Quà tặng tiềm ẩn những giá trị kinh tế cao hơn thế

25/12/15, 12:15 Kinh tế

Cùng một đồ vật nhưng nếu là do tự bạn mua và người khác tặng thì có phần khác nhau. Đây là điều các nhà kinh tế học chưa nhận ra và khai thác triệt để.

Quà tặng. Ảnh: internet.
1. Cho đi là mong được nhận lại

Quà tặng là trái tim của nền kinh tế “nguyên thủy”. Trước đây, tôi từng có thời gian sống chung với những người thổ dân Nam Phi, những người này thường tặng người khác những thứ mà họ tự làm như: hạt vòng làm từ trứng đà điểu hay một con dao.

Người được tặng quà sau đó sẽ trở thành người rất có ý nghĩa đối với người tặng. Đó là người mà họ luôn hi vọng sẽ đem lại cho mình điều gì đó trong tương lai. Nếu điều hi vọng đó không xảy ra thì nó đã vi phạm quy luật thị trường và làm ảnh hưởng đến cảm xúc cá nhân.

Trong khi các sinh viên nhân chủng học tôi dạy còn đang bị lẫn lộn khi nghe đến ví dụ như thế này, tôi hỏi họ thử tưởng tượng xem giả dụ trong nhiều năm liền họ luôn tặng quà Giáng Sinh cho một người bạn nhưng không bao giờ được nhận quà trở lại.

Bạn không tính toán đến lợi ích hoặc cảm thấy bị lừa dối mà thực tế là bạn bị tổn thương. Điều mà bạn cho đi tượng trưng cho tình bạn của bạn, nhưng bạn phát hiện ra rằng người bạn của mình không có cùng cảm giác đó. Đây là nguyên lý hoạt động của nền kinh tế cơ bản.

Có một loại hiểm họa khác hiện hữu trong những món quà Giáng Sinh trong con mắt của các nhà kinh tế học. Họ nói về sự mất trắng trong thị trường Giáng Sinh. Cụ thể như sau: bạn trả 100 USD cho một món quà, nhưng người mà bạn tặng lại không nhận ra ra trị thật của nó.

Thực tế là, nếu bạn đưa cho họ voucher 100 USD, anh ta sẽ mua những thứ có giá trị tương đương như thế đối với anh ta. Khoảng cách giữa những gì bạn trả cho 1 món quà và cách mà người nhận đánh giá nó được coi là “khoản mất trắng” – một sự tổn thất đối với anh ta, với bạn và với cả nền kinh tế.

Món quà kết nối yêu thương. Ảnh: internet.

2. Những món quà luôn đi liền với một người, một kí ức mà bạn luôn mang giữ

May thay, một nghiên cứu mới chỉ ra rằng tất cả những điều này không phải là sự tổn thất theo đúng ý nghĩa của việc tặng quà. Trong ấn bản tháng 11 của tạp chí Personality and Social Psychology, chuyên gia marketing đến từ trường ĐH Florida và Jeff Galak of Carnegie Mellon đã tìm thấy bằng chứng về những giá trị lớn lao hơn của món quà Giáng Sinh. Họ cam đoan một điều mà chúng ta đều biết một cách vô thức: con người thường gửi cảm xúc của mình vào những món quà.

Trong một nghiên cứu mới đây, tác giả đã xem xét đến ý nghĩa đa chiều của quà tặng. Có những thứ tưởng như vô giá trị với người khác nhưng bạn lại chẳng thể nào bỏ đi: chẳng hạn cái máy đánh trứng của mẹ hoặc 1 con búp bê mà con bạn từng chơi với. Hãy thử nghĩ lại quãng thời gian mà bạn mang một cái đèn tới cửa hiêu để sửa, người thợ sửa chữa có thể nói rằng cái này không đáng để sửa nhưng bạn tự nhủ rằng: điều đó đúng với bạn mà không phải là tôi.

Tiến sĩ Yang và Galak đo được giá trị nhiều tầng bằng cách yêu cầu mọi người nhớ lại cảm giác của họ về những lần mua đồ hay quà tặng cụ thể “có một giá trị nào đó”, và lặp lại các đánh giá qua nhiều lần khác nhau trong vòng 9 tháng.

Trong một vài trường hợp, họ chỉ ra rằng việc mua và tiêu dùng một số thứ chỉ đem lại niềm vui nhất thời. Chẳng lâu sau đó tâm lý hưởng thụ xuất hiện. Niềm vui tận hưởng một đồ vật mờ nhạt dần ngay cả khi nó vẫn còn hữu ích.

Không chỉ có vật dụng người ta mới tính đến giá trị nhiều tầng. Qua thời gian, niềm hạnh phúc của con người phụ thuộc vào sự tương tác nhiều hơn tiện ích. Một nghiên cứu gần đây tập trung vào những món quà mà chúng ta nhận được so với những thứ mà họ tự mua trong mùa giáng sinh 2012. Qua 45 ngày, những thứ được mua này – giả sử là những thứ rất đáng đồng tiền bát gạo – ngày càng đem lại ít niềm vui hơn.

Nhưng quà tặng thì không thế. Nếu bắt buộc phải bán những món quà này, thì giá của phần “quà” sẽ cao hơn phần “mua”. Không những không có sự thua lỗ ở đây mà còn có sự tăng giá qua thời gian. Người người vẫn tiếp tục tặng quà – điều này trái ngược với nghiên cứu của tiến sỹ Yang và Galak.

Cho nên đừng do dự, hãy mua chiếc khăn quàng màu xanh dương cho người mà mình yêu. Có thể cô ấy vừa ôm bạn vừa nghĩ “màu xanh lục mới thật sự là màu mình thích”. Nếu cô ấy tự mua chiếc khăn choàng theo ý của cô ấy, màu sắc có thể hợp ý cô ta, nhưng cô ấy sẽ không có được cái cảm giác nhận quà ấy. Và đó cũng chính là tầm quan trọng của việc tặng quà.

Theo NĐH

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?