Nước Mỹ đại loạn… có kế hoạch!
Với ngòi bút sắc bén và luận cứ vững chắc, bài chính luận tên “Nước Mỹ đại loạn… có kế hoạch” của nhà báo Vũ Linh về tình hình chính trị Mỹ năm nay sẽ cho chúng ta thấy một ‘cách nhìn trái chiều’ về những gì đang xảy ra trên đất nước này.
Tin báo chí mấy tuần qua cho thấy hình ảnh một nước Mỹ thật lạ lùng, có thể nói chưa từng thấy trong lịch sử 150 năm qua, kể từ ngày nội chiến Nam-Bắc Mỹ chấm dứt: đó là một cuộc nổi loạn bạo động được công khai cổ võ hay bảo vệ, thậm chí có vẻ như nằm trong kế hoạch quy mô của một chính đảng đối lập.
Cách đây hơn một thế kỷ rưỡi, chuyện này đã xảy ra khi các lãnh đạo của đảng Dân chủ (DC) công khai chống đối chính sách của tổng thống CH Abraham Lincoln muốn phá bỏ xiềng xích nô lệ da đen, để rồi tất cả đi đến một đại họa lịch sử: các tiểu bang DC miền Nam tách ra khỏi liên bang, đưa đến cuộc nội chiến duy nhất và đẫm máu với hơn 800.000 người chết trong lịch sử Mỹ.
Lịch sử tái diễn chăng?
Trong vài tháng qua, nước Mỹ đã gặp xáo trộn, nội loạn chưa từng thấy từ thời nội chiến, đặc biệt là tại các tiểu bang cấp tiến nhất nước là Washington State (Seattle), Oregon (Portland), và Cali (Oakland, Sacramento). Chỉ chưa ai biết cuối cùng có đi đến nội chiến hay không thôi.
Tất cả bắt đầu từ một chuyện không đâu vào đâu dù đã đưa đến cái chết bi thảm của một người da đen. Anh da đen này chẳng phải là một ‘thánh sống’ hay đại anh hùng da đen gì, mà chỉ là một tên du thủ du thực vặt, cũng không phải chết vì có người cố tình muốn giết vì kỳ thị mà chỉ là chết trong trường hợp ngộ sát vì một cảnh sát quá mạnh tay.
Anh Floyd càng không phải là nạn nhân đầu tiên. Chuyện cảnh sát mạnh tay đưa đến cái chết của một nghi can bị bắt là chuyện đã xảy ra cả vạn lần trong lịch sử cận đại Mỹ, ngay cả sau khi TT Johnson đã ra 2 bộ luật đảm bảo nhân quyền và dân quyền bình đẳng cho dân da đen.
Đừng nói chi xa, ngay cả dưới thời ông tổng thống da đen mới đây, chuyện này cũng đã xảy ra, ít nhất 3 lần, tại Ferguson, Baltimore và New York. ‘Ít nhất’ vì đây là ba vụ gây xúc động lớn trên cả nước, ai cũng biết, chứ thực tế chẳng ai biết được bao nhiêu người khác, đen cũng như trắng hay nâu, đã bị chết trong tay cảnh sát một cách kín đáo hơn.
Thế thì tại sao vụ anh Floyd bị giết lại ‘nổ’ quá lớn như vậy?
Câu trả lời chẳng có gì khó hiểu cả: vì bây giờ là mùa bầu cử và đảng đối lập với hậu thuẫn của truyền thông Dân Chủ (TTDC), đã muốn khai thác tối đa chuyện này, như một vũ khí chính trị cực hữu hiệu để săn đuổi một tổng thống đương nhiệm ra khỏi Tòa Bạch Ốc, không hơn không kém. Đúng như ‘ranh ngôn’ của ông Rahm Emanuel, cựu chánh văn phòng của TT Obama, “đừng bao giờ bỏ qua cơ hội của một khủng hoảng”.
Phe đối lập không phải mới bất thình lình ra sức đánh tổng thống vì cận ngày bầu cử đâu. Bất cứ ai theo dõi thời sự hơn ba năm qua đều đã nhìn rõ ngay từ ngày kết quả bầu cử được công bố, một ngày sau khi cả nước đi bầu, thì phe đối lập đã không nhìn nhận kết quả bầu cử, hô hoán “Not My President“, tung ra liên tục cả chục chiêu đánh phá phản dân chủ nhất, kể cả chiêu tối hậu là đàn hặc, nhưng đều thất bại ê chề. Rồi như được ‘trời giúp’, ‘vi khuẩn Tầu cộng’ đóng vai di dân lậu mới, tràn ngập vào Mỹ mà không có giấy tờ chiếu khán gì cả, -undocumented 100%- khiến cả triệu người bị nhiễm và cả trăm ngàn người chết.
Phe ta (dân chủ) vui mừng xoa tay, coi vi khuẩn như cứu tinh giúp họ. Ban đầu cố tình giảm thiểu mối nguy của vi khuẩn, như thể cố tình muốn giúp cho vi khuẩn lây lan dễ dàng.
Dịch bắt đầu vào Mỹ đầu tháng Giêng, TT Trump có biện pháp đầu tiên, ngày 6/1, cho CDC ra thông báo, cảnh giác không nên đi Tầu, qua ngày 17/1, ra lệnh kiểm tra gắt gao du khách từ Tầu vào 5 phi trường lớn của Mỹ, ngày 31/1 ra lệnh cấm du khách từ Tàu vào Mỹ, tất cả những người đã ghé Tàu trong vòng hai tuần trước phải khai báo và bị cấm cung hai tuần sau khi được vào Mỹ.
Bị phe DC và TTDC chống đối mạnh. Cụ Biden tố cáo các biện pháp phòng ngừa dịch của TT Trump là bài ngoại cuồng điên, là hù dọa (nguyên văn câu nói của cụ Biden trong một diễn văn tại Iowa, ngày 31/1/2020, ngày TT Trump ra lệnh giới hạn du khách từ Tầu vào Mỹ: “This is no time for Donald Trump’s record of hysteria and xenophobia – hysterical xenophobia – and fearmongering to lead the way instead of science.” ).
Cái thô bỉ của cụ Biden là qua tháng Tư khi dịch đã hoành hành mạnh, thì uốn lưỡi, biểu diễn môn võ bài ngoại còn cuồng điên hơn cả TT Trump, trở giọng tố TT Trump đã không dám cản mạnh làn sóng du khách Tầu vào Mỹ khi dịch mới xẩy ra!
TTDC thi khư khư khuyến cáo chỉ là cúm thường không có gì phải hoảng loạn. Washington Post còn kêu gọi dân đề cao cảnh giác, coi chừng Trump muốn khai thác dịch vì ý đồ độc tài! Mãi cho tới đầu tháng Ba mới bắt đầu đổi giọng, cảnh giác về dịch sau khi đã có người Mỹ chết vị dịch cuối tháng Hai rồi. Cái giả dối thô bỉ là cả khối TTDC bây giờ vuốt mặt, nhất loạt tố TT Trump lơ là, chậm chạp trong việc nhận diện mối nguy corona nên đã lấy biện pháp quá muộn, bất tài để dịch hoành hành. Nếu nói TT Trump bất tài, thì phải nói luôn hơn 200 lãnh đạo thế giới, và cả triệu bác sĩ, khoa học gia trên cả thế giới cũng đều bất tài hết, chỉ có mấy anh nhà báo của CNN hay WaPo hay New York Times mới là thiên tài. Cùng với vài cụ tỵ nạn cuồng chống Trump dĩ nhiên!
Muốn biết TT Trump thực sự có lơ là, có chậm chạp hay không thì chỉ cần nghe WHO và bác sĩ Fauci, người cầm đầu cuộc chiến chống dịch.
Ngày 2/2/2020, WHO, Tổ Chức Y Tế Quốc Tế, ra thông cáo bệnh dịch đã được kềm chế tại TC, không phải là đại dịch thế giới – not an international endemic-. Ngày 17/2/2020, đúng một tháng sau khi TT Trump ra lệnh kiểm tra du khách từ TC vào Mỹ qua 5 phi trường lớn của Mỹ, ông Fauci còn tuyên bố dịch Vũ Hán có mức rủi ro nhỏ xíu –minuscule risk-, chỉ những người đã bị nhiễm mới cần đeo mặt nạ để tránh lây lan qua người khác, còn ai không bị nhiễm khỏi cần vì mặt nạ không ngăn cản được vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể gì hết.
Nói trắng ra, mãi qua tới đầu tháng Ba, vẫn chưa ai thấy rõ mối nguy của dịch Vũ Hán hết. Khi đó, cả thế giới mù, nhưng bây giờ, gần nửa năm sau, thì cả thế giới sáng mắt hết, lo xỉa tay tố Trump mù không nhìn thấy mối nguy của dịch.
Nhưng rồi con vi khuẩn báo hại này dường như cũng chẳng đáp ứng được nhu cầu của phe ta muốn triệt hạ Trump. Thứ nhất, con vi khuẩn này đánh Mỹ thật, nhưng lại ngu xuẩn cứ nhè các tiểu bang DC phe ta mà đánh khi cả chục tiểu bang bị nạn nặng nhất lại toàn là tiểu bang DC. Đã vậy, lại có chiều hướng suy tàn hơi sớm, còn cách xa cuộc bầu cử quá lâu, có thể sẽ không hại TT Trump như mong đợi trong việc tái tranh cử của ông này.
Rồi như một món quà ‘trời’ cho mới, một anh cảnh sát hăng tiết vịt vô ý thức, đã mạnh tay – hay chính xác hơn, mạnh đầu gối quá mức, đưa đến cái chết thảm hại của một anh da đen. Phe ta coi như trúng số. Dân da đen như thông lệ, viện cớ bất mãn, ào ào xuống đường đốt phá, cướp bóc, hôi của.
Nhưng lần này, phản ứng của chính quyền địa phương, phần lớn trong tay đảng DC, đã khác xa những lần trước.
Dưới thời TT Obama, cả ba vụ Ferguson, Baltimore và New York cũng không khác gì: cảnh sát mạnh tay đưa đến cái chết của một nghi can da đen. Ngay sau đó, dân da đen cũng đã xuống đường biểu tình, đốt phá, ăn cướp như thông lệ. Nhưng vì TT Obama là da đen ‘phe ta’, nên các cuộc nổi loạn cướp phá đã mau mắn bị dẹp khi TT Obama gửi Vệ Binh Quốc Gia đến mà không ai phản đối hết. Các lãnh tụ da đen và TTDC khi đó nhất tề đứng sau lưng TT Obama, lên án cảnh sát dĩ nhiên nhưng cũng lên án cướp bóc và cổ võ cho việc tái lập an ninh trật tự. Các chính quyền DC địa phương hoan hỷ đón chào Vệ Binh Quốc Gia đến tái lập an ninh trật tự. Và TTDC cũng ca tụng các quyết định cứng rắn của tổng thống. Tình hình ổn định mau lẹ và dễ dàng.
Nhưng dưới thời TT Trump, tình hình tại Minneapolis đã chẳng được ổn định mau lẹ hay dễ dàng gì hết. Chính quyền Minneapolis và Minnesota ngồi nhìn những tàn phá trong ba ngày đầu, ra lệnh không cho cảnh sát can thiệp, cũng không cho TT Trump gửi Vệ Binh Quốc Gia đến dẹp loạn.
