Phát hiện vây cá mập phơi trên mái Thương vụ Việt Nam ở Chile

23/01/18, 11:33 Thế giới

Gần đây, nhiều vây cá mập được phát hiện phơi trên mái văn phòng Thương vụ Việt Nam ở Chile, quốc gia đi đầu trong phong trào bảo vệ các loài cá mập có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái biển.

Các hình ảnh về số vây cá mập được chụp lại tại nhiều khung giờ trong ngày. (Ảnh: El Mostrador)

Hôm 19/11, báo El Mostrador của Chile đăng tải thông tin kèm loạt ảnh về việc phát hiện bất ngờ nhiều vây cá mập được phơi trên mái một văn phòng thương mại ở Eliodoro Yáñez, thủ đô Santiago. El Mostrador cho biết, báo này đã 2 lần liên lạc với cơ sở này nhưng không nhận được câu trả lời.

Những hình ảnh này được chụp hôm 18/1 từ tòa nhà có địa chỉ Eliodoro Yáñez 2897. Các cư dân xung quanh cảm thấy khó chịu vì mùi tanh hôi bốc ra từ đây. Đây được xác định là mái của văn phòng thương mại trong Đại sứ quán Việt Nam ở Chile.

Theo El Mostrador, số vây cá này bắt đầu được phơi trên mái của văn phòng thương mại vào ngày 13/1. Cư dân xung quanh cho biết ban đầu chỉ có một lượng nhỏ trên mái cơ quan này, sau đó tăng dần lên, qua 5 ngày. Có thể quan sát được đây là những vết cắt còn mới.

Số vây cá mập được cho là đang trải qua quá trình phơi khô, một giai đoạn trước khi xử lý các yếu tố độc hại để tạo nguyên liệu cho món canh đắt nhất thế giới: súp vây cá mập. Món ăn này được tiêu thụ chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam. Mỗi năm có thêm gần 100 triệu con cá mập bị giết trên thế giới.

Ở Chile, cá mập là một tài nguyên trên bờ vực tuyệt chủng nhưng việc cắt trộm vây cá mập tươi lại là một hoạt động thường diễn ra và hành vi này thường được cơ quan hàng hải phát hiện trên biển. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên vây cá mập được phát hiện trong quá trình phơi khô. Vụ việc bị phát giác ngay trong khi một hội nghị khoa học về hiểm họa tuyệt chủng của cá mập đang diễn ra tại Nam Mỹ.

“Sẽ tốt hơn nếu Đại sứ quán tại Việt Nam có thể làm rõ việc này và cho biết về xuất xứ cũng như nơi số vây cá mập này sẽ được chuyển đến”, El Mostrador dẫn lời chuyên gia bảo vệ cá mập Max Bello của The Pew Charitable Trust. “Chile không có trung tâm chế biến nào để lấy vây cá”.

Ngay sau đó, Bộ trưởng Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ xử lý, yêu cầu Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Chile báo cáo, giải trình về sự việc. Báo cáo cần gửi bộ trước ngày 25/1.

Bộ Công Thương cũng có văn bản gửi Bộ Ngoại giao đề nghị phối hợp, chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Chile xác minh sự việc; làm việc với các cơ quan chức năng của Chile để giải quyết, xử lý sự việc trên theo đúng quy định, luật pháp của nước sở tại.

Sự việc đã gây “dậy sóng” cư dân mạng cũng như cộng đồng quốc tế.

Đối với tổ chức Greenpeace, vấn đề nằm ở chính quyền địa phương. “Điều này thuộc trách nhiệm của cơ quan Ngư nghiệp và Nông nghiệp quốc gia. Họ cần hành động càng sớm càng tốt. Một tình huống như thế này xảy ra ở lãnh thổ Chile là điều nghiêm trọng“, giám đốc Greenpeace ở Chile, Matías Asun nhận định.

Cơ quan Ngư nghiệp và Nông nghiệp quốc gia Chile giải thích, “nếu vây cá có nguồn gốc từ trong nước, người giữ số vây phải có giấy tờ thuế (biên lai hoặc hóa đơn) và chứng nhận về xuất xứ hợp pháp, các tài liệu khác nhau về nguồn gốc (loài, địa điểm khai thác, ngày tháng,…). Nếu vây là một sản phẩm nhập khẩu, phải có tài liệu hải quan và y tế cho phép nhập khẩu vào quốc gia“.

Chile là quốc gia đi đầu trong phong trào bảo vệ các loài cá mập có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái biển. Vào tháng 7/2011, Chile đã ra lệnh cấm cắt trộm vây cá mập tươi ở các vùng biển thuộc chủ quyền của nước này. Lệnh cấm có hiệu lực với 30 loài cá mập sinh sống ở vùng ven biển Chile, kéo dài từ Đông Thái Bình Dương đến Nam Đại Dương.

Lệnh cấm này không ngăn cản đánh bắt cá mập, nhưng bắt buộc ngư dân phải mang cá mập nguyên vẹn vào bờ. Việc đưa cá mập còn nguyên vẹn đến chợ tiêu thụ cho phép nhận dạng loài, theo dõi số lượng cá mập đánh bắt, đồng thời giảm số lượng cá mập mỗi tàu được phép bắt trước khi đưa ra giới hạn về trọng lượng.

Tú Văn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

    Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?