Phân loại vắc xin

14/11/15, 08:15 Tin Tổng Hợp

Hiện nay có nhiều loại vắc xin được áp dụng để tiêm chủng, có loại mất tiền, có loại không mất tiền, có loại mất tiền ít, có loại mất nhiều tiền. Vậy đâu là sự khác biệt giữa chúng?

Tiêm phòng. Ảnh: internet

 Hiệu lực bảo vệ

Sự khác biệt đầu tiên là hiệu lực bảo vệ cho trẻ sau khi tiêm vắc xin. Lẽ tất nhiên, một vắc xin đã nhận được sự đồng ý của các cơ quan kiểm duyệt y tế thì vắc xin đã đảm bảo tính hiệu lực bảo vệ cơ bản sau tiêm. Nghĩa là, nếu một đứa trẻ được tiêm vắc xin đã được cấp phép thì trẻ nhỏ cơ bản sẽ được bảo vệ tránh khỏi mầm bệnh đó.

Nhưng nói như thế không có nghĩa là các loại vắc xin đều có chung 1 đẳng cấp như nhau. Nói về hiệu lực bảo vệ, không phải vắc xin cũng giống vắc xin nào. Có loại đạt được hiệu lực bảo vệ rất mạnh và hầu như đứa trẻ sau tiêm sẽ không mắc bệnh.

Nhưng có loại đạt được mức độ bảo vệ trung bình, mà nếu chẳng may có một vụ dịch nghiêm trọng xảy ra sau đó, đứa trẻ đó có khả năng mắc lại, mặc dù mức độ bệnh có được giảm đi nếu đã tiêm chủng trước đó.

Vì thế có chuyện, một em bé đã tiêm phòng vắc xin sởi nhưng chừng 2 năm sau lại bị sởi với xét nghiệm miễn dịch chẩn đoán sởi là dương tính.

Ảnh: internet

Vậy vắc xin đắt tiền sẽ có hiệu lực bảo vệ cao hơn vắc xin rẻ tiền. Tại sao lại có chuyện như vậy?

Câu trả lời nằm ở công nghệ sản xuất. Nếu vắc xin được sản xuất dưới dạng lấy đúng kháng nguyên của mầm bệnh để làm nguyên liệu thì chúng sẽ đạt được hiệu lực bảo vệ rất tốt, thậm chí càng tốt nếu đảm bảo được đó là 1 vắc xin sống giảm độc lực, gần như không còn độc lực (vi rút sống, vi khuẩn sống, lõi của vi rút).

Nhưng nếu vắc xin không lấy được kháng nguyên mà chỉ là những đoạn peptid mô phỏng kháng nguyên cho “na ná” mầm bệnh thì hiệu lực bảo vệ sẽ kém hơn và vì thế mức độ sinh đề kháng sẽ kém hơn.

Tá dược

Tá dược. Ảnh minh họa: internet

Tá dược trong vắc xin có vai trò quan trọng việc quyết định đến độ hiệu lực và tính an toàn của vắc xin. Thông thường, tá dược chỉ là chất đệm cho vắc xin. Nhưng có một số loại tá dược lại có tác dụng làm tăng hiệu lực của vắc xin, có một số tá dược lại làm xuất hiện tác dụng phụ, mặc dù ở mức kiểm soát được.

Với vắc xin đắt tiền, tá dược được lựa chọn công phu theo hướng đảm bảo tính an toàn, tăng hiệu lực bảo vệ sau tiêm và hầu như không xuất hiện tác dụng phụ. Trong khi đó, vắc xin rẻ tiền thì không có khả năng lựa chọn được những tá dược kiểu này.

Độ tinh sạch

Ảnh minh họa: internet

Trên nguyên tắc công bố, một vắc xin muốn được áp dụng đại trà, chúng cần phải được kiểm tra về độ tinh sạch của vắc xin. Chúng chỉ được phép chứa 2 thành phần cơ bản: thành phần gây đáp ứng miễn dịch (mầm bệnh đã được xử lý) và tá dược (làm chất đệm). Muốn được cấp phép, chúng sẽ được kiểm tra nhằm đảm bảo không có thêm tạp chất.

