhân ái chính là lòng dạ của bậc thánh nhân. Chúng sinh vốn là một gốc mà thành, cũng là anh em, chị em cho nên phải dùng từ bi mà đối đãi.

Nghĩa: Có nghĩa là phù hợp đạo nghĩa, thực hiện nghĩa vụ, có ơn thì báo ơn, gặp việc thiện thì phải làm, không hổ thẹn với lương tâm.

Lễ: Biểu đạt tâm chân thành, cung kính, bản thân phải khiêm tốn mà đối với người phải kính trọng. Lễ tiết là quy phạm giữa người với người. Người coi trọng lễ tiết, nhất định có thể rời xa hết thảy dâm loạn.

Trí: Bản tính không ác, gặp việc thiện phải làm, có sai phải sửa, học tập bậc thánh hiền, tế thế cứu nhân.

Tín: Làm người, lời nói và việc làm phải có tín, thành thật không lừa gạt người, lấy tu đạo làm thước đo. Một người có thể giữ vững được tín thì đúng là chính nhân quân tử.

Tứ duy bát đức

Quy tắc xử thế căn bản của cổ nhân - "Đạo" của bậc Thánh hiền - ảnh 3
Con người có thể tuân thủ đạo đức, luân lý làm người thì chính là đang đi trên con đường đại đạo của bậc thánh hiền. (Ảnh: Pinterest)

Tứ duy là bốn cơ sở, kỷ cương chính yếu: Lễ (lễ độ, khiêm tốm), nghĩa (chính nghĩa, con người mà có lòng biết ơn thì chính là có nghĩa), liêm (liêm khiết, trong sạch, không tham thì chính là liêm), sỉ (xấu hổ mà cải sửa bản thân chính là sỉ).

Bát đức vừa là tiêu chuẩn, vừa là những đức tính cao đẹp của con người, bao gồm: Hiếu (hiếu thuận, hiếu thảo), đễ (kính nhường), trung (trung thành), tín , lễ, nghĩa, liêm, sỉ.

Hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bản tính tiên thiên tốt đẹp của con người, được gọi là đức tính.

Luân lý đạo đức cũng được gọi là đạo đức làm người. Con người có thể tuân thủ đạo đức, luân lý làm người thì chính là đang đi trên con đường đại đạo của bậc thánh hiền.

Từ các nguyên tắc đối nhân xử thế và tu thân dưỡng tính của người xưa suy ngẫm một chút về xã hội hiện đại ngày nay, chúng ta có thể nhận ra sự đi xuống của đạo đức xã hội. Đặc biệt là những người lớn tuổi, những người có đạo đức cao thượng sẽ càng hiểu thấu hơn về điều này.

Thiết nghĩ, xã hội hiện đại ngày nay sở dĩ xuất hiện một số điều loạn bậy, trên dưới đảo lộn, vợ chồng không tôn kính nhau… phải chăng một phần là bởi vì chúng ta không chú trọng hoặc bỏ qua việc giáo dục luân lý đạo đức truyền thống một cách thực sự?

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng