Những truyền thuyết về “mỹ nhân ngư” của Trung Quốc

Bạn đã từng biết đến “mỹ nhân ngư” trong các nền văn hóa phương Tây với hình dáng xinh đẹp cũng có, kỳ quái cũng có. Vậy còn “mỹ nhân ngư” trong nền văn hóa phương Đông thì sao?

Mỹ nhân ngư. (Ảnh: Internet)

Năm 2016, bộ phim điện ảnh “Mỹ nhân ngư” của vua hài Châu Tinh Trì đã gặt hái được rất nhiều thành công, phá vỡ nhiều kỷ lục trong điện ảnh Hoa ngữ. “Mỹ nhân ngư” được hoan nghênh có lẽ là do truyền thuyết người cá tồn tại trong văn hóa truyền thống Trung Hoa tương phản với câu chuyện về nàng tiên cá ở phương Tây, khiến nó trở nên thú vị.

Truyền thuyết về người cá của Trung Quốc

Hình ảnh người cá xuất hiện nhiều nhất đến từ bộ kỳ thư “Sơn Hải kinh”. Chẳng hạn, trong “Sơn Hải kinh – Hải Nội Bắc kinh” có ghi lại: “Lăng ngư có mặt người, mình cá, sống ở trong biển”. Hác Ý Hành (1757-1825) từng ghi chú: “Tra Thông phụng lệnh đi sứ Triều Tiên, gặp một người phụ nữ trong biển cát, phía sau khủy tay có vây cá hồng, gọi là Nhân ngư hay Lăng ngư”.

Nhờ vào những điều mắt thấy tai nghe ở trên biển khiến cho hình tượng về người cá ngày càng trở nên phong phú. Mà ngọn nguồn của những truyền thuyết này đều từ “Sơn Hải kinh”, mới thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ của bộ sách cổ này.

Trong “Sơn Hải kinh“ có các quái ngư hình dạng mặt người thân cá như Nhân ngư, Xích nhụ, Đê nhân, Hỗ nhân. Đáng nói tới ở đây chính là Nhân ngư (người cá), hay còn gọi là Nghê ngư, tục gọi là kỳ nhông, là loài động vật lưỡng thể kích thước lớn.

Người cá trong “Sơn Hải Kinh”. (Ảnh từ cqcb)

“Sơn Hải Kinh – Bắc Sơn Kinh” có ghi lại đặc trưng của Nhân ngư: “… từ sông Chi Thủy đi ra, rồi chảy về hướng Đông trút vào sông Vu Hà. Nơi đó có nhiều Nhân ngư, bốn chân, âm thanh như đứa trẻ, ăn chúng không độc”. Nhân ngư “âm như trẻ con”, có thể khiến cho chúng ta cảm thấy giống tiếng gào khóc, nỉ non của đứa trẻ. Mà cánh tay của chúng to lớn, đầu tròn, còn có đuôi dài lay động, lại thêm tiếng khóc của trẻ con đem lại cho người ta cảm giác nửa người nửa cá.

Hình tượng Nhân ngư hơn phân nửa là Nghê ngư trong “Sơn Hải Kinh”, như trong “Sơn Hải Kinh – Đại Hoang Tây kinh” có nhắc đến “Ngư phụ” có thần lực phục sinh từ cái chết: “Có con cá liệt nửa người, gọi là Ngư phụ, đang lúc cận kề cái chết thì sống lại”. Nhân ngư cứ ở trong tình trạng nửa chết nửa sống mà “chết đi thì sống lại”. Điều này có thể xem như là thói quen ngủ đông của Kỳ nhông được phản ánh trong thần thoại. “Chết” nghĩa là ngủ đông, còn “hồi sinh” thì tỉnh giấc.

Câu chuyện chết rồi hồi sinh đối với người dân quả là có sức hấp dẫn rất lớn. Trong mắt dân chúng, chết đi sống lại là một điều gì đó phi thường, rất đáng ngưỡng mộ, dường như đã thoát khỏi ranh giới sinh tử, tới lui giữa sự sống và cái chết. Do đó, hình ảnh của nàng tiên cá thường được sử dụng trong các ngôi mộ của các thế hệ sau chính là gửi gắm hy vọng về cuộc sống vĩnh cửu.

Hà bá cũng là Nhân ngư

Trong thần thoại của tộc người Hán, Hà bá cũng là hình tượng của Nhân ngư. Trong “Thi Tử” có ghi chép lại: “Nhìn vào mặt nước, ngắm dòng sông, nhìn thấy hình dạng mặt người màu trắng, thân cá, gọi là Hà tinh, sống ở những vũng nước sâu”. Trong “Bác vật chí” viết: “Khi xưa Đại Vũ ngắm nhìn dòng sông, chợt thấy Nhân ngư xuất hiện, liền gọi là Hà tinh”. Hà tinh cũng là Hà bá, là một trong những vị thần trong thần thoại Trung Quốc. Khi Đại Vũ trị thủy, Hà bá dâng lên Hà Đồ, rồi nhanh chóng trở lại dưới nước, xuất hiện trong thời gian ngắn, chỉ để lại hình ảnh mơ hồ nửa người nửa cá.

