Những sản phẩm công nghệ chứng minh giấc mơ ‘Made in Vietnam’ không xa vời
Ông chủ Vinaxuki không phải là người duy nhất nuôi giấc mơ tạo ra sản phẩm của người Việt Nam dù con đường thực hiện không hề đơn giản và đầy chông gai.
Từ một doanh nghiệp đi đầu trong đẩy mạnh nội địa hóa, Vinaxuki (công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên) lại lâm vào cảnh nợ nần lên tới 1.618 tỷ đồng và phải bán nhà máy trả nợ. Ông Bùi Ngọc Huyên, chủ tịch HĐQT Vinaxuki từng chia sẻ: “Tôi không kêu đâu. Kể cả tôi bị phá sản nhưng làm việc đúng thì tôi vẫn tự hào. Người ta bảo tôi dại dột nhưng “có chết” tôi vẫn không từ bỏ ô tô”. Ông chủ Vinaxuki không phải là người duy nhất nuôi giấc mơ tạo ra sản phẩm của người Việt Nam dù con đường thực hiện không hề đơn giản và đầy chông gai. BKAV và chiếc smartphone “Made in Vietnam” đầu tiên
Bkav vốn là tên phần mềm diệt virus được phát triển bởi trung tâm nghiên cứu an ninh mạng Bách Khoa (Bkis), thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội và được bộ Khoa học công nghệ đầu tư trang thiết bị vốn do Nguyễn Tử Quảng làm giám đốc. Từ năm 1995-2005, ông Quảng cùng các cộng sự cung cấp phần mềm diệt virus miễn phí tới người dùng Việt Nam. Đến năm 2005, Nguyễn Tử Quảng lập công ty riêng lấy tên Bkav để phát triển đội ngũ và theo đuổi đam mê an ninh mạng đồng thời thương mại hóa phần mềm diệt virus này. Năm 2014, Bkav tiến hành cổ phần hóa trong đó 90% cổ phần thuộc sở hữu CEO Nguyễn Tử Quảng. Ngoài phần mềm Bkav còn dấn thân vào nhiều mảng công nghệ khác như: Thiết bị an ninh mạng, Chính phủ điện tử,… và mới đây gây ấn tượng với việc ra mắt chiếc smartphone “made in Vietnam” đầu tiên. Theo lời khẳng định của CEO Nguyễn Tử Quảng, Bphone được cấu thành từ hơn 800 linh kiện cơ khí điện tử khác nhau và bằng sáng chế về kiểu dáng Bphone cũng đã được bảo hộ toàn cầu, có giá trị từ 2011, chạy trên hệ điều hành BOS. Tuy nhiên sau 1 tháng ra mắt, Bkav phần nào khiến người dùng hụt hẫng khi trễ hẹn giao hàng cũng như gặp phải sự cố củ sạc Bphone “phát nổ”. Viettel và chiếc điện thoại xuất khẩu Vốn là tập đoàn lớn về viễn thông, Viettel cũng sớm đầu tư vào việc sản xuất điện thoại di động. Năm 2012 tập đoàn này cho biết tự sản xuất thành công dòng điện thoại Sumo 2G V6206 hướng tới nhóm khách hàng phổ thông. Đơn vị phụ trách việc sản xuất và lắp ráp điện thoại của Viettel là Công ty thông tin M1. Năm 2014, phó tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cho biết tại thời điểm này90% điện thoại do Viettel sản xuất chủ yếu dành cho thị trường nước ngoài, nơi doanh nghiệp này kinh doanh dịch vụ viễn thông. Theo Vietnam+ từng đưa tin, công ty thông tin M1 được thiết kế và vận hành theo mô hình của Nhật Bản, mỗi ngày có thể cho ra đời 9.000 máy Sumo hoặc 10.000 máy smartphone. Theo anh Bùi Nam Sơn, quản đốc xí nghiệp này cho biết 70% linh kiện, thiết bị điện thoại tại Viettel được nhập khẩu từ nước ngoài. VTB và chiếc tivi Việt Từ lâu cái tên tivi VTB đã quen thuộc với người Việt nhưng ít người biết sản phẩm này do công ty cổ phần Viettronnics Tân Bình sản xuất. Tiền thân của công ty này là Nhà máy chế tạo tụ xoay Tân Bình, một doanh nghiệp nhà nước thành lập năm 1981 trên cơ sở tách bộ phận Sony từ nhà máy lắp ráp thiết bị điện tử. Năm 1985, nhà máy này lần đầu tiên sản xuất tăng âm 10W đầu tiên, khai phá lĩnh vực sản xuất và lắp ráp điện tử dân dụng, những năm tiếp là lắp ráp các sản phẩm: Radio, Radio Cassette, Tivi đen trắng, tivi màu.
Năm 1996, tập đoàn JVC Nhật Bản thành lập công ty JVC Việt Nam. Một năm sau, năm 1997 công ty VTC quyết định điều chuyển 138 cán bộ nhân viên sang liên doanh JVC Việt Nam làm việc nhằm đào tạo nguồn nhân lực, tích lũy vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng hình ảnh thương hiệu VTB. Cuối năm 2000, sản phẩm đầu tiên mang thương hiệu VTC được tung ra thị trường là các tivi màu, sản phẩm VCD, DVD. Hiện VTB có vốn điều lệ 120 tỷ đồng với 140 nhân viên, doanh thu năm 2014 đạt 219,6 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 16,8 tỷ đồng. Yết Kiêu – Tàu ngầm Made in Vietnam Chiếc tàu ngầm này kỹ sư, chuyên gia sản xuất tàu ngầm Phan Bội Trân. Tàu Yết Kiêu dài 6m, giá rẻ khoảng 4.000 USD, vỏ tàu làm bằng chất liệu composite. Tàu ngầm Yết Kiêu 1 được ông Trân âm thầm chế tạo và thử nghiệm vào năm 2010. Ông Trân có tên thật là Phan Bội An vốn là hậu duệ của danh nhân Phan Bội Châu. Năm 1974 ông Trân sang Pháp du học ngành hóa học của trường đại học Marseille, sau đó theo ngành về composite và nhựa kỹ thuật. Năm 1978, sau khi tốt nghiệp đại học, ông Trân ở lại Pháp làm việc cho các hãng chuyên làm về tàu ngầm và vỏ trực thăng. Năm 2006 ông về Việt Nam lập công ty chuyên thiết kế máy móc, vỏ tàu, xe đạp điện, đồ chơi trẻ em… Năm 2014, ông Phan Bội Trân cho biết đã giao 5 tàu ngầm du lịch mini có tên Người Cá cho khách hàng Malaysia. Theo VTC từng đưa tin, giá mỗi chiếc tàu du lịch mini này có giá xuất xưởng là 3.500 USD. Tàu Người Cá có thiết kế nặng 120 kg, tốc độ 1-5 hải lý/giờ, cao khoảng 1,5m, rộng 0,8m, dài 2m, có được 1-2 người.
|
Theo ICTNews