Nỗi buồn tha hương của người con Thanh Hóa

21/07/20, 15:46 Góc Nhìn

“Hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh diễn ra mới rồi, được biết Chủ tịch UBND tỉnh đã giới thiệu tiềm năng, lợi thế, những cơ chế, chính sách thông thoáng trong thu hút đầu tư của tỉnh. Tôi không biết cái tiềm năng lợi thế ấy to lớn đến đâu, nhưng những người dân quê tôi đang phải tha hương kiếm miếng ăn khắp trời Nam bể Bắc, mà mỗi ngày lại một nhiều hơn.”

Nỗi buồn tha hương của người con Thanh Hóa - Ảnh 1
(Ảnh: foody.vn)

Tôi vẫn thường hay nhớ về người chị cả của mình khi nghĩ về quê nội – một làng vạn chài xinh đẹp nằm ở chái nam khu rừng phi lao trông ra biển. Tôi hãnh diện về chị, người phụ nữ đẹp, kiêu sa và thành công, và cả cháu gái cháu trai – những đứa trẻ đáng yêu mà tôi khát khao bảo vệ. Đất Ái châu – dù người ta có nói thế nào đi chăng nữa, với tôi đó là máu mủ, là tình thâm nghĩa nặng. Trong cái thương nhớ vô hạn ấy, tôi mong mỏi sự đoàn viên.

Tết rồi tôi có cái cơ hội đó. Vứt bỏ những phiền muộn ngoài xã hội, tôi trở về. Trên những nẻo đường tha hương người ta đã đi quá xa, nhưng cuối cùng vẫn là bách điểu quy sào. Hưởng thụ cái ấm áp ân cần ấy dễ khiến người ta trở nên đơn thuần hơn.

Tiếc là, niềm vui ấy không được trọn vẹn.

“Tết này vợ chồng Huy không về”, chị tôi bảo.

Anh Huy là con bác cả, đích tôn nhà tôi. Chúng tôi thân nhau như anh em ruột vậy. Cũng không chỉ anh Huy, mà vợ chồng chị Hạnh và con trai chị ấy tôi cũng không được gặp, họ đều đi làm xa cả. Nhiều đời đến nay, quê tôi truyền nhau cái nghề chài lưới đánh cá. Cái nghề mong manh như mảnh ván lênh đênh trên biển. Bác tôi bảo:

“Thời buổi này nghề đánh cá mạt rồi con ạ.”

Tôi hỏi tại sao, bác giải thích:

“Không cạnh tranh được. Thuyền nhà mình chỉ là mấy tấm ván ghép lại. Đi biển chỉ dựa vào con mắt này, xem con nước này thì làm sao bằng được người ta có tàu lớn, có ra đa? Anh Huy phải đi Trung Quốc, nơi đó họ có sẵn công nghệ rồi, chỉ cần người lành nghề. Tiền lương ở bển cũng khá hơn ta làm ra bên này.”

Tôi lại nghe bác nói, mới rồi Ủy ban huyện vừa kêu gọi đồng hương khắp nơi về tọa đàm, tham vấn ý kiến để tìm phương hướng phát triển mới mà chưa có đột phá gì. Tôi chỉ biết thở dài buồn.

Nhưng năm nay tôi lại được gặp thím Sáu và chú Sửu. Thím là vợ chú Sửu, họ hàng xa của tôi vậy. Tôi mừng rơn, tôi nhớ thím là người hiền lành, vui vẻ nhưng nấu ăn rất… vụng về. Thím đi Trung Quốc cả ba năm nay, còn chú thì đi xuất khẩu lao động mãi tận ngoài Hungary. Hai vợ chồng thương nhau nhưng xa cách nghìn trùng. Đợt này vừa thấy mặt đã… tăng cân! Tôi nghe đến đó mà thấy nao lòng.

Đại gia đình quây quần bên nhau vào bữa cơm chiều muộn. Lũ con nít bám lấy tôi đòi bế. Hai đứa con anh Huy ngồi hai bên đùi, một đứa khác đèo sau lưng. Tôi thấy nặng mà chẳng nỡ đuổi đi.

