Những hình ảnh gợi nhớ “tuổi thơ dữ dội”

01/06/15, 01:00 Tin Tổng Hợp
Hình ảnh về những món đồ “huyền thoại” gắn liền với một thời tuổi thơ “dữ dội” khiến không ít người xúc động khi nhìn lại.

Hình ảnh về những món đồ “huyền thoại” gắn liền với một thời tuổi thơ “dữ dội” khiến không ít người xúc động khi nhìn lại.

Tuổi thơ của các thế hệ 8x, 9x gắn liền với những món đồ “huyền thoại” như: dép tổ ong, kẹo kéo, kem mút… Tuy những món đồ ấy giờ đây không còn phổ biến nhưng kỷ niệm về chúng vẫn có sức sống bền bỉ, luôn tồn tại trong một miền ký ức nào đó của mỗi người.

Trong thời buổi xô bồ, sống vội, thi thoảng người ta lại muốn sống chậm lại, nhìn về một thời tuổi thơ hồn nhiên. Và lúc ấy, hình ảnh về những đứa trẻ chân đi dép tổ ong chia nhau từng que kem mút, chấm chung một gói bột canh mỳ tôm… lại đưa họ về những năm tháng tuổi thơ vô tư lự.

Nhìn lại những hình ảnh thân thuộc, gần gũi ấy, mỗi người lại chắp tay lên ngực thầm cầu nguyện “cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”.

Dép tổ ong “huyền thoại”

Hẳn các thế hệ 8x, 9x đều từng sở hữu một đôi dép tổ ong màu xanh hoặc trắng. Đó là sản phẩm được làm từ nhựa cao su, có độ dẻo tốt, sức bền lớn nên thường được rất nhiều người lựa chọn.

Dép tổ ong gắn liền với những tháng ngày đến lớp, lúc ra đồng giúp mẹ, lúc chạy nhảy chơi đùa cùng bạn bè. Dép tổ ong đi hoài không đứt khiến những đứa trẻ đôi lúc giận hờn vu vơ: “Thế này thì bao giờ mới được mua dép mới”.

Đôi dép tổ ong gắn liền với ký ức tuổi thơ của bao người

Ngày nay, dép tổ ong vẫn được trẻ em vùng cao sử dụng phổ biến. Dôi dép tổ ong còn gắn liền với những câu chuyện xúc động như: chàng trai thủ khoa trường ĐH Y Hà Nội Nguyễn Hữu Tiến đi đôi dép tổ ong mẹ mua tặng trong ngày nhập học; giáo sư Ngô Bảo Châu ăn mặc giản dị, đi dép tổ ong dạy học cho trẻ em vùng cao…

Trẻ em vùng cao vẫn sử dụng đôi dép tổ ong “huyền thoại”

Trải qua bao năm tháng thăng trầm, đôi dép tổ ong mộc mạc, giản dị vẫn sống bền bỉ trong cả tiềm thức lẫn cuộc sống thực tại của người Việt.

Nhãn vở

Ngày xưa, khi các cuốn vở học sinh có mẫu mã đơn giản, không bắt mắt thì học sinh thường dùng bao giấy sặc sỡ và những tờ nhãn vở đủ màu xanh, đỏ, hình thù xinh xắn để trang trí cho cuốn vở mới còn thơm mùi gỗ của mình.

Những tấm nhãn vở nhỏ xíu, đáng yêu

Hay những cuốn sách giáo khoa, để giữ cho mới, cẩn thận, học sinh thường bọc báo bên ngoài và dùng nhãn vở nhỏ đáng yêu để ghi chú họ tên, trường lớp, “đánh dấu chủ quyền”.

Những chiếc nhãn vở vuông vuông in hình chuột mickey, vịt donald, công chúa Lọ Lem… cùng dòng chữ nắn nót đã hằn in vào ký ức tuổi thơ của bao người.

Kẹo kéo

Kẹo kéo cũng là một phần quan trọng trong ký ức tuổi thơ của mỗi người. Nhắc đến kẹo kéo hẳn ai cũng nghĩ đến tiếng rao ngân vang: “Ai kẹo kéo đây” của các cô chú bán hàng. Trẻ nhỏ thời đó không cần phải dùng tiền để mua mà chỉ cần lấy dép cũ, vỏ chai nhựa… cũng có thể đổi lấy một que kẹo kéo.

“Ai kẹo kéo đây!”

Kẹo kéo dẻo và ngọt. Người bán thường dùng vải lót tay rồi kéo kẹo dài ra quấn quanh một cái que nhỏ cho đến khi nó thành một cục to tròn. Trẻ con ngày xưa không có tiền, thường chung nhau một cây kẹo kéo vừa ăn vừa hát to lời rao hài hước của chủ hàng “Cô nào chồng bỏ chồng chê/ Ăn cây kẹo kéo chồng mê, chồng về”.

Kem túi, sữa chua túi

Đó là hai thứ đồ đơn giản, rẻ tiền mà từng giúp bao đứa trẻ “vượt qua” những mùa nắng nóng. Chỉ với vài trăm đồng, những đứa trẻ đã có thứ đồ ăn ngon lành, mát rượi.

Sữa chua túi, thứ quà vặt ngon lành, mát rượi

Riêng kem túi có nhiều vị khác nhau là mùi vị đặc trưng của các loại quả. Những “túi nước đá” đủ vị ấy từng khiến bao đứa trẻ mê mẩn.

Ô mai hoa đào, kẹo C hình trái tim

Những viên ô mai màu đen có vị chua, ngọt được để trong túi nhỏ in hình hoa đào có lẽ rất quen thuộc với các bạn nhỏ thời 8x, 9x. Chỉ với 500 – 1000 đồng, mỗi bạn đã có một túi ô mai nhấm nháp cả buổi.

Những viên kẹo nhỏ nhắc nhớ lại một thời tuổi thơ

Nhiều đứa trẻ còn có thú vui sưu tập các viên kẹo C được để trong hộp hình rô bốt. Cái vị chua, ngọt tan dần trong miệng đã trở thành sở thích một thời của trẻ em Việt.

Trong ký ức tuổi thơ của những đứa trẻ còn có cả kẹo bông, kẹo cao su, con lật đật… Thời gian luôn đi liền với hoài niệm. Thời gian càng trôi nhanh, hoài niệm càng nhiều. Nhìn lại những hình ảnh thân thuộc này có ai muốn “cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”?

Theo 24h.com.vn

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La