Pháp Luân Công, một lịch sử kháng nghị tại Liên Hợp Quốc

NEW YORK – Khi chế độ Trung Cộng bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công năm 1999, Bill Clinton lúc đó đang là tổng thống nước Mỹ và Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng, là Lãnh đạo Chế độ Trung Cộng.

Năm tiếp theo, khi các nhà lãnh đạo thế giới họp tại New York về Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ Liên Hợp Quốc, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức cuộc kháng nghị đầu tiên tại Quảng trường Dag Hammarskjöld đối diện với trụ sở Liên Hợp Quốc.

Sau bao nhiêu năm, các nhà lãnh đạo đã chuyển đổi. Bill Clinton và Giang Trạch Dân đã được thay bởi George W.Bush và Hồ Cẩm Đào. Và ngày nay, Barack Obama và Tập Cận Bình đang đứng đầu 2 quốc gia hùng mạnh này.

Qua 14 năm bức hại Pháp Luân Công, một môn tu tập tinh thần, diễn ra ác liệt tại Trung Quốc, các cuộc kháng nghị tại Quảng trường Dag Hammarskjöld bùng phát hàng năm.

Và họ sẽ không dừng lại chừng nào cuộc bức hại chấm dứt, theo như Jian Min Wang, một học viên Pháp Luân Công đã đến Mỹ 3 tháng trước và tham gia vào cuộc kháng nghị năm nay.

Wang bắt đầu tu tập Pháp Luân Công từ năm 1994, khi môn tu tập này phát triển mau chóng tại Trung Quốc và được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Pháp Luân Công, cũng được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cổ truyền Trung Hoa. ĐCSTQ đã cấm Pháp Luân Công vào năm 1999 và tiếp tục bức hại những người tu luyện cho đến ngày nay.

Vào ngày 25 tháng 9, hàng tá người mặc áo thun vàng thiền định trong tiếng nhạc êm dịu tại góc phía tây của quảng trường trong khi một số khác phân phát tài liệu cho những người qua đường. Ở góc phía đông, Wang, 43 tuổi, Yan Li, 45 tuổi, và nhiều người khác cầm những biểu ngữ lớn tố cáo chế độ Trung Cộng và yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại.

Lên tiếng Chống lại Thông tin Sai lạc

Khi cuộc bức hại bắt đầu, nhiều người tu tập Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc bị lạc hướng bởi sự vu khống rành rành từ những phương tiện truyền thông của Trung Cộng. Pháp Luân Công đã bị bôi nhọ và sự tuyên truyền không ngừng nghỉ của cả bộ máy quốc gia đã lan truyền trên toàn thế giới, thường được lặp lại bởi những phương tiện thông tin ngoài Trung Quốc.

Không biết phải làm gì, các học viên Pháp Luân Công đã đến Washington D.C, đến Liên Hợp Quốc và những nhà cầm quyền khác. Cuộc kháng nghị có quy mô đầu tiên được tổ chức tại Quảng trường Dag Hammarskjöld ngày 8 tháng 9 năm 2000, trong khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ Liên Hợp Quốc. Các học viên từ 30 quốc gia đã lũ lượt đến quảng trường trong những bộ áo thun vàng có viết dòng chữ “Trung Quốc: Hãy ngừng bức hại Pháp Luân Công.”

Sophia Bronwen, từ Vancouver, Canada, cho biết là cô đã đến Liên Hợp Quốc tại New York năm 2000 để “phản đối việc các học viên bị bức hại quá dã man.” Cô nói thêm rằng có nhiều học viên lúc đó hy vọng rằng sự hiện diện của họ sẽ “tạo nên sự thay đổi.”

Vào lúc đó, mục đích chính yếu là để xoá tan lời vu khống từ bộ máy truyền thông nhà nước Trung Quốc, bằng cách giải thích về Pháp Luân Công và cuộc bức hại cho những nhà lãnh đạo của thế giới và những ai đi ngang qua. Giờ đây các nhà chức sắc hầu như đều biết đến Pháp Luân Công, và các học viên vẫn tiếp tục kháng nghị hoà bình.

“Tôi hy vọng rằng những ai còn lương tri sẽ phản đối sự tàn bạo này.” Ông Wang, người đã bị đi tù 5 năm do tu tập Pháp Luân Công, đã nói. “Đây là một tội ác chống lại loài người.”

Trong khi ở trong tù, ông Wang đã bị tra tấn dã man. Có một lần ông bị trói vào 2 chiếc giường dần dần tách ra trong vòng 8 ngày để căng người ông ra. Nhiều học viên đã qua đời khi bị tra tấn kiểu này bởi vì dây chằng của họ bị rách, xương bị gãy, và các cơ quan nội tạng bị xuất huyết.

Ở bất kỳ thời điểm nào, luôn luôn có hàng trăm nghìn học viên Pháp Luân Công đang ở trong các nhà tù, các trại lao động và những trung tâm tẩy não, theo như Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp. Tra tấn bạo tàn đã trở thành hệ thống. Website của Pháp Luân Công, Minghui.org, có thể xác định được hiện nay đã có hơn 3,700 người qua đời vì bị tra tấn, nhưng số lượng thật sự chắc chắn là cao hơn nhiều. Minghui là một website tin tức được điều hành bởi các học viên Pháp Luân Công nhận được những báo cáo trực tiếp từ Trung Quốc đại lục.

