Ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh đã đến mức “loài người không thể ở”
Người dân và chính quyền Bắc Kinh, thành phố với 20 triệu dân đang phải đau đầu ứng phó với bầu không khí ô nhiễm trầm trọng, thứ khói đen kịt này sẽ tràn vào phổi bất cứ ai dám ra ngoài hít thở.
Bắc Kinh hiện là một trong những thành phố ô nhiễm không khí nhất hành tinh, đến mức các nghiên cứu từ học viện Thượng Hải và Khoa học Xã hội gần đây đã tuyên bố, điều kiện như thế này “không phải là nơi loài người có thể ở”. Các tòa nhà trong thành phố đều phải được trang bị máy lọc không khí đặc biệt, học sinh bị buộc phải chơi thể thao trong nhà mái vòm, nơi có khả năng cung cấp khí lọc.
Travis Washko, Giám đốc Thể thao tại một trường học Anh quốc tại Bắc Kinh trao đổi với The Guardian: “Có sự thay đổi nhỏ, giờ đây các em học sinh phải đeo mặt nạ lọc khí khi đến lớp, đây là một trong những cách thức mà thành phố này đang thực hiện để đối phó vấn đề, dù sao thì những đứa trẻ cũng thích, và các bậc phụ huynh có thể yên tâm con cái của họ đang chơi trong một môi trường an toàn”.
Dấu hiệu ô nhiễm tại Bắc Kinh không cho thấy xu hướng suy giảm. Thực tế, tình trạng này ngày càng trầm trọng khi nồng độ chất thải độc hại trở nên đậm đặc hơn. Thực tế, trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Trung Quốc ước tính, một người trưởng thành ở Bắc Kinh sẽ phải chịu 40% quãng đời còn lại trong bệnh tật.
Bị lấy mất nguồn Vitamin D
Khắp thành phố, nhà cửa được lắp thêm kính nhằm cách ly hoàn toàn con người với môi trường bên ngoài nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí ô nhiễm. Người dân Bắc Kinh dần dần bị tước đi cơ hội tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên, yếu tố cần thiết cho việc sản xuất vitamin D trong cơ thể.
Theo một nghiên cứu được tiến hành vào đầu năm nay trên đối tượng là phụ nữ mang thai ở Bắc Kinh, hầu hết những người này đều bị thiếu vitamin D, kết quả từ việc thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Một số cho biết có dùng vitamin D bổ sung, nhưng số lượng hấp thu được qua phương thức này không đủ bù cho nhu cầu cơ thể.
Sử dụng “các vệt khói máy bay” để tạo mưa nhân tạo?
Chính phủ Trung Quốc vào cuộc cắt giảm các nhà máy gây ô nhiễm quá mức và hạn chế việc sản xuất nhiên liệu hóa thạch ở mức độ vừa phải, nhưng vấn đề vẫn chưa đi tới đâu. Một số khoa học gia và doanh nghiệp đã đề xuất một số phương pháp có vẻ rất “viễn tưởng”. Trong số này là lắp đặt hệ thống cáp đồng ngầm để hút từ tính ô nhiễm không khí, hay đào các mương khổng lồ ở sườn núi để “nuốt” khối khí ô nhiễm.
Trung Quốc đã từng áp dụng công nghệ thay đổi thời tiết nhằm giải quyết tình trạng hạn hán. Họ cho rằng nếu tạo ra được một lượng mưa đủ lớn thì đây sẽ là một máy hút bụi khổng lồ tẩy sạch bầu trời đang bị ô nhiễm. Chính quyền Bắc Kinh đã lên kế hoạch cho một hệ thống máy tạo các vệt khói, bao gồm 50 máy bay, trải khói đầy trời để tạo mưa.
“Đối phó với tình trạng hạn hạn kéo dài, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều cho công nghệ mưa nhân tạo từ những thập niên 50“, theo The Guardian. “Đất nước này khoe, hiện đang có 7.000 khẩu pháo tạo mây, cùng một số bệ phóng tên lửa hóa học, hơn 50 nhà máy với một đội quân gần 50.000 nhân viên, sẵn sàng phát động cuộc chiến toàn diện với thời tiết.”
Bruce Phan – theo Epoch Times