Ông Tập Cận Bình thừa nhận rằng ĐCSTQ đang gặp phải nhiều “vấn đề mới chưa từng có”

15/10/20, 17:28 Trung Quốc

Ngày 14/10, trong buổi lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã phát biểu rằng, công cuộc đổi mới của ĐCSTQ đang gặp phải nhiều “vấn đề mới chưa từng có”, mức độ phức tạp, nhạy cảm và khó khăn không thua gì so với 40 năm trước. Ông Tập cũng nói rằng thế giới ngày nay đang trải qua những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một trăm năm qua.

Ông Tập Cận Bình thừa nhận rằng ĐCSTQ đang gặp phải nhiều "vấn đề mới chưa từng có" (ảnh 1)
Ngày 14/10, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã dự lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Đặc khu kinh tế Thâm Quyến. (Ảnh chụp video)

Ngoại giới phân tích cho rằng, điều mà ông Tập Cận Bình gọi là “những vấn đề mới chưa từng có” ắt hẳn là ám chỉ việc ĐCSTQ phải đương đầu và đối phó với sự bao vây và trừng phạt từ xã hội phương Tây do Hoa Kỳ dẫn đầu.

Những hành vi của ĐCSTQ đã dẫn đến sự bao vây của cộng đồng quốc tế

Trong cuộc họp kỷ niệm, ông Tập Cận Bình cho biết, đại dịch toàn cầu virus corona chủng mới (viêm phổi Vũ Hán) đã thúc đẩy diễn biến của sự thay đổi lớn lao này; thương mại và đầu tư quốc tế đã thu hẹp đáng kể, và nền kinh tế quốc tế cũng như công nghệ, văn hóa, an ninh và chính trị đang trải qua những điều chỉnh sâu sắc. Thế giới đã bước vào thời kỳ thay đổi hỗn loạn.

Phát ngôn của ông Tập diễn ra trong bối cảnh cả thế giới đang có xu hướng dần dần chống Cộng sản trên toàn cầu. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo hôm 9/10 tuyên bố rằng, tình thế đã thay đổi, giờ đây dân chúng bình thường cùng các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới đang đoàn kết và nghiêm túc đối đãi với mối đe dọa từ ĐCSTQ.

Sau khi đại dịch bùng phát ở Vũ Hán vào năm ngoái, bởi vì ĐCSTQ đã che giấu dịch bệnh và tuyên truyền rằng virus không “lây nhiễm từ người sang người” cùng các thông tin sai lệch khác, cho nên đã khiến dịch bệnh lan nhanh trên toàn thế giới. Tính đến nay, trên toàn thế giới đã có hơn 38,54 triệu người bị nhiễm bệnh và hơn 1,09 triệu người chết.

Vì lý do này, các tổ chức và cá nhân ở nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu quy kết trách nhiệm cho ĐCSTQ vì tội che giấu dịch bệnh và yêu cầu chính phủ ĐCSTQ phải bồi thường thiệt hại. Trong đó, Tổng thống Mỹ Trump đã nhiều lần tuyên bố rõ ràng rằng ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về đại dịch.

Thượng nghị sĩ Úc – Bà Amanda Stoker cho biết, các quốc gia trên thế giới có thể nộp đơn kiện lên Tòa án Công lý Quốc tế, theo cách thức tương tự như Phiên tòa Nuremberg, cho phép đưa chính quyền Trung Quốc ra thụ lý xét xử.

Nhưng ĐCSTQ lại mong muốn đảo ngược hình ảnh của mình trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh và bắt đầu thực hiện cái gọi là “ngoại giao khẩu trang” ở nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, nó đã phản tác dụng và chính sách ngoại giao khẩu trang của ĐCSTQ nhanh chóng bị phá sản. Có hai lý do chính cho sự thất bại này. Thứ nhất là, có rất nhiều khẩu trang giả và kém chất lượng được sản xuất tại Trung Quốc. Nhiều trong số đó không đạt tiêu chuẩn quốc gia và bị trả lại với số lượng lớn. Thứ hai, ngoại giao khẩu trang của ĐCSTQ còn đi kèm với các điều kiện thương mại, khiến nhiều nước khó chấp nhận được.

Đồng thời, ĐCSTQ lợi dụng đại dịch toàn cầu để thường xuyên thực hiện các hoạt động quân sự ở Biển Đông, biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan, khiến gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và eo biển Đài Loan. ĐCSTQ còn nổ ra các cuộc xung đột quân sự với Ấn Độ, dẫn đến thương vong cho quân đội cả hai nước.

ĐCSTQ cũng đơn phương từ chối công nhận “Tuyên bố chung Trung-Anh”, hơn nữa còn ở Hồng Kông đẩy mạnh việc thi hành “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, tước đoạt quyền tự trị cao độ của người dân Hồng Kông.

Các hành động nêu trên của ĐCSTQ đã gây ra một loạt các biện pháp đối phó và trừng phạt từ phía cộng đồng quốc tế. Nhiều quốc gia đã bãi bỏ hiệp ước dẫn độ đã ký với Hồng Kông, Hoa Kỳ cũng hủy bỏ địa vị đặc thù mà Hồng Kông được hưởng, và Hoa Kỳ cũng đã trừng phạt nhiều công ty công nghệ cao ở Trung Quốc, chẳng hạn như cấm cung cấp chip cho Huawei và đóng cửa Trung tâm gián điệp – lãnh sự quán tại Houston. Cấm các học giả có có liên quan đến quân đội ĐCSTQ đến Hoa Kỳ học tập và cấm các thành viên ĐCSTQ nhập quốc tịch Hoa Kỳ.

Đồng thời, các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ còn thường xuyên đến châu Âu, Nam Mỹ, Trung Đông, châu Á và các khu vực khác để đoàn kết đồng minh chống lại chế độ toàn trị của ĐCSTQ. Trong đó, thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đã đến thăm Đài Loan vào tháng 9, và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã đến thăm Nhật Bản vào ngày 6/10 và cũng trong ngày hôm đó, tổ chức các cuộc hội đàm 4 bên với các ngoại trưởng của Nhật Bản, Úc và Ấn Độ để thảo luận về các chiến lược đối phó với ĐCSTQ.

Học giả: Việc mở cửa của ĐCSTQ sẽ không thành công

Tập Cận Bình cũng đề cập tại cuộc họp rằng ĐCSTQ sẽ tiếp tục mở cửa và Đặc khu kinh tế Thâm Quyến sẽ tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, ông minh xác yêu cầu Thâm Quyến điều chỉnh hướng phát triển tập trung vào xuất khẩu trong quá khứ, sau này phải lấy tuần hoàn nội bộ làm chủ thể, việc bố trí công nghiệp nên tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa ở Trung Quốc.

Dưới sự bao vây và đàn áp của các đồng minh của Hoa Kỳ, nền kinh tế Trung Quốc buộc phải tìm kiếm động lực từ thị trường nội địa và đề xuất một “chu kỳ bên trong”. “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14” cũng lấy cái gọi là chiến lược chu kỳ kép làm cốt lõi. Việc điều chỉnh phương hướng công nghiệp của Đặc khu kinh tế Thâm Quyến là một phần rất quan trọng .

Ngô Cường – Nhà bình luận chính trị độc lập nói với BBC rằng, từ bài phát biểu của Tập Cận Bình cho thấy, việc xây dựng đặc khu trong tương lai cũng không phải là một “cải cách và mở cửa” toàn diện theo đúng nghĩa.

“Càng chú trọng đặc khu, thì có nghĩa là hầu hết các nơi ngoài đặc khu phải thực hiện quản lý tập trung khép kín nghiêm ngặt. Phương thức trao quyền tự chủ lớn cho Thâm Quyến có nghĩa là các địa phương khác rất khó có được (không gian) như vậy”. Ngô Cường nói

Ngô Cường cũng cho rằng, Thâm Quyến và các đặc khu kinh tế khác sẽ phải đối mặt với một thách thức khó khăn trong tương lai. “Là một đặc khu, Thâm Quyến không còn hướng về vốn mà hướng về công nghệ. Nhưng Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với sự phong tỏa về công nghệ. Làm thế nào để có thể kiến lập được điều này?”.

Nhà bình luận kinh tế “Kim Sơn” nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng, điều kiện tiên quyết của quá trình mở cửa là một xã hội dưới pháp quyền, một chính phủ pháp quyền và một thị trường dưới pháp quyền, lấy những thứ này làm bảo đảm để thực hiện sự thịnh vượng của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, Thâm Quyến không có đủ điều kiện nên đặc khu kinh tế Thâm Quyến “không phải là kinh tế thị trường thực sự, cũng không thể mang lại sự thịnh vượng cuối cùng”.

Về cái gọi là “mô hình phát triển mới chu kỳ kép” do ĐCSTQ đề xuất, George Magnus, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc tại Đại học Oxford, Anh, nói với VOA rằng, chiến lược chu kỳ kép là tự mâu thuẫn nhau. “Duy trì xuất khẩu và ngoại thương của Trung Quốc, nhưng đồng thời tăng sản xuất trong nước để tiêu dùng nội địa, hai chiến lược phát triển kinh tế này không tương thích với nhau. Bởi vì cái thứ hai yêu cầu tăng tiêu dùng, tiền lương tại quốc nội sẽ sản sinh tỷ trọng trong tổng giá trị GDP, trong khi cái thứ nhất yêu cầu giảm hoặc giữ tỷ trọng này ở mức tương đối thấp. Tập Cận Bình không thể có cả hai.”

Minh Huy

Theo epochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?