Trong vòng hơn một thập kỷ, việc tra tấn và sát hại những học viên Pháp Luân Công được lưu hồ sơ ở Liên Hợp Quốc, Tổ chức Ân xá Quốc tế, các luật sư nhân quyền Trung Quốc, và truyền thông phương Tây. Nhưng cuộc bức hại vẫn tiếp diễn với tỷ lệ và cường độ đáng ngạc nhiên.

Một chế độ buôn bán nội tạng

“ĐCSTQ là ác quỷ,” ông Wang nói. “Họ làm những điều mà bạn thậm chí không thể tưởng tượng nổi.”

Sự không tưởng này là sự thực trong cuộc bức hại Pháp Luân Công: rất nhiều những báo cáo và sách đã vạch trần việc thu hoạch nội tạng từ những tù nhân còn sống của chế độ Trung Cộng, một phần lớn là từ các học viên Pháp Luân Công.

Hai nghiên cứu độc lập đã được công bố trong “Nội tạng quốc gia: Lạm dụng cấy ghép tại Trung Quốc” ước tính số lượng ca cấy ghép tạng không rõ nguồn gốc ở Trung Quốc vào khoảng hàng chục nghìn ca. Cả hai nghiên cứu kết luận, thông qua việc sử dụng nhiều loại chứng cứ khác nhau, rằng tội ác này là có thực.

Ông Wang kể lại việc một đại ca ở cùng phòng tù đã nói với một số người rằng một học viên đã bị sát hại để lấy nội tạng. Ông Wang đã sống sót ra tù, nhưng 3 học viên ở cùng phòng tù thì không.

“Khi các học viên bị lấy nội tạng, những bạn tù cùng phòng sẽ bị cô lập. Không ai biết được. Họ bưng bít mọi thông tin,” ông Wang cho biết.

Tại nơi mà ông Wang đi kháng nghị hôm thứ Tư, đã có nhiều học viên kháng nghị từ năm này qua năm khác. Khi mà bức hại vẫn tiếp diễn và có nhiều báo cáo từ Trung Quốc được tung ra, đã có thêm nhiều biểu ngữ, và nhiều hành động tàn ác đã bị phơi bày tại những cuộc biểu tình và họp báo tại quảng trường này.

Một lịch sử kháng nghị

Sau cuộc kháng nghị đầu tiên tại Liên Hợp Quốc năm 2000, các học viên Pháp Luân Công lại quay lại năm 2001 và sau đó diễn ra thường niên.
Năm 2001, các cuộc kháng nghị được tăng cường. Vào tháng 8 năm đó các học viên Pháp Luân Công đã phát động những lần tuyệt thực nhằm ủng hộ 130 học viên đang tuyệt thực tại Trại Lao động Mã Tam Gia để phản đối việc án phạt của họ bị kéo dài. Mã Tam Gia nổi tiếng với những phương pháp tra tấn cực kỳ tàn bạo được sử dụng để ép các học viên từ bỏ niềm tin của mình. Trong tháng 10 năm 2000, các lính canh đã lột trần 18 học viên nữ và ném họ vào các buồng giam nam.

Khi những báo cáo về các sự việc được truyền ra ngoài Trung Quốc, các học viên trên toàn thế giới đã tham gia vào cuộc biểu tình tuyệt thực. Sáu học viên Pháp Luân Công từ Washington D.C, tuyệt thực vào cuối tháng 10 và đã đến trụ sở Liên Hợp Quốc vào ngày 5 tháng 9 để chuyển giao một bức thư cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lúc bấy giờ là ông Kofi Annan.

Năm 2003, lảnh đạo chế độ Trung Quốc, Giang Trạch Dân, đã bị kiện với tội danh chống lại nhân loại tại Mỹ, Bỉ, Thuỵ Sỹ, Vương quốc Anh, Canada, Úc, và Đức. Có thêm những biểu ngữ mới trong những cuộc kháng nghị với Liên Hợp Quốc tại Quảng trường Dag Hammarskjöld trong năm đó viết rằng: “Hãy đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý.”

Năm 2006, Đại Kỷ Nguyên đã đăng một chuỗi những bài báo vạch trần những hoạt động thu hoạch nội tạng trên diện rộng của chế độ Trung Cộng. Tin tức chấn động này lan toả trên toàn thế giới và bị chỉ trích công khai trong những bài phát biểu tại những cuộc biểu tình.

Quảng trường đối diện Liên Hợp Quốc trở thành một tụ điểm cho những cuộc kháng nghị của Pháp Luân Công trong 14 năm qua. Những hoạt động trong mỗi kỳ họp thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc trong 14 năm qua còn xảy ra bên ngoài các Lãnh sự quán Trung Quốc trên toàn thế giới, các hội nghị Liên Hợp Quốc tại Geneva, và một số lượng lớn những địa điểm khác.

Dựa theo những báo cáo mới nhất, chế độ Trung Quốc đang đóng cửa một số trại lao động, trong đó có Mã Tam Gia, nhưng những sự bắt bớ, tra tấn và sát hại vẫn không hề giảm, theo như những báo cáo từ Minghui.org. Đã có 43 vụ tử vong được báo cáo trong vòng 6 tháng đầu năm 2013.

“Trong khi những dữ liệu cho thấy cuộc bức hại vẫn là nghiêm trọng nhất tại khu vực đông bắc Trung Quốc, cần ghi nhớ rằng không có bất kỳ học viên Pháp Luân Công nào trên bất kỳ khu vực nào của Trung Quốc là an toàn,” theo như Levi Browde, giám đốc Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp. “Chúng ta vẫn tiếp tục nhìn thấy tra tấn và tử vong do cuộc bức hại trên toàn Trung Quốc.”

Theo Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La