Cảnh sát HK sử dụng súng âm thanh và ‘đạn đầu rỗng’ để trấn áp người biểu tình

18/11/19, 15:41 Thế giới
Có phương tiện truyền thông Hồng Kông còn cho rằng, khi thiết bị được khởi động ở cự li gần, thính giác của người nghe ngay lập tức bị tổn thương.
Có phương tiện truyền thông Hồng Kông còn cho rằng, khi thiết bị được khởi động ở cự li gần, thính giác của người nghe ngay lập tức bị tổn thương. (Ảnh: Sohcradio)

Trong thời điểm mà vấn nạn cảnh sát Hồng Kông lạm dụng vũ lực đối với người biểu tình ngày càng nghiêm trọng, thì việc xuất hiện thông tin về loại vũ khí mới mà cảnh sát Hồng Kông đang sử dụng đã gây chú ý và lo ngại trên toàn cầu.

Người biểu tình Hồng Kông sử dụng những công cụ thô sơ để đối kháng lại cảnh sát được trang bị đầy đủ vũ khí quân dụng.
Người biểu tình Hồng Kông sử dụng những công cụ thô sơ để đối kháng lại cảnh sát được trang bị đầy đủ vũ khí từ đầu đến chân. (Ảnh: Facebook)

Thời gian gần đây, các hoạt động phản kháng của người Hồng Kông diễn ra khá kịch liệt, đặc biệt là từ ngày 12/11 khi cảnh sát “tổng tấn công Đại học Trung Văn”, điên cuồng phóng ra khoảng 2000 viên đạn các loại, đã làm ít nhất 50 người bị thương.

Sau đó lại xảy ra việc quân nhân đồn trú của ĐCSTQ tại Hồng Kông xuất hiện tại Cửu Long Đường để dọn dẹp chướng ngại vật người biểu tình để lại trên đường phố, khiến người trong ngoài nước phản ứng kịch liệt, chỉ trích Chính phủ Hồng Kông và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đứng sau việc này, yêu cầu tuân thủ nguyên tắc “một quốc gia hai chế độ”, trả lại dân chủ tự do cho người dân Hồng Kông.

Đến ngày 17/11, người biểu tình Hồng Kông đã phong tỏa các con đường gần Đại học Bách khoa Hồng Kông (PolyU), sử dụng những vật dụng thô sơ như gạch, ô dù, bom xăng và cung tên để chống trả lại những trận càn quét của lực lượng cảnh sát.

Vào khoảng 2 giờ chiều, cảnh sát Hồng Kông đã điều động xe vòi rồng và xe bọc thép để giải tán đám đông. Đài phát thanh thành phố (CBC) thuộc Đại học Thành phố Hồng Kông (CityU) cáo buộc, cảnh sát đã lần đầu tiên sử dụng “súng âm thanh” (LRAD) lắp trên xe bọc thép nhằm gây nhiễu đối với người biểu tình bằng sóng hạ âm.

Xe bọc thép của cảnh sát Hồng Kông lần đầu tiên sử dụng thiết bị âm thanh tầm xa (LRAD) để cảnh báo người biểu tình.
Xe bọc thép của cảnh sát Hồng Kông lần đầu tiên sử dụng thiết bị âm thanh tầm xa (LRAD) để cảnh báo người biểu tình. (Ảnh: SCMP)

Theo mô tả, chỉ sau 3 giây chịu tác động từ sóng hạ âm, người nghe sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu với các biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn hoặc mất cảm giác về phương hướng. Có phương tiện truyền thông Hồng Kông còn cho rằng, khi thiết bị được khởi động ở cự li gần, thính giác của người nghe ngay lập tức bị tổn thương.

Loa LRAD phát ra một âm thanh cực mạnh lên đến 150dB làm chói tai chịu không nổi. Dù cố gắng bịt lại đi chăng nữa nhưng các nạn nhân cũng có thể bị thủng màng nhĩ nếu ở gần và bị phóng âm thanh kéo dài.

Theo nhà báo Mei Ho, thiết bị này là một công cụ để dùng trong các trường hợp thảm hoạ nghiêm trọng, hay các cuộc chống khủng bố để phát sóng và sơ tán, chứ không dùng trong hội nghị hay diễu hành.