Rồi họ khôn khéo lái vấn đề qua câu chuyện kỳ thị. Việc anh cảnh sát ngộ sát một tay cướp cạn vặt biến thành da trắng cố sát da đen, rồi đi xa hơn nữa, biến chuyện này thành con đẻ của ‘chính sách’ kỳ thị da đen của TT Trump. Để rồi họ khích động khối da đen xuống đường, thổi phồng khẩu hiệu Black Lives Matter, làm điểm tập hợp của dân da đen xuống đường chống TT Trump. Làm như thể chuyện cảnh sát giết chết dân da đen là chuyện chưa từng thấy trong lịch sử Mỹ, chưa bao giờ xẩy ra dưới bất cứ tổng thống nào, mà chỉ là con đẻ của chính sách kỳ thị của tay ‘thượng tôn da trắng Trump’ thôi.
Những cuộc xuống đường của dân da đen trước, da trắng sau, được tung hô, khuyến khích, cổ võ tối đa, bất kể nạn dịch COVID đang đe dọa cả nước, bất kể cả nước đang có lệnh cấm cung, cách ly.
Khi nạn dịch bắt đầu tấn công mạnh, các thống đốc và chính quyền địa phương ra lệnh đóng cửa kinh tế, đóng cửa trường học, cấm cung, cách, ly, bắt đeo mặt nạ. Nhưng rồi bây giờ muốn khai thác chống đối, cổ võ cho việc xuống đường biểu tình thì lại uốn lưỡi lại, tố cáo việc cấm cung mới là chuyện giúp dịch phát tác mạnh.
Như DĐTC (diễn đàn trái chiều) đã từng viết: “Dưới đây là vài điểm chính trong lý luận mới toanh của TTDC qua The Atlantic: Cấm cung là cách tốt nhất để bệnh dịch lây lan vì bệnh dịch khó lây lan ngoài đường phố khi mọi người ở trong không gian rộng lớn, lại di chuyển liên tục, trong khi lây lan mạnh nhất trong nhà khi mà không khí bị bít kín”.
Giải Nobel về giả dối, phải nói là nham hiểm mới đúng, đã về tay thị trưởng New York Bill de Blasio khi ông này ký sắc lệnh cấm thiên hạ không được tụ họp đông người để tránh dịch lây lan, nhưng biểu tình tung hô Black Lives Matter hay chống TT Trump thì được miễn, tha hồ, càng đông càng tốt, các luật lệ cấm cung, cách ly đều được miễn, không áp dụng. Thuần túy trên phương diện y khoa, có bác sĩ nào giải thích được tại sao vi khuẩn sẽ không tấn công những người biểu tình chống Trump không?
Tạp chí Newsweek trong hai số liên tục đăng hai bài thật ý nghĩa:
Hàng triệu người ào ào xuống đường, đứng sát nhau, hò hét văng nước miếng tùm lum, không sao, nhưng một chục ngàn người đến nghe TT Trump đọc diễn văn thì đã khiến vi khuẩn phát tác mạnh ngay.
Từ ngày ông Trump xuất hiện, nghĩa là ngay trước khi ông đắc cử, phe ta đã cố gắng bằng mọi cách đóng dấu triện kỳ thị lên trán ông. Chỉ vì kỳ thị là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm, dễ gây xúc động và dễ kích thích thiên hạ nhất. Chứ cứ tố cáo những chuyện như thông đồng với Nga hay đổi chác với Ukraine thì chỉ kích thích được vài ba ông bà chính khách trong quốc hội chứ dân Mỹ nhún vai coi như đang xem phim bộ trên Netflix thôi. Kỳ thị là chuyện khác xa, đụng chạm trực tiếp đến tự ái và quyền lợi của mỗi người dân.
Mới đầu thì là màn tố kỳ thị dân gốc Mễ khi ông Trump chống đám di dân lậu; rồi chạy qua kỳ thị dân da đen Phi Châu khi TT Trump gọi mấy xứ Phi Châu là “shithole”, rồi chạy qua kỳ thị da đỏ khi ông mỉa mai bà TNS Warren là ‘công chúa Pocahontas’; sau đó chuyển qua kỳ thị da vàng khi ông gọi vi khuẩn corona là vi khuẩn Tầu; rồi khi TT Trump giới hạn du lịch từ Âu Châu qua để cản dịch corona thì dĩ nhiên không thể nói kỳ thị da trắng đươc nữa, nên dùng danh từ nhẹ nhàng hơn là ‘bài ngoại’. Tóm lại, theo phe đối lập và TTDC thì TT Trump kỳ thị hết ráo, đủ sắc dân hết. Kỳ thị luôn cả chó mèo khi trước đây có anh nhà báo hăng tiết vịt tố TT Trump không nuôi được con chó hay con mèo nào. Chuyện lạ là chưa thấy báo hay TV nào tố TT Trump kỳ thị… cộng sản!
Điều đáng buồn cho phe đối lập là tất cả những chiêu bài kỳ thị này có vẻ không ăn khách lắm, dân Mỹ có vẻ vẫn dửng dưng.
Với vụ anh Floyd, thì đây là cơ hội ngàn vàng để khai thác tính kỳ thị da đen, là khối dân mà đảng DC bây giờ đã hoàn toàn trở thành nô lệ trong các cuộc bầu bán.
Đây là sách lược được đảng DC và TTDC nghiên cứu rất kỹ thay thế cho những khẩu hiệu vớ vẩn vô nghĩa kiểu như “Yes, We Can” của TT Obama năm xưa. Vừa nhạy cảm dễ gây xúc động, vừa dễ hiểu, vừa mát lòng cử tri đen, vừa đánh trúng tâm lý nhân đạo của dân Mỹ nói chung.
Ngay cả một anh dân biểu Mỹ gốc Việt tại Texas cũng mau mắn phất cờ Black Lives Matter cho đúng ‘phải đạo chính trị thời thượng’, lại còn bi thảm hóa câu chuyện, xác nhận dân Mỹ kỳ thị hết thuốc chữa, đến độ chính anh ta là dân da vàng cũng đã là nạn nhân nặng của kỳ thị. Xin lỗi, anh là dân biểu trong một đơn vị bầu cử chẳng có một anh đen nào, lưa thưa vài anh gốc Mễ, lác đác vài anh gốc Việt không bao giờ đi bầu. Xin hỏi anh chứ ai bầu cho anh nếu không phải là đám dân Mỹ trắng. Nếu anh là nạn nhân của kỳ thị thì anh giải thích như thế nào việc anh được bầu liên tục từ 15 năm qua như vậy? Tố giác của anh chứng minh anh chỉ tầm thường như bất cứ chính khách thời cơ nào. Thật đáng thất vọng!
Một anh con buôn láu cá của Bellaire -khu dân Việt tại Houston- cũng nhẩy ra, mượn cái khẩu hiệu Black Lives Matter làm công cụ marketing, quảng cáo tên tuổi mình, được ngay một đài TV Mít trịnh trọng mời lên phỏng vấn. Wá đả! Kỹ thuật quảng cáo miễn phí là vậy.
Thật ra, khi khẩu hiệu Black Lives Matter được tung hô trong khi khẩu hiệu All Lives Matter bị thoá mạ thì việc đòi công bằng cho dân đa đen đã biến thành một phong trào đội dân da đen lên đầu thì đúng hơn.
Cuộc nổi loạn biến thái qua những phong trào bạo động quy mô, không còn là đốt nhà cướp của, đập kính Target ăn cướp tủ lạnh hay TV vặt nữa, mà thành những phong trào nổi loạn thực sự như đòi giải thể hay ít nhất giải ngân cảnh sát, chiếm đóng khu phố đòi tự trị, liên tục xuống đường biểu tình phá rối đòi xóa bỏ di tích lịch sử, đốt phá sở cảnh sát, tấn công các công sở, và kinh hồn hơn nữa, thành lập những đội quân võ trang xung kích không khác gì các nhóm Thanh Niên Xung Phong của cộng sản, lấy tên quái lạ và thô bỉ “Not Fucking Around Coalition” -NFAC-!
Quý độc giả hãy thử tưởng tượng có một nhóm da trắng thành lập một lực lượng tương tự như NFAC thì TTDC và phe DC -và các cụ tị nạn cuồng chống Trump- sẽ phản ứng như thế nào.
Nhưng tuyệt chiêu của ‘phe ta’ là chiến thuật gọi là ‘Wall of Moms’, ‘Bức Tường Của Các Bà Mẹ’. Nghĩa là trong các cuộc biểu tình, ‘phe ta’ đưa các bà mẹ dắt theo mấy đứa con nhỏ đi hàng đầu để không cho cảnh sát dám tấn công. Một chiến thuật trước đây rất được ISIS ưa xài.
Kích động nổi loạn, đó chính là cái giá kinh hoàng mà phe đối lập sẵn sàng trả, chỉ vì lý do hiển nhiên nhất là ngoài phương cách đó ra, thì phe đối lập hầu như tuyệt vọng, không có cách nào khác để chiến thắng trong cuộc bầu cử tới.
Chuyện nước Mỹ sẽ gặp những hậu quả lâu dài của cuộc nổi loạn tai hại cỡ nào bất kể ông Trump tái đắc cử hay cụ Biden chiến thắng, là … chuyện nhỏ! Không nên thắc mắc, suy nghĩ xa hơn cuộc bầu cử tới. Chỉ cần thắng cử thôi, chuyện gì sau đó … sẽ tính sau.
Hậu quả đầu tiên, hiển nhiên nhất của việc các quan chức hèn nhát đã nhắm mắt, trốn trong nhà bếp trước cao trào dân da đen nổi loạn, là đã xác nhận cho đám nổi loạn thấy là nếu họ được đằng chân thì có thể leo lên đằng đầu.
Từ phong trào phản đối cảnh sát tàn bạo, biến qua phong trào đòi quyền sống của dân da đen dưới cái khẩu hiệu nổ hơn kho đạn Black Lives Matter khi mà quyền sống của dân da đen chưa bao giờ thực sự bị đe dọa. Rồi mau mắn biến thể qua cái phong trào quái dị gọi là là ‘cancel culture’ tức là xóa bỏ hết quá khứ, xóa bỏ hệ thống chính quyền, xóa bỏ tôn ti trật tự công cộng, xóa bỏ luôn cả lịch sử, tôn giáo, văn hoá, đổi luôn cả quốc ca và quốc kỳ! Đám cuồng tín cực tả quá khích mát giây này chỉ là một đám nổi loạn, vô tổ chức, vô lãnh đạo, vô đường lối, vô mục đích, muốn đập phá hết, mà chẳng ai hiểu để làm gì, muốn xây dựng cái gì thay thế? Đúng theo định nghĩa của danh từ ‘anarchy’.
Mà nghĩ cho cùng, có thật sự là vô tổ chức, vô lãnh đạo không? Hay là đã có ‘bàn tay lông lá’ của 30.000 thành viên của tổ chức Organization for America của Obama đứng sau lưng, với tiền của ông tỷ phú Hung Gia Lợi George Soros? Ai mà biết được?
Chỉ có một hiện tượng ai cũng thấy rõ hơn ban ngày là phản ứng của khối DC.
Ở mức địa phương, các thị trưởng, thống đốc hoàn toàn bị tê liệt, một phần vì sợ hãi, tuyệt đối không dám làm bất cứ chuyện gì để tái lập an ninh trật tự, càng không dám lên án các vụ bạo động, nhưng một phần cũng kỳ vọng chiêu võ bạo loạn này sẽ đánh Trump tới thân bại danh liệt luôn. Tại Portland, thủ phủ của tiểu bang cấp tiến hàng đầu Oregon, cuộc nổi loạn đập phá đã kéo dài hơn hai tháng, ngang với Seattle của tiểu bang Washington State. Chẳng những các chính quyền địa phương bủn rủn chân tay, hoàn toàn tê liệt, mà lại còn sợ hãi đám nổi loạn đến độ chống lại việc TT Trump mang lính của bộ An Ninh Lãnh Thổ đến dẹp loạn luôn.
