Ong ăn thịt khổng lồ ở Indonesia

Một đoàn thám hiểm sinh học quốc tế đã phát hiện trên dãy núi Mekongga, miền đông Indonesia một loài ong ăn thịt khổng lồ, con đực dài tới 6,4 cm, tờ Jakarta Globe của Indonesia cho hay.

Một đoàn thám hiểm sinh học quốc tế đã phát hiện trên dãy núi Mekongga, miền đông Indonesia một loài ong ăn thịt khổng lồ, con đực dài tới 6,4 cm, tờ Jakarta Globe của Indonesia cho hay.

TIN LIÊN QUAN

Ong ăn thịt khổng lồ phát hiện ở miền đông Indonesia.

Tác giả của phát hiện này là bà Lynn S. Kimsey, giám đốc nghiên cứu của Viện bảo tàng côn trùng học trực thuộc trường Đại học California. Bà mô tả: “Ong cái nhỏ hơn ong đực một chút nhưng vẫn to hơn nhiều so với những đại diện của phân loài ong Larrinae”.

Đặc trưng của loài ong mới phát hiện, chuyên ăn thịt các loài côn trùng khác là chúng có bộ hàm rất to và khỏe, vừa là vũ khí tự vệ, vừa là công cụ kiếm ăn.

Bà Kimsey kể lại: “Hàm của chúng lớn đến nỗi, khi khép lại, nó chìa ra cả hai phía của đầu. Lúc chúng ngậm miệng vẫn dài hơn chân trước của con đực, nếu không thấy tận mắt, khó hình dung ra chúng bò ra sao”.

“Lần đầu tiên nhìn thấy những con ong này, tôi hiểu ngay là mình đã chứng kiến một con vật bất bình thường. Tôi biết chúng thuộc họ Crabronidae mà tôi hiểu rất rành, nhưng chưa bao giờ trông thấy một con ong lại to đến vậy dù trước đây đã từng biết qua lời đồn là vùng Sulawesi có loài ong rất lạ”.

Đoàn thám hiểm quốc tế đến Indonesia đã bỏ ra 3 tuần để nghiên cứu động thực vật bao gồm nấm, vi khuẩn, cây thuốc, côn trùng và những động vật có xương sống ở vùng xa xôi mãi phía đông nam của đảo Sulawesi, năm chót vót trên một đỉnh núi cao 2.779 met có cùng tên với ngọn núi lửa là Mekongga.

Cho đến khi nguồn lương thực thực phẩm mang theo đã cạn kiệt, họ mới đành phải tạm rời bỏ mảnh đất hoang dã còn đầy bí mật và hề chưa có bước chân người này để lên đường trở về.

Người phát hiện ra loài ong khổng lồ này quyết định đặt tên chúng là Dalara garuda – để kỷ niệm hình vẽ người chiến binh huyền thoại garuda trên quốc huy của Indonesia.

Bảo Châu

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc