Phương Tây thức tỉnh trước Trung Quốc: Chúng ta phải tìm cách ngăn chặn nước này!
Trung Quốc đang trở thành mối đe dọa lớn của phương Tây. Không chỉ Mỹ, các chính phủ phương Tây khác cũng đang có các biện pháp khẩn cấp để xem xét kỹ lưỡng các khoản đầu tư của Trung Quốc vào nền kinh tế nước mình. Vậy tại sao các nước trên phải thay đổi cách đối xử với Trung Quốc?
Tuần này thế giới rộn rã với kết quả bầu cử ở Mỹ. Hình ảnh tổng thống Trump thống trị trên các mặt báo. Trong khi đó, ở châu Á, có một người đàn ông quyền lực bậc nhất thế giới khác cũng rất bận rộn.
Khai mạc Hội chợ nhập khẩu quốc tế ở Thượng Hải, Lãnh đạo Trung Quốc ông Tập Cận Bình đã nói về những cam kết tự do thương mại của đất nước. Ông cũng khẳng định rằng, chính phủ của ông sẽ mở cửa những lĩnh vực trong nền kinh tế hiện đang đóng cửa trước các công ty nước ngoài.
Nếu điều đó thực sự xảy ra, thì đây sẽ là điều rất được chào đón. Nhưng sự thật khắc nghiệt là những thành tựu Trung Quốc đạt được trong những năm gần đây đã sụp đổ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của Trung Quốc trong 40 năm qua được đánh giá là một trong những thành tựu lớn nhất của lịch sử hiện đại. Nhờ đó, hàng trăm triệu người đã thoát khỏi cảnh đói nghèo và Trung Quốc nổi lên là nền kinh tế lớn thứ nhì hành tinh.
Tuy nhiên, có một nghịch lý trong phát biểu của ông Tập. Đó là, tuy ông khẳng định Trung quốc sẽ thúc đẩy một nền kinh tế thế giới thông thoáng, nhưng từ lâu nước này vẫn duy trì chính sách bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc sâu sắc. Trung Quốc đã yêu cầu các hãng nước ngoài chuyển giao bí mật công nghệ cho các đối tác trong nước. Việc trợ cấp cho “doanh nghiệp nhà nước” quy mô lớn cũng được chính phủ Trung Quốc duy trì bấy lâu nay. Đúng là thành công về công nghiệp của Trung Quốc đã được củng cố thêm khi nước này chiếm đoạt bí mật kinh doanh của phương Tây bằng cách đánh cắp dữ liệu. Hành động này đã được tổng thống Trump mô tả là “hành vi trộm cắp lớn nhất trong lịch sử toàn cầu”.
Tập trung chú ý vào vấn đề với Trung Quốc và hoạt động của hệ thống chính trị Mỹ, ông Trump đã gặt được những thành tựu đáng kể, mặc dù nửa đầu nhiệm kỳ, chính phủ của ông Trump ở trong cảnh hỗn loạn. Bất kể tuần này ở Washington có xảy ra chuyện gì, hoặc cuối tháng này cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập có ra sao, nước Mỹ vẫn sẽ cương quyết hơn nữa trong quan hệ với Trung Quốc so với thái độ nể mặt chỉ vài năm về trước.
Các chính phủ phương Tây khác cũng đang lao vào hành động cùng các biện pháp khẩn cấp để xem xét kỹ lưỡng các khoản đầu tư của Trung Quốc vào nền kinh tế của mình.
Chính phủ Anh đã phát hành báo cáo vào tháng 7. Bản báo cáo nêu lên các quyền hạn mới về kiểm tra hoặc ngăn chặn các khoản đầu tư nước ngoài và hành vi mua lại các công ty dựa trên cơ sở an ninh quốc gia. Báo cáo đặc biệt rất lưu ý về Trung quốc. Với động thái tương tự, Đức cũng đã đi trước Mỹ một bước.
Vậy tại sao các nước trên phải thay đổi cách đối xử với Trung Quốc? Là vì các cơ quan an ninh phương Tây đang rút ra kết luận một cách công bằng rằng, trong một thế giới mà hầu hết các linh kiện kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng thông tin đều được sản xuất tại Trung Quốc, chúng ta đang phải đối mặt với mối đe dọa nguy cấp mới.
Đánh cắp dữ liệu vi tính của Mỹ chỉ là một ví dụ nhỏ. Tuy nhiên, mối nguy nổi lên là các vi mạch dùng trong hệ thống viễn thông, tài chính và phần cứng quân sự của Mỹ có thể đang nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
Sự nghi ngờ như thế không phải ảo tưởng. Một bản tin quan trọng của Bloomberg tháng 10 cho thấy, những con chip gây đe dọa an ninh cho các quốc gia phương Tây đã được những nhà thầu phụ ở Trung Quốc thêm vào các linh kiện của doanh nghiệp điện tử bang California. Cuối cùng, chúng có mặt trong máy bay không người lái của CIA và hệ thống radio dùng trên tàu chiến của Hải quân Mỹ.
Australia đã cấm công ty Huawei của Trung Quốc tham gia vào dự án mạng 5G của mình. Trung tâm An ninh mạng của Anh đã đánh giá “những rủi ro an ninh quốc gia phát sinh từ việc sử dụng thiết bị của ZTE [công ty Trung Quốc] trong cơ sở hạ tầng viễn thông hiện tại của Anh là không thể được giảm thiểu”.
Bất kể dự định của Trung Quốc là gì, rõ ràng là nước này đang bí mật theo dõi toàn diện các quốc gia khác, cũng nguy hiểm như việc trước kia Mỹ để cho các chính sách thương mại bất công tiếp diễn mà không có đối sách. Hành động không thể dung thứ này đang được tiếc lộ rộng rãi. Nếu Bắc Kinh khôn ngoan, họ đã thay đổi chính sách loại này. Trung Quốc đã có dấu hiệu nhượng bộ trước các cuộc tấn công của ông Trump nhằm tránh chiến tranh thương mại. Họ thay đổi chính sách để vuốt ve các đồng minh của Mỹ, trong đó có Nhật Bản.
Tuy nhiên nhìn chung, Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ có những thay đổi tối thiểu tất yếu. Trong khi đó, nước này cũng ý thức được địa vị lớn mạnh của mình khi thực thi dự án Vành đai và Con đường trên khắp Thái Bình Dương và Trung Á – dự án ảnh hưởng bao trùm toàn thế giới và một phần ở châu Âu. Châu Âu cố gắng đồng ý những tuyên bố chung về nhân quyền của Trung Quốc, vì họ nhìn thấy tình cảnh thảm thương của Hy Lạp khi xúc phạm Trung Quốc trong khi nước này đang sở hữu cảng biển lớn nhất của Hy Lạp.
Giờ đây, Trung Quốc đang trở thành mối đe dọa lớn của phương Tây. Hoàn toàn có thể thấy Trung Quốc là một hình thức xã hội khác biệt. Ở đó, thịnh vượng gắn chặt với sự lãnh đạo sít sao của ĐCSTQ. Ở đó, công nghệ kỹ thuật số được dùng vào việc kiểm soát người dân, hơn là trao quyền cho họ. Nếu tiếp diễn, những ảo tưởng sai lầm trong tư duy của phương Tây – nào là thịnh vượng sát cánh cùng tự do, nào là Internet phục vụ cho tự do – sẽ dẫn đến bị phá hoại.
Cùng với quyết tâm đi đầu về trí thông minh nhân tạo của Trung Quốc, vũ đài sẽ được dựng lên cho cuộc đua cuối cùng về thành tựu trong lĩnh vực này ở phương Đông và phương Tây. Đây có thể xem là cuộc chiến tranh Lạnh phiên bản kỹ thuật số.
Tình thế này yêu cầu vốn tư bản của phương Tây hiện phải được tiếp cận hạn chế hơn. Các quốc gia và công ty khác cần phải thức tỉnh trước những mối nguy từ Trung Quốc. Các đồng minh ở Thái Bình Dương như Nhật và Australia nên mạnh mẽ hơn nữa.
Tuy nhiên, bài phát biểu gần đây của Phó Tổng thống Mỹ – Mike Pence cũng chưa đủ. Khi phát biểu, ông nguyền rủa những hành vi “cướp bóc” kinh tế và xâm lược quân sự của Trung Quốc.
Nếu như thế giới đang tiến vào cuộc tranh giành quyền lực mới với quy mô lớn, thì các chính khách ở cả hai phe nên tìm cách quản lý và kiểm soát nó. Kịch bản hay nhất vẫn là Bắc Kinh nên thay đổi những chính sách của mình.
Chính quyền Washington và châu Âu cũng nên xem xét làm thế nào để mở rộng các lĩnh vực hợp tác với Trung Quốc, mặc dù phải đảm bảo chắc chắn sự lãnh đạo của các nước này dưới hình thức tình báo mới.
Ngoài những căng thẳng đang gia tăng về thương mại và hành vi gián điệp, thì những vấn đề nổi lên là giảm bớt biến đổi khí hậu, giới thiệu công nghệ cắt giảm hàm lượng carbon, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ ở Châu Phi, hạn chế hệ thống vũ khí mới, giải quyết các vấn đề toàn cầu cấp bách và có tầm nhìn về hợp tác mạnh mẽ hơn.
Cách tiếp cận của phương Tây nên cứng rắn nhưng cũng cần rộng rãi. Và đó sẽ là điều mà gần như ông Trump sẽ thấy đúng với mong muốn của ông.
Xuân Nhạn, theo Telegraph