Phạm Lãi – Văn Chủng: 2 công thần, 2 số phận, âu chỉ khác nhau 1 niệm đầu

21/10/16, 09:11 Đọc & Suy ngẫm

Văn Chủng và Phạm Lãi là hai mưu sĩ đại tài của Việt vương Câu Tiễn. Có thể nói, không có Văn Chủng và Phạm Lãi thì không có sự nghiệp phục quốc vĩ đại của Câu Tiễn. Tuy nhiên kết cục số phận của 2 người họ lại hoàn toàn khác nhau.

Clipboard03(310)
Phạm Lãi – Văn Chủng: 2 công thần, 2 số phận, âu chỉ khác nhau 1 niệm đầu. (Ảnh minh họa)

Việt Vương Câu Tiễn nếm mật nằm gai, trải qua mấy năm cố gắng, khiến thực lực nước Việt trở nên hùng mạnh, nhà vua vô cùng mừng rỡ, thường cùng hai vị đại thần Phạm Lãi và Văn Chủng thương nghị việc thảo phạt nước Ngô.

Bấy giờ, Ngô Vương Phù Sai do được làm bá chủ, nên tỏ ra vô cùng kiêu ngạo và đam mê hưởng lạc, Câu Tiễn vẫn thường xuyên cử người sang tiến cống và bày tỏ lòng trung thành đối với nước Ngô. Lão thần Ngũ Tử Tư thấy vậy mới trách vua Ngô rằng: “Đại vương năm xưa lẽ ra không nên thả Câu Tiễn về nước, Thần nghe nói Câu Tiễn sống cuộc đời nếm mật nằm gai, đang mài sắc ý chí, chúng ta không thể lơ là về điều này “. Nhưng Phù Sai nào chịu nghe theo.

Văn Chủng được biết Phù Sai ham mê tửu sắc, bèn khuyên Câu Tiễn hãy tuyển chọn mỹ nữ trong nước đem dâng cho Phù Sai, sau tìm được một mỹ nữ tên là Tây Thi, bèn lệnh cho Phạm Lãi đưa sang nước Ngô. Phu Sai thấy Tây Thi đẹp như hằng nga giáng trần thì mê mẩn tâm thần, rồi từ đó càng thêm lơ là việc nước.

Hai năm sau, nước Ngô đánh bại được nước Tề, Phù Sai càng thêm hý hửng, quan lại các cấp đều đến chúc mừng, duy chỉ có Ngũ Tử Tư thì nói rằng: “Việc đánh bại nước Tề đã thấm vào đâu, nước Việt mới là nguồn gốc gây ra tai họa, chỉ có diệt xong nước Việt, thì mới trừ được hậu hoạn”. Ngô vương Phù Sai nghe vậy cảm thấy rất cụt hứng.

Ít lâu sau, Phù Sai cử Ngũ Tử Tư đi sứ nước Tề, Ngũ Tử Tư cảm thấy việc vua Ngô mất nước đã gần trong gang tấc, nên đã gửi con cho một vị đại thần nước Tề nuôi hộ, đổi họ Vương Tôn Thị. Bá Tích biết được bèn đem mách với Phù Sai và đơm đặt Ngũ Tử Tư. Sau khi Ngũ Tử Tư về nước, Phù Sai bèn lập tức cử người đem một thanh kiếm sang bức Ngũ Tử Tư phải tự sát, Ngũ Tử Tư không biết nói sao mới dặn lại các tùy tùng rằng: “Ngày tận số của nước Ngô chẳng còn bao xa nữa, hãy khoét con ngươi ta đem treo ở trên cửa đông thành Cô Tô, ta muốn nhìn xem quân nước Việt tiến vào ra sao”.

Sau khi Ngũ Tử Tư mất, Bá Tích lên làm thừa tướng. Năm 482 trước công nguyên, Việt vương Câu Tiễn nhân lúc Ngô vương Phù Sai sang Hoàng Trì họp bang hội với các nước, bèn thống lĩnh 50 nghìn đại quân tiến đánh nước Ngô, chỉ trong ba ngày đã chiếm lĩnh được đô thành Cô Tô. Phù Sai được tin, liền vội vàng dẫn quân về nước rồi cử người sang cầu hòa với nước Việt, Câu Tiễn thấy nước Ngô bấy giờ còn khá mạnh, chưa thể nào diệt được nước Ngô, liền đồng ý lời cầu hòa rồi rút quân về nước.

Bốn năm sau, Câu Tiễn lại dấy binh tiến đánh nước Ngô, quân Ngô bị thất bại thảm hại, Bá Tích là người đầu tiên mở cửa thành ra đầu hàng, còn Phù Sai lấy vải che mặt rồi tự sát, nghe nói là không có mặt mũi nào để nhìn Ngũ Tử Tư.

Việt vương Câu Tiễn nếm mật nằm gai, trả thù được nước Ngô, trong khi phong thưởng các đại thần thì chẳng thấy Phạm Lãi đâu. Thì ra Phạm Lãi đã đem theo nàng Tây Thi lên thuyền qua Thái Hồ trốn sang nước khác, ông còn để lại một câu trung ngôn cho Văn Chủng rằng: “Phi điểu tận, lương cung tàng, giảo thỏ tử, tẩu cẩu phanh”. Có nghĩa là: Chim bắn hết rồi thì cất cung, thỏ chết hết rồi thì tất mổ chó để nấu. Đây có ý khuyên Văn Chủng nên sớm lui về sống ẩn cư.

Nhưng Văn Chủng cậy mình có công, sẽ được phong quan tiến chức, nhưng nào ngờ Cẫu Tiễn đã cử người đưa cho ông một thanh kiếm, Văn Chủng nhìn kỹ thì chính là thanh kiến mà Ngũ Tử Tư tự vẫn năm xưa, bấy giờ mới hối hận mình đã không nghe lời khuyên của Phạm Lãi, đành ngửa mặt lên trời than rồi tự vẫn. Còn Phạm Lãi đi sang đất Đào Ấp làm nghề buôn bán trở nên rất giàu có, mà người thiên hạ gọi là Đào Chu Công, được thương nhân đời sau tôn thời là thần bảo hộ.

96929_medium
Phạm Lãi biết đủ biết dừng, đi sang đất Đào Ấp làm nghề buôn bán trở nên rất giàu có. (Ảnh minh họa)

Lão Tử nói: “Tri túc, tri chỉ” , ý rằng biết đủ, biết dừng. Đó là hai cái biết khó nhất trên đời này. Chức tước biết thế nào là đủ để dừng lại, của cải biết thế nào là đủ để dừng lại.

Về mưu lược Phạm Lãi và Văn Chủng tài ngang nhau. Nhưng Phạm Lãi hơn Văn Chủng ở chỗ biết đủ biết dừng. Từng theo Câu Tiễn sang nước Ngô làm nô lệ cho Phù Sai bị đối xử như thú vật, cắn răng chịu đựng để đợi ngày báo thù. Và nước Việt đã đánh bại nước Ngô, mối quốc nhục đã được rửa, chí nam nhi thế là đủ rồi. Hai mươi năm rèn quân phục quốc, Phạm Lãi là quân sư của vua nước Việt, về chức tước thế cũng là đủ rồi. Và ở đời khi biết đủ thì phải biết dừng lại.

Mai Mai sưu tầm

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng