Những thần y nổi tiếng bậc nhất Trung Hoa (phần 1)
Văn hóa Trung Hoa bác đại tinh thâm, mà Trung Y, thuộc văn hóa Thần truyền cũng hết sức huyền diệu tinh vi. Trong đó có một mối quan hệ mật thiết giữa Trung Y và tu luyện mà hầu hết con người không nhận ra.
Những danh y Trung Quốc và những phương thức chữa trị kỳ diệu của họ đã được ghi nhận trong chính sử phương Đông, khoa học hiện đại cục hạn không cách nào lý giải được nhiều hiện tượng kỳ bí. Sau đây là một vài ghi chép từ lịch sử:
1. Công năng đặc dị của Biển Thước trong Sử Ký
Biển Thước là một danh y trong lịch sử Trung Quốc. Theo Sử Ký, một ghi chép lịch sử đồ sộ về Trung Quốc và thế giới cổ đại, Biển Thước tên là Tần Việt Nhân. Ông là người của nước Trịnh. Thời trẻ, Biển Thước từng làm việc tại một khách quán, tại đây ông gặp một vị khách tên là Trường Tang Quân. Biển Thước cảm thấy Trường Tang Quân cũng không phải là người tầm thường, và rất cung kính lễ độ với ông ấy. Trường cũng đánh giá cao Biển Thước.
Giao lưu hàng thập kỷ, đến một ngày Trường bảo Biển Thước ngồi xuống và nói: “Ta có một phương thuốc bí mật, nay ta đã già rồi, muốn truyền cho ngươi, ngươi nhất định không được tiết lộ cho người khác”.
Biến Thước đáp: “Ta nhất định không làm vậy”.
Trường Tang Quân lấy ra một ít thảo dược và nói: “Hãy pha thuốc này với nước ở hồ Thượng Trì và uống trong 30 ngày. Điều này sẽ giúp ngươi có công năng thấu thị vật thể”. Sau khi đưa thảo dược cho Biển Thước và truyền đạt tất cả những phương thuốc bí mật khác, Trường Tang Quân đột nhiên biến mất.
Biển Thước đã dùng thuốc theo lời hướng dẫn của Trường Tang Quân, nhờ đó có thể cách tường khán vật. Ông trở thành một đại phu chẩn bệnh giỏi. Dù có vẻ như ông chẩn đoán bằng cách bắt mạch, nhưng thật ra ông có thể nhìn thấy vấn đề từ nội tạng của họ. Ông lúc thì hành y tại nước Tề, có khi lại đến nước Triệu.
Biển Thước không phải là vị đại phu duy nhất có khả năng này. Theo lịch sử, một danh y khác là Tôn Tư Mạc, một người tu luyện theo trường phái Đạo, cũng có công năng đặc dị thấu thị nhân thể.
2. Câu chuyện của Tôn Tư Mạc trong Cựu Đường thư
Tôn Tư Mạc là một trong những danh y nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử y học Trung Quốc cổ truyền. Ông được gọi là “vua thảo dược” hay “Thần y.” Tùy Văn Đế đã cố mời ông làm quan, nhưng ông đã từ chối.
Ông nói với bạn mình: “Tôi sẽ không làm việc cho triều đình. 50 năm sau sẽ có một đấng minh quân, chỉ khi đó tôi sẽ bước ra giúp đỡ Ngài”.
50 năm sau đã xuất hiện Đường Thái Tông, vị hoàng đế được tôn sùng nhất trong lịch sử Trung Hoa. Ngài đã mời Tôn Tư Mạc đến kinh đô. Vua Đường rất ngạch nhiên bởi diện mạo trẻ trung của Tôn Tư Mạc.
Đường Thái Tông nói: “Ta luôn kính trọng những người tu luyện. Hôm nay, ta rất ấn tượng bởi Tôn Tư Mạc và điều này đã xác thực cho lòng tôn kính của ta”.
Tôn Tư Mạc sinh năm 581 và qua đời năm 682. Một tháng sau khi qua đời, diện mạo của ông không thay đổi và cơ thể không bị mục rữa mà trở nên rất nhẹ. Khi đưa thi thể ông nhập quan tài, những người khiêng ông chỉ cảm thấy sức nặng của quần áo. Mọi người đã hết sức ngạc nhiên.
Theo minhue.net