Hà bá tên là Phùng Di, cũng có tên là Băng Di. Trong “Thanh Lãnh truyện” cho rằng Phùng Di uống phải thần dược mới hóa thành tiên nhân ở trong nước: “Phùng Di xuất thân từ đồng quê Hoa Âm, uống bát ‘thạch thủy tiên’ liền trở thành Hà bá”. Trong “Dậu dương tạp trở” nói càng trực tiếp: “Băng Di mặt người thân cá”.

Hà bá. (Ảnh: Internet)

Trong tưởng tượng của người xưa, vị Thần trong nước tất phải có hình dạng mặt người thân cá, mới phù hợp với thân phận Thủy thần. Dù sao trong thủy vực lúc đó vẫn là thế giới của Nhân ngư.

Nước mắt hóa thành trân châu báo ơn

Trong “Sưu thần ký” có ghi chép lại một loại ‘Giao nhân’ sống ở vùng Nam Hải: “Ngoài biển Nam Hải có Giao nhân, sinh sống dưới nước như loài cá, thần kỳ ở chỗ có thể khóc ra trân châu”. Câu chuyện về Giao nhân cũng lưu truyền rộng rãi: Giao nhân dệt tơ thành giao tiêu không thấm nước, là vật quý hiếm thấy.

“Thuật Dị Chí” gọi giao tiêu là giảo sa, là vật phẩm có giá trị rất lớn: “Nam Hải xuất hiện lụa giảo sa, nổi danh nhất thiên hạ, còn gọi là Long sa, giá đáng ngàn lạng vàng, làm thành y phục chống nước cực tốt”.                                                                                         

Trong “Bác vật chí” còn xuất hiện câu chuyện giao nhân báo ơn: “Giao nhân đi ra bên ngoài, trú ngụ ở nhà người dân, bán lụa giao tiêu. Lúc từ biệt đã yêu cầu chủ nhân lấy một cái khay, Giao nhân khóc nước mắt biến thành minh châu đầy khay, làm lễ vật để trả ơn chủ nhân của mình”.

Bồ Tùng Linh thậm chí còn viết đến một thành phố trong biển mà ở đó Nhân ngư tứ phương thực hiện buôn bán giao dịch vật báu, giao tiêu cùng với minh châu là vật vô giá, có thể xem đó là một sự tưởng tượng khuếch đại về tài nguyên của đại dương, mà Nhân ngư trở thành người nắm giữ của cải đó khiến con người khao khát mê mẩn.

“Tây Lăng Tư Đồ” bên trái là nam ngư, bên phải là nữ ngư. (Ảnh từ s.zimedia)

“Hải nhân như” có hình dạng như người

Còn có một loại truyền thuyết về Nhân ngư, hình dạng bên ngoài nửa người nửa cá có sự khác biệt lớn. Loại Nhân ngư này được gọi là “Hải nhân ngư”, là loài sinh vật giống người gồm tứ chi sống trong biển.

Lâm Khôn viết trong “Thành Trai tạp ký” như sau: “Hải nhân ngư hình dạng giống như con người, lông mày, mắt, miệng mũi, chân tay tựa như một người con gái xinh đẹp, không hề đáng sợ, nước da trắng như ngọc. Uống chút rượu vào tựa như hoa đào, tóc như đuôi ngựa, dài 5, 6 thước”.

Ảnh minh họa từ Pinterest.

Hải nhân ngư là một loài có thân hình gần như giống với con người, dường như không thấy đặc trưng của loài cá mà còn tựa như một cô gái xinh đẹp. Cho nên các ngư dân độc thân sống ở vùng duyên hải thường đánh bắt nhiều loài Nhân ngư này về nuôi ở trong ao hồ để nhìn ngắm.

Nhà sinh vật học Nhiếp Hoàng sống vào thời đại nhà Thanh trong “Hải Thác Đồ” cũng có ghi lại về Hải nhân ngư như sau: “Nhân ngư hình dáng giống hệt con người, chân tay, mày mắt, miệng mũi đều đủ, âm dương giống với nam nữ, chỉ có điều lưng có vây, màu hồng, phía sau có đuôi ngắn, ngón tay có chút khác biệt với con người”.

Trong các ghi chép của Nhiếp Hoàng về loài Hải nhân ngư, cũng có một số tình tiết vẫn còn lưu lại dấu vết của sinh vật biển. Ví dụ như sau lưng có vây cá, có màng ở giữa ngón tay, những chi tiết này chứng tỏ Hải nhân ngư đến từ thế giới đại dương.

Còn việc Hải nhân ngư có thực sự tồn tại hay không đến bây giờ vẫn là một câu đố. Ghi chép về Hải nhân ngư đa phần đều đến từ những truyền thuyết được lưu truyền từ hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây.

Tuệ Tâm, theo Secretchina

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

    Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

    Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?