Phòng không Syria bắn rơi máy bay Nga, Nga đỗ lỗi cho Israel

19/09/18, 14:56 Thế giới

Sáng 18/9/2018, các hệ thống phòng không Syria đã bắn rơi một máy bay trinh sát Ilyushin IL-20 của Quân đội Nga trên biển Địa Trung Hải. Tuy nhiên, Nga cho rằng Israel là thủ phạm.

Một máy bay IL-20 của Nga (Ảnh qua Kazin.Net)

Sáng 18/9/2018, các hệ thống phòng không Syria đã bắn rơi một máy bay trinh sát Ilyushin IL-20 của Quân đội Nga trên biển Địa Trung Hải khiến toàn bộ 15 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.

Bộ Quốc phòng Nga sau đó đổ lỗi cho Không quân Israel đã gây ra vụ việc bởi trước đó lực lượng này đã tiến hành một loạt vụ không kích tấn công các mục tiêu trên nhiều thành phố duyên hải Syria.

Theo Moscow, phòng không Syria đã khai hỏa để bắn trả một chiếc F-16 của Israel nhưng vô tình bắn trúng chiếc máy bay IL-20 của Nga. Trong khi đó, Israel nói rằng, các máy bay của họ đã quay trở lại không phận Israel thì chiếc Ilyushin Il-20 mới bị bắn rơi.

Vụ máy bay Il-20 Nga bị rơi: Phòng không Syria khai hỏa mà không biết bắn vào cái gì? - Ảnh 1.
Hình ảnh mô tả cảnh chiếc IL-20 bị bắn rơi. (Ảnh cắt từ video)

Phòng không Syria đã mắc sai lầm nghiêm trọng?

Bình luận về vụ việc, ông Mikhail Khodarenko, nhà phân tích quân sự của trang Gazeta.ru đồng thời cũng là một chuyên gia về phòng không và là sĩ quan của Bộ tổng Tham mưu Nga đã đưa những lý giải như sau:

Tất cả những điều này xảy ra bởi vì các kíp chiến đấu của Syria thực sự đã không nắm được tình hình không phận trên chiến trường. Họ đã mắc phải một loạt sai lầm khi khai hỏa trực tiếp.

Vấn đề quan trọng nhất khi đã bắt được mục tiêu, họ phải rất thận trọng quyết định xem đó là dạng mục tiêu nào, trạng thái hoạt động của nó ra sao. Nhưng rõ ràng, những thao tác này đã không được thực hiện.

Họ phải xác định các tọa độ của mục tiêu nhưng lại không làm điều đó. Khai hỏa trực tiếp mà không có các dữ liệu này là điều không thể.

Các hệ thống tên lửa S-200 có một số tính năng đặc thù nhất định. Hãy thử đặt tình huống giả định xem điều gì đã xảy ra.

Các màn hình hiển thị mục tiêu của S-200 khá nhỏ, tương tự kích thước hộp diêm. Do đó, không có thông tin chính xác về khoảng cách tới mục tiêu thì các sai lầm là điều có thể diễn ra.

Muốn thay đổi chế độ bắn để xác định khoảng cách mục tiêu, kíp trắc thủ cần phải lựa chọn chế độ ước lượng tầm bắn (range ambiguity).

Tuy nhiên, công việc này sẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định và Syria rõ ràng đã sử dụng vũ khí rất vội vã vì thế họ có thể đã không kiểm tra tầm bắn. Họ khai hỏa mà không biết mục tiêu là gì.

Vụ máy bay Il-20 Nga bị rơi: Phòng không Syria khai hỏa mà không biết bắn vào cái gì? - Ảnh 2.
Tên lửa phòng không trên bệ phóng S-200V tại Công viên Patriot ngoại ô Moscow. (Ảnh: Internet)

Còn một khả năng nữa cũng có thể xảy ra là hệ thống định vị mục tiêu của tên lửa bị hỏng, buộc nó phải tìm kiếm theo tần số và dẫn tới việc “khóa” mục tiêu ở gần đó có tiết diện phản xạ lớn nhất. Trong trường hợp này là chiếc Ilyushin IL-20.

Không thể phỏng đoán về hệ thống nhận diện địch – ta ở đây vì không biết liệu nó có được lắp đặt hay không và cũng hoàn toàn không có manh mối liệu kíp chiến đấu đã kích hoạt nó hay chưa.

Kết luận, không có những dữ liệu đủ vững chắc để đưa ra bất kỳ một giả thiết chắc chắn nào ngoài việc tên lửa phòng không đã khai hỏa và máy bay bị bắn rơi.

Tuy nhiên, rất có thể sai sót này liên quan đến những cá nhân cụ thể: Sĩ quan chỉ huy, nhân viên xác định mục tiêu, dẫn bắn hoặc trắc thủ bấm nút phóng. Bản thân vũ khí, có thể không phải nguyên nhân.

Với các sự kiện như thế này thì phía nào đáng tin hơn? Nga hay Israel? Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: Ai bắn rơi máy bay?

Không phải là Israel mà chính là do kíp chiến đấu Syria đã mắc sai lầm, họ đã không hiểu điều gì đang diễn ra và tiêu diệt nhầm mục tiêu.

Nhưng nếu Israel cảnh báo sớm hơn cho Moscow về các hành động của họ thì Nga có thể đã kịp rút máy bay ra khỏi vùng chiến sự. Vì thế, lỗi gián tiếp một phần là do Israel.

Theo TTT

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Thiền sư và người vợ thứ 7 của Tô Đông Pha

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

    Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Thiền sư và người vợ thứ 7 của Tô Đông Pha

    Thiền sư và người vợ thứ 7 của Tô Đông Pha

  • Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

    Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục