Phản đối cái ác không phải “làm chính trị”
LỜI MỞ ĐẦU
Bản thân khái niệm Chính trị, từ khi xuất hiện, đã đi kèm theo đó là rất nhiều nội hàm xấu. Tại sao? Bởi “Làm chính trị” là khái niệm liên quan đến phạm trù tranh giành, tước đoạt, chiếm hữu quyền lực Nhà nước; ủng hộ hay không ủng hộ chính trị gia này, đảng phái này, biểu hiện thái độ và giành chiến thắng trong cuộc chiến đó bằng vô số con đường, chiêu thức, thủ đoạn khác nhau.
Khái niệm “Làm chính trị” còn trở nên đặc biệt nhạy cảm và có nội hàm rất xấu ở những quốc gia có độc tài chính trị, nơi mà tội ác diệt chủng đang diễn ra, như chính quyền của chủ nghĩa phát- xít (Nazi), chủ nghĩa hồi giáo cực đoan, chế độ Khmer Đỏ – ở Campuchia… Bản thân những chính quyền độc tài đó đã phạm vào tội ác chống lại loài người, nơi đó “quyền lực nhà nước” rơi vào tay một cá nhân, một tập đoàn có mục đích bất chính, là công cụ để họ thực thi, bao che và “hợp pháp hóa” hành vi, tội ác của họ. Quyền lực nhà nước trở thành công cụ để đàn áp dã man những người phản đối tội ác mà họ làm.
Khi đó, chiếc mũ “làm chính trị” được chụp lên những người dám đứng về lẽ phải, dám bảo vệ đồng bào, để kiếm cớ cô lập họ, đàn áp họ. Tuy nhiên, những người đứng lên vì lẽ phải ấy không hề hướng đến việc tranh giành quyền lực nhà nước, họ không ủng hộ đảng phái, cá nhân chính trị nào khác mà chỉ đơn thuần là phản đối cái ác. Bởi vậy, họ không làm chính trị.
Phản đối cái ác là tất yếu của đạo lý làm người, không thuộc phạm trù “làm chính trị.