Tờ Bưu điện Nam Hoa Tảo báo (SCMP – Hồng Kông) dẫn lời phóng viên đưa tin hiện trường tiết lộ, đã có âm thanh “woo-woo” tần số thấp phát ra từ một chiếc xe bọc thép của cảnh sát giữa cuộc đụng độ với người biểu tình ở gần Đại học Bách khoa Hồng Kông. 

Tuy vậy, phát ngôn viên cảnh sát Hồng Kông xác nhận về việc sử dụng thiết bị phát âm thanh tầm xa (LRAD), lắp trên nóc một chiếc xe bọc thép Unimog, với mục đích cảnh báo người biểu tình.

Có phương tiện truyền thông Hồng Kông còn cho rằng, khi thiết bị được khởi động ở cự li gần, thính giác của người nghe ngay lập tức bị tổn thương.
Có phương tiện truyền thông Hồng Kông còn cho rằng, khi thiết bị được khởi động ở cự li gần, thính giác của người nghe ngay lập tức bị tổn thương. (Ảnh: Sohcradio)

Phát ngôn viên này nói LRAD “không phải là vũ khí mà giống như thiết bị gửi thông điệp ở khoảng cách xa”. “Không giống như một số nguồn tin, LRAD không tạo ra âm thanh gây buồn nôn, chóng mặt hoặc mất phương hướng”, cảnh sát Hồng Kông cho biết.

Wong Ho-yin, một nhà quan sát Hồng Kông thì nghi ngờ tuyên bố của cảnh sát, viện dẫn thiết bị này từng được cảnh sát New York sử dụng và nó khiến cho nhiều người chóng mặt.

“Cảnh sát New York cũng khẳng định đây không phải là vũ khí nhưng có trường hợp cảm thấy ốm khi nghe âm thanh từ LRAD. Thiết bị này có thể mang ý nghĩa là vũ khí”, Wong nói, nhấn mạnh rằng người dân Hồng Kông nên quan sát xem cảnh sát sử dụng LRAD như thế nào.

Trước đó, Nhật báo Đông Phương (Oriental Daily) dẫn nguồn tin cho biết, ở gần Chai Wan vào sáng ngày 16/11 có một vụ khoảng 30 người dân đã bao vây hai viên cảnh sát, một cảnh sát đã rút súng ra nhưng bị ngã làm văng ra khỏi súng một viên đạn và bỏ chạy để lại dùi cui. Thông tin cho biết cả hai cảnh sát đều bị thương được đưa đến bệnh viện.

Có người dân Hồng Kông phát hiện loại vỏ đạn đã bị cấm trên toàn thế giới.
Có người dân Hồng Kông phát hiện loại vỏ đạn đã bị cấm trên toàn thế giới. (Ảnh: Secretchina.com)

Một người dân sau đó đã kiểm tra viên đạn tại hiện trường và đăng tải ảnh lên internet, hình ảnh cho thấy đó là “đạn đầu rỗng” (hoặc đạn dumdums). Đối với loại đạn này, khu vực vết thương do đầu đạn bành ra tại nơi cơ thể trúng đạn khiến việc điều trị y tế trở nên khó khăn.

Ngoài ra, do vùng vết thương thường còn những mảnh vỡ của đầu đạn với kích cỡ khác nhau găm vào cơ bắp, nếu không thể loại bỏ được hết thì có thể gây nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng khác, nhưng vô cùng khó khăn để loại bỏ hết các mảnh vụn của đầu đạn trong cơ thể khi nổ ra.

Trên thực tế, Công ước Hague năm 1899 về “Tuyên bố cấm đạn biến dạng bắn vào cơ thể” đã tuyên bố rõ ràng rằng các lực lượng quân sự không được phép sử dụng đạn loại này. Tuyên bố chỉ ra rằng, các nước ký Công ước đồng ý từ bỏ việc sử dụng đầu đạn dễ dàng mở rộng trong cơ thể người, ví dụ như lớp vỏ cứng bên ngoài không hoàn toàn bao bọc thân đạn, hoặc có đầu đạn bị cắt vết.

Theo thông tin, đây là lần thứ hai có người dân phát hiện loại đạn này trong chiến dịch biểu tình chống chính sách và bạo chính của cảnh sát. Một số người Hồng Kông đặt nghi vấn rằng phải chăng loại đạn này đã được sử dụng phổ biến trong lực lượng cảnh sát Hồng Kông?

Gia Hưng (T/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!