Đó là điều kiện lý tưởng, trên thực tế không phải khi nào cũng thế. Những loại vắc xin cao cấp thì độ tinh sạch là gần như tuyệt đối, đến mức mà sau khi tiêm vắc xin đứa trẻ gần như không có biểu hiện tác dụng phụ gì.

Nhưng có những loại vắc xin phổ thông hơn, trong vắc xin bị lẫn tạp chất, mặc dù trong giới hạn cho phép, và nó sẽ gây ra những phản ứng không mong muốn sau tiêm.

Tại sao như vậy? Câu trả lời nằm ở công nghệ. Vắc xin cao cấp sẽ là vắc xin chỉ lấy những thành phần gây đáp ứng miễn dịch của mầm bệnh (lấy 1 ít tế bào) mà không phải là mầm bệnh. Đáp ứng miễn dịch sau tiêm hoàn toàn được giữ nguyên mà hầu như không có tác dụng phụ nào do không chứa những thành phần ngoại lai. Chúng được gọi là vắc xin vô bào.

Còn vắc xin “bình dân” thì không phân biệt đâu là thành phần gây đáp ứng miễn dịch, đâu là thành phần gây độc trong mầm bệnh, mà lấy luôn cả mầm bệnh (lấy cả tế bào) để làm vắc xin (mặc dù đã làm suy yếu). Chúng được gọi là vắc xin toàn tế bào.

Lúc này cơ thể vừa phải chịu “sốt” do thành phần chính tạo ra, lại còn phải gánh thêm gánh nặng thải loại những thành phần không liên quan như màng tế bào, bào tương, nhân tế bào, vốn là những thành phần không có vai trò trong hiệu lực phòng bệnh nhưng lại có vai trò gây ra tác dụng phụ.

Đa hay đơn

Giá thành của vắc xin cũng sẽ phụ thuộc và dạng vắc xin là đa vắc xin hay đơn vắc xin. Đa vắc xin là loại vắc xin “trộn” lẫn nhiều mầm bệnh cùng lúc để gây miễn dịch sau tiêm. Còn đơn vắc xin là loại vắc xin chỉ chứa một loại mầm bệnh. Đa vắc xin thường xuất hiện với cái tên 3 trong 1, 4 trong 1, 5 trong 1. Còn đơn vắc xin là vắc xin đơn loại như vắc xin sởi, vắc xin viêm não, vắc xin viêm phổi.

Cách thức “trộn”, công nghệ “trộn” để tạo ra đa vắc xin là không đơn giản. Vừa trộn, vừa phải giữ nguyên hiệu lực bảo vệ, vừa phải đảm bảo an toàn, không phải công ty sản xuất vắc xin nào cũng làm được. Và vì thế nó đã phân cấp vắc xin ra các thứ hạng khác nhau.

 

Tác dụng phụ

Trẻ bị sốt. Ảnh: internet

Không phải vắc xin nào cũng có tác dụng phụ giống vắc xin nào. Sau khi tiêm, một đứa trẻ sẽ bị sốt sau tiêm vắc xin. Sốt do 2 nguyên nhân:

  • Nguyên nhân 1: sốt do đáp ứng miễn dịch với mầm bệnh, sốt này là sốt có lợi.
  • Nguyên nhân 2: sốt do phản ứng với tá dược, với tạp chất, sốt này là sốt có hại.

Trên khía cạnh này, vắc xin cao cấp có độ phân biệt rất rõ nét với vắc xin “bình dân”. Một vắc xin cao cấp sẽ có rất ít tác dụng phụ hoặc gần như không có, ngoại trừ sốt nhẹ. Nhưng với những vắc xin giá rẻ, tác dụng phụ sẽ xuất hiện với các mức độ khác nhau.

Các tác dụng có nhiều: sốt cao, co giật, nôn trớ, lú lẫn, hôn mê, viêm loét hạch, nhiễm bệnh…Tất nhiên, các tác dụng phụ đã được kiểm định và được giám sát chặt chẽ của cơ quan chuyên môn. Song đặc điểm cá thể của trẻ em là khác nhau, vì thế, việc xuất hiện các tác dụng phụ cũng rất khác nhau.

Bs. Yên Lâm Phúc

Theo webtretho

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới