Phát hiện chữ 500 tuổi trong hang mô tả tác động của biến đổi khí hậu tới tương lai

03/09/15, 08:15 Khoa học, Tri thức

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hang động cổ xưa ở Trung Quốc với các chữ Hán từ 5 thế kỷ trước tiên đoán sẽ xảy ra tình trạng biến đổi khí hậu trong tương lai.

Dòng chữ được khắc trong hang đá từ 5 thế kỷ trước.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Scientific Reports của nhóm học giả quốc tế do Tiến sĩ Tan Liangcheng (Đàm Lượng Thành) thuộc Viện khoa học môi trường trái đất Trung Quốc công bố, mô tả những chữ khắc trên vách đá ở hang Thái Ngư, dãy núi Tần Lĩnh thuộc tỉnh Sơn Tây đã đưa ra những cảnh báo về biến đổi khí hậu.

Từ năm 1520, người dân địa phương đã quen với hang đá này, nhất là trong các thời kỳ hạn hán, khi nó đóng vai trò hướng dẫn tâm linh, nơi họ tới cầu mưa và mùa màng tươi tốt. Một số người đã khắc chữ lên hang đá với ngày và tên tuổi rõ ràng.

Theo các chữ viết được ghi lại trong hang, cư dân đến hang động để lấy nước và cầu nguyện cho mưa trong thời gian khô hạn. Một dòng chữ từ năm 1891 có ghi: “Ngày 24 tháng 5, năm thứ 17 của thời kỳ Hoàng đế Quang Tự, triều đại nhà Thanh, quan huyện, Huaizong Zhu, dẫn hơn 200 người vào hang để lấy nước. Một pháp sư tên Zhenrong Ran đã cầu nguyện cho mưa trong buổi lễ”.

Một dòng chữ từ 1528 ghi lại: “Hạn hán xảy ra trong năm thứ 7 của thời kỳ Hoàng đế Minh Thế, nhà Minh. Gui Jiang và Sishan Giang đến thị trấn Da’an để công nhận hồ Rồng bên trong hang động“.

Các tấm màu vàng và màu đỏ đánh dấu ngày và miêu tả các sự kiện hạn hán, tương ứng.

Với các nhà khoa học nghiên cứu khí hậu thời xưa để giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu ngày nay, những chữ khắc trên hang đá này là dữ liệu cực kỳ hiếm có và giá trị. Dãy Tần Lĩnh có vai trò đặc biệt không chỉ vì đây là nơi gần như duy nhất trên thế giới vẫn còn loài gấu trúc sống ngoài tự nhiên, mà còn vì nó là nguồn nước của hồ chứa Đan Giang Khẩu thuộc tỉnh Hồ Bắc.

Hồ chứa khổng lồ này cung cấp nước cho dự án Nam Bắc thủy điều (Dự án chuyền nước Bắc-Nam), công trình thời hiện đại của Trung Quốc. Đó là một siêu dự án với mức đầu tư 62 tỉ USD dự kiến sẽ chuyển 45 tỉ mét khối nước ngọt mỗi năm từ sông Dương Tử miền nam Trung Quốc tới vùng lưu vực sông Hoàng Hà khô hạn ở miền bắc.

Các tấm màu vàng và màu đỏ đánh dấu ngày và miêu tả các sự kiện hạn hán, tương ứng.

Dài hơn 1.200 km, đây sẽ là con kênh nhân tạo dài nhất thế giới, và đang cung cấp hơn một nửa nước sinh hoạt cho thành phố Bắc Kinh.

Nhưng dự án cũng đứng trước nhiều chỉ trích. Hàng chục nghìn dân đã bị di dời giải tỏa, nhiên liệu tiêu tốn cho việc bơm và xử lý nước là cực lớn, tình trạng ô nhiễm kim loại cũng đã xuất hiện ở khởi đầu nguồn nước Đan Giang Khẩu, và mưa ở miền Bắc Trung Quốc có vẻ đang tăng, trong khi miền Nam lại giảm.

Những thông điệp trong hang đá còn dự báo số phận bi đát hơn cho dự án Đại Vận Hà, một siêu dự án vận chuyển nước khác trong quá khứ. Phối hợp với Đại học Cambridge của Anh, nhóm của tiến sĩ Đàm đã tìm ra niên đại của các chữ khắc và xác định đó là ghi nhận về khí hậu và thời tiết đầu tiên ở dãy Tần Lĩnh.

Dựa trên những dữ liệu đó, các nhà khoa học sẽ hoàn chỉnh tốt hơn những thông tin quá khứ về sự chuyển đổi khí hậu khô-ướt qua các thời kỳ, để xây dựng mô hình thuật toán dự đoán các đợt hạn hán hoặc lũ lụt nghiêm trọng trong tương lai.

Mô hình mà họ xây dựng được là đáng báo động. “Theo dự đoán của chúng tôi, lượng mưa trong giai đoạn 1982-2042 sẽ thấp hơn so với mức trung bình trong 500 năm qua ở miền trung Trung Quốc”, nghiên cứu viết. Mô hình này từng dự báo chính xác đợt hạn hán lớn vào nhưng năm 1990 và tiên đoán sẽ có một đợt hạn lớn nữa vào những năm 2030.

Gần đây, một dự án chuyển nước lớn từ sông Hán Giang tới sông Vị Hà đang được xây dựng, và nguồn nước này được tái tạo bởi mưa ở phía nam dãy Tần Lĩnh”, các nhà khoa học cảnh báo. “Vì thế, cần những chiến lược tìm hiểu và thích nghi để chuẩn bị cho khả năng không hề nhỏ rằng trong tương lai lượng mưa sẽ giảm mạnh, thậm chí là hạn hán, ở khu vực này”.

Hạn hán từng là nguyên nhân quan trọng dẫn tới bất ổn xã hội và sự sụp đổ của nhiều triều đại Trung Quốc. Hạn hán năm 1528 từng gây ra nạn đói và tình trạng ăn thịt người ở vùng Tần Lĩnh, theo các chữ khắc trên vách đá.

Đây là một phát tuyệt vời, và cung cấp cho rất nhiều cái nhìn sâu sắc vào lịch sử của Trung Quốc.

Theo vntinnhanh.vn

 

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?