Chị tôi gắp thức ăn cho tôi. Ăn miếng nào, bùi ngùi miếng ấy.

“Chị khổ lắm em ạ.” Chị tôi thủ thỉ.

Tôi trố mắt:

“Sao vậy chị?”

Tôi nghĩ đến thằng con lớn của chị, chắc nó lại nghịch ngợm gì nên tội mới làm chị khổ. Chỗ chúng tôi nổi cộm về tệ ma túy, các bậc phụ huynh rất cảnh giác e chúng đi vào con đường sai trái. Chứ chị cả nhà tôi và chồng chị, anh Dân giỏi làm ăn. Xưa nay gia đình anh chị là đầu tàu kéo kinh tế cả nhà đi lên, tôi chưa nghe nói chị phải khổ bao giờ.

“Tối em qua nhà chị. Hai chị em ta tâm sự.” Chị bảo.

Bác bá tôi ngồi bên cũng chỉ lắc đầu.

Té ra, anh chị tôi vừa bị lỗ nặng. Khi trước anh tôi là ông chủ của xưởng gỗ, có ít vốn bèn muốn làm ăn lớn. Anh chị bán xưởng, kêu gọi người trong họ hùn vốn nuôi ngao. Chẳng may ông Trời không cho lộc, ngao chết năm nay đặc biệt nhiều làm trắng cả bãi. Anh chị tôi vì đó mà ôm cục nợ to đùng. Cái nợ ấy vừa là tiền, vừa là tình nghĩa, căn nhà lớn đã bán rồi mà vẫn không trả đủ cho mọi người. 

Hết Tết, chị tôi bỏ quê vào Đà Nẵng mở quán nhậu. Chẳng may lại gặp phải nghị định 100, rồi sau đó thêm đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Hai vợ chồng trải qua biết bao lo toan cùng quẫn, lũ trẻ phải xa bố mẹ, không được ân cần dạy dỗ liệu có lớn nổi thành người?

Xóm tôi chỉ là một góc nhỏ của cái tỉnh đông dân nhất đất nước này, nhưng sự xuống dốc ấy lại là có thể điển hình cho cả vùng kinh tế ngư nghiệp Thanh Hóa. Hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh diễn ra mới rồi, được biết Chủ tịch UBND tỉnh đã giới thiệu tiềm năng, lợi thế, những cơ chế, chính sách thông thoáng trong thu hút đầu tư của tỉnh. Tôi không biết cái tiềm năng lợi thế ấy to lớn đến đâu, nhưng những người dân quê tôi đang phải tha hương kiếm miếng ăn khắp trời Nam bể Bắc, mà mỗi ngày lại một nhiều hơn.

Nỗi buồn tha hương của người con Thanh Hóa - Ảnh 2
(Ảnh minh họa: Vietnamnet.vn)

Cũng trong cái đại dịch vừa qua, người ta lại có dịp nhìn thấy sự trớ trêu khi những cán bộ có nhà lầu, xe hơi được xếp vào hộ cận nghèo, nhận trợ cấp từ gói 60 nghìn tỷ. Đối lập với đó là nhiều người dân nghèo khó thực sự nhưng sẵn sàng từ bỏ hỗ trợ để giúp đỡ những người khó khăn hơn. 

Tôi cũng như biết bao thanh niên rời bỏ quê hương, nhưng ôm theo khát khao phục dựng lại quê nhà khang trang, no ấm. Mong ước một tương lai không xa, những gia đình, những cặp vợ chồng, những anh em bạn bè không phải chịu nỗi buồn chia ly, xa cách. Nguyện ước ấy xin đúc kết vào mấy câu thơ này:

Quê hương ta trong những ngày thơ dại
Là con thuyền nhỏ bé giữa mênh mông
Mỗi buổi chiều mặt bể ngả ánh hồng
Sóng bạc đầu vỗ về vào mặt đá
Quê hương ta dập dềnh trên bể cả
Ơi mái chèo lầm lũi về khơi xa
Trông con nước đưa người trở lại
Về bến biếc trong mắt em nhà
…”

Từ Thức 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này