Bà bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang Oregon, Ellen Rosenblum mắt bị quáng gà nặng, tỉnh bơ tuyên bố các cuộc biểu tình ở Portland ôn hòa nhất.
Cái hèn nhát -hay dã tâm- của đám lãnh đạo đảng DC trước những biến động cực tai hại hiện đang thấy xảy ra trên cả chục thành phố từ cả mấy tuần liên tục, được thể hiện rõ nét khó chối cãi, khi cả đám lãnh đạo của đảng DC bất thình lình á khẩu, ngậm tăm hết. Từ cụ Biden đến các chuyên gia sách động như bà Pelosi, ông Schumer, ngay cả các chuyên gia quậy Al Sharpton, Jesse Jackson,… cũng nín khe hết. Hiển nhiên là họ thấy những nổi loạn bạo động này cực tai hại cho đất nước trong dài hạn, nhưng đồng thời họ cũng thấy đó là phương cách khích động cử tri chống TT Trump hữu hiệu nhất trong ngắn hạn, trong khi cả đám cũng run lẩy bẩy không một ai dám động đến khối dân da đen mà đảng DC đang cần phiếu hơn bao giờ hết.
Chính khách DC duy nhất dám lên tiếng là dân biểu Jerold Nadler, chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện, nhận định “những cuộc biểu tình trong ôn hòa này hoàn toàn hợp pháp, trong phạm vi tu chánh án số 1 của Hiến Pháp, bảo đảm quyền tự do phát biểu tư tưởng”. Đi cướp phá, đốt nhà, giật tượng, xé cờ,… đó là phát biểu tư tưởng trong ôn hòa được Hiến Pháp bảo đảm sao?
Hiến Pháp bảo đảm?
Nhìn vào thái độ của đảng DC và TTDC, dường như họ đang đánh một canh bạc chí tử, nhất chín nhì bù. Ở đây, bình tâm mà suy nghĩ, người ta thấy rõ sách lược thật nham hiểm của phe DC, sẵn sàng chấp nhận những nổi loạn cướp phá, chấp nhận dịch corona lây lan tùm lum khiến cả triệu người bị nhiễm, cả trăm ngàn người chết, chấp nhận kinh tế tiếp tục đóng cửa, cả chục triệu người thất nghiệp, cả vạn tiểu doanh gia tiêu tan sự nghiệp cầy cuốc cả đời họ, chấp nhận trẻ con mất học cả năm trời,…, tất cả như cái giá đáng phải trả để có dịp tuyên truyền công kích, không cho TT Trump tái đắc cử lại.
Nhớ lại câu nói cách đây hai năm của anh Bill Maher, một bình loạn gia của HBO, sẵn sàng chấp nhận đại khủng hoảng kinh tế với cả triệu người thất nghiệp và phá sản, nếu đó là cách để hạ được Trump. Hiển nhiên, anh Maher này coi vậy mà ít tàn độc hơn đám lãnh đạo DC hiện nay.
Như DĐTC này đã từng viết nhiều lần, chỉ vì ông Trump chính là mối đe dọa sinh tử -existential threat- của đảng DC và cả ý thức hệ cấp tiến thiên tả.
Vấn đề là canh bạc này thật sự chưa ai biết ai sẽ thắng. Những bạo động hiện thấy cũng rất có thể gây hoang mang, sợ hãi cho đại đa số dân Mỹ, khiến họ hoảng sợ, ào ào dồn phiếu cho TT Trump, là người hiển nhiên có bản lãnh trị loạn hơn xa cụ lẩm cẩm Biden.
Tệ hơn nữa, nhiều người lo ngại hình ảnh loạn hiện nay sẽ trở thành hình ảnh tiêu biểu của chính quyền Biden.
Ba tháng nữa, chúng ta sẽ có câu trả lời.
Theo Vũ Linh
Đăng dưới sự cho phép của tác giả
Xem bài viết gốc tại đây.