Nông dân miền Bắc mất trắng vì mưa tuyết

25/01/16, 13:29 Việt Nam

Giá rét, băng tuyết kỷ lục trong 40 năm qua khiến rừng thảo quả, rau màu của các nông dân vùng Sa Pa, Lào Cai bị vùi lấp, hư hại nặng. Hy vọng thu hoạch kiếm chút tiền trong dịp tết của bà con nay tiêu tan.

Tuyết phủ không còn thấy vết tích vườn rau của người dân Y Tý. (Ảnh: H.P)

Ngày 24/1, xã vùng biên Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) tràn ngập một màu tuyết trắng. Trái ngược với vẻ háo hức của khách du lịch, dân phượt đổ xô lên ngắm tuyết, người dân vùng biên năm nay mất Tết vì băng tuyết khiến hàng nghìn gốc thảo quả dùng làm dược liệu chết.

Bên bếp lửa hồng, ông Giàng A Dủa (thôn Hồng Ngài) ngồi hơ tay, không buồn ăn cơm. Sáng qua có tuyết, ông vào thăm rừng thảo quả gần 10.000 gốc đang chuẩn bị trổ hoa thì chỉ thấy một màu trắng xóa. Các cành cây bị tuyết trĩu nặng làm dập gẫy hết. Từ đầu năm, ông chăm chỉ phát cỏ, hy vọng ra Tết cây trổ hoa, cho quả thì 5 miệng ăn trong nhà không lo cái ăn cái mặc. Còn ít ngày nữa là đến Tết, ông khấp khởi mừng thầm vì chưa thấy tuyết.

“Giờ nó rơi rồi, thế là hết hy vọng”, ông nói.

Đi thăm rừng thảo quả về, ông Giàng A Dủa không muốn ăn cơm vì xót cây. (Ảnh: H.P)

Vườn thảo quả của ông Dủa trồng ở khu đất bằng phẳng, tuyết đọng lại mấy ngày khi nắng lên sẽ héo úa rồi chết sạch. Cây nào ở đoạn dốc cao thì tuyết không đọng lại, thiệt hại ít. Nhưng nếu có sống sót được thì không ra hoa hoặc ra hoa kém, cũng gần như mất trắng. Nếu không có tuyết, rừng thảo quả được mùa có thể cho thu hoạch hàng tấn với thu nhập khoảng 200 triệu đồng mỗi năm.

Nhìn tuyết rơi, anh Vừ A Gì (thôn Hồng Ngài) chỉ biết thở dài buồn bã. Chiều 23/1, thấy mưa không ngớt, nhiệt độ giảm mạnh là anh đã lo cho hơn 3.000 gốc thảo quả nhà mình. Sáng 24/1 có tuyết, anh không vào rừng thăm nữa vì “Có thăm thì cũng chẳng che chắn được gì, bất lực thôi”, anh nói.

Hơn 10 năm trước, người dân Y Tý vui mừng vì dự án trồng thảo quả mang lại hy vọng thoát nghèo. Nhiệt độ nơi đây quanh năm lạnh hơn vùng khác, đất cằn cỗi, diện tích canh tác ít. Để có được vụ thu hoạch đầu tiên, đồng bào nơi đây phải phát quang từng vạt cỏ, ươm cây mất 3 năm mới có được cây non mang đi trồng, mất thêm 3 năm nữa cây mới lớn để cho thu hoạch. Hy vọng thoát nghèo của người dân ngày một vơi khi cách vài năm lại có tuyết.

Anh Tuấn bên vườn rau phủ trắng tuyết. (Ảnh: Mai Anh)

Tuyết phủ trắng thị trấn, người nông dân Sa Pa cũng chẳng vui vẻ hơn gì. Gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn (tổ 11A, thị trấn Sa Pa) có một ha hoa màu trồng su hào, bắp cải, cải ngọt, rau mùi, xà lách…, thường xuyên cung cấp cho khách ở thị trấn và thành phố Lào Cai.

Thời điểm này hàng năm, anh bắt đầu thu hoạch rau đem bán, nhưng giờ rau nhà anh cùng nhiều hộ xung quanh đang bị vùi trong tuyết, thiệt hại lên đến vài chục triệu đồng. May mắn là vườn bắp cải đã thu hoạch được khoảng 50%, nếu không thì cũng mất trắng.

“Tôi không biết về đợt rét đậm, rét hại và thời gian tuyết bắt đầu rơi, thành ra không có biện pháp để phòng tránh cẩn thận. Nhưng thú thật, nếu biết thì cũng bó tay vì không có điều kiện lắp nhà lưới cho rau”, anh nói.

Chung tâm trạng, chị Ngô Thị Quỳnh (tổ 9, thị trấn Sa Pa) buồn bã khi nửa đêm thấy tuyết rơi. Vườn ly vài nghìn gốc đang chuẩn bị cho những bông hoa đẹp nhất trưng Tết bị phủ trong tuyết. Chị kể, khoảng 3h sáng thấy tuyết rơi, mọi người trong nhà ra vườn ly đập tuyết trên lưới để tránh tuyết nặng làm sập lưới che. Nhưng một phần vườn hoa vẫn bị tuyết làm cho cứng hết cánh. “Chăm bẵm cả năm, chỉ trông chờ vào mấy ngày cuối năm để thu hoạch. Giờ tuyết cứ rơi dày đặc thế này thì mất Tết”, chị nói.

Ngoài hoa, rau màu, ở các bản quanh khu vực thị trấn Sa Pa đã có trâu bò chết vì cước chân do quá lạnh. Từ 0h30 sáng 24/1, tuyết bắt đầu rơi, phủ kín cây cối, nhà cửa ở thị trấn Sa Pa và xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai). Nhiệt độ xuống thấp khiến tuyết xuất hiện ở Ba Vì (Hà Nội), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bình Liêu (Quảng Ninh). 24 tỉnh miền Bắc và ba tỉnh Bắc Trung Bộ nhiệt độ đồng loạt xuống dưới 8 độ C, trong đó Hà Đông (Hà Nội) còn hơn 5 độ C. Đây là mức nhiệt thấp nhất trong 40 năm qua.

Theo vnexpress

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