Những dấu tích “thần tiên” ở chùa Chân Tiên

19/05/16, 22:59 Tin Tổng Hợp

Dấu chân đủ 5 ngón hằn sâu 30cm, dài 80cm trên vách đá được người đời cho là dấu chân ông Bành Tổ, gót ngọc tiên nữ cùng dấu chân ngựa được tìm thấy bên bờ suối cùng giếng sâu 2m không bao giờ cạn là những chi tiết khó lý giải ở quanh chùa Chân Tiên, Hà Tĩnh.

Núi Am Tiên là một trong hệ thống 99 ngọn núi của dãy Hồng Lĩnh, được tôn xưng là “Am Tiên đệ nhất danh lam” nổi tiếng khung cảnh nên thơ hùng vỹ. Sự ra đời của ngôi chùa Chân Tiên gắn với những câu chuyện mang màu sắc huyền bí về truyền thuyết Tiên giáng trần được dân gian truyền tụng từ xưa.

Ông Nguyễn Dương Bình, 67 tuổi, cho biết, rừng thông nằm trên đỉnh Am Tiên là của tự nhiên, không phải do con người trồng mà nên. Tất cả những gì thuộc về núi Am Tiên đều là của thiên nhiên.

Người dân Thịnh Lộc tồn kính ngôi chùa và quý trọng những báu vật mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây. Hàng năm, vào ngày 3/3 Âm lịch, các vị tăng ni phật tử, du khách và đạo hữu gần xa lại về lễ chùa vãn cảnh, cầu nguyện và trở thành ngày hội truyền thống của người dân địa phương.

Núi Am Tiên nằm cuối dãy Ngàn Hống (TX. Hồng Lĩnh), sát với biển Đông. Không chỉ là nơi có “tiên giáng trần” mà xung quanh ngọn núi này còn mang nhiều câu chuyện đậm chất li kỳ khác. Theo dân gian truyền lại thì do có phong cảnh hữu tình nên núi Am Tiên là nơi có nhiều thần tiên từng đặt chân chu du.

Hiện nay, nhiều dấu tích còn để lại mà người dân ở đây cho rằng đó những là gì còn sót lại của các vị tiên đặt chân đến như: Động Trúc, Động Mai, Động Thạch Thất, Động Đá Người… và nhiều hang đá xưa có tiếng như: Đá Bắt Chí, đá Giả Gạo, đá Cối Xay, Hang 12 cửa…

Tuy nhiên, vết tích rõ nhất minh chứng cho việc các thần tiên từng đặt chân đến đây đó là: Dấu chân ông Bành Tổ, Vết chân Tiên nữ, Vó ngựa, suối Ngọc hay Bàu Tiên, bàn cờ Tiên, giếng Tiên, thạch kim quy… Mỗi dấu tích này gắn với một câu chuyện rất kì bí, khó giải thích được.

Cách chùa Chân Tiên 50m về phía hướng Đông nằm trên một tảng đá hoa cương có hình dấu chân phải mà dân gian cho là dấu chân của người khổng lồ. Tương truyền đây là dấu Chân ông Bành Tổ để lại sau khi xuống trần gian ngoạn cảnh. Bàn chân in xuống tảng đá có đủ 5 ngón, sâu 30cm, dài 80cm, mũi bàn chân hướng về phía nam.

Ông Bình cho biết thêm, truyền thuyết kể lại, xưa kia có một đoàn tiên nữ, sau khi xin phép mẫu Cửu Trùng xuống thăm thú chốn hạ giới đã chọn đỉnh Am Tiên làm nơi dừng chân.

Một số tiên nữ, sau khi vãn cảnh núi sông, hang động… đã rủ nhau xuống bàu Tiên ngay trước mặt đỉnh Am Tiên tắm, rồi lại rủ nhau lên một tảng đá cạnh hồ ngồi đánh cờ. Một số tiên nữ khác vì say mê cảnh hoa thơm cỏ lạ, suối thác hiền hòa nên chẳng chịu rời.

Rồi có một nàng tiên, trong một lần đuổi theo con bướm vàng 6 cánh đã vô tình dẫm phải lông của một con nhím. Chân bị đau, nàng không thể đi được nên đã phải dùng ngựa để về Trời. Trước khi về, các nàng tiên khác đã dùng nước suối Ngọc để rửa chân cho nàng và chẳng may gót ngọc in dấu trên mặt đá cùng dấu chân ngựa thần. Bởi thế ngày nay ở phía bắc của chùa Chân Tiên vẫn còn in hai dấu chân, một dấu chân người và một dấu chân ngựa.

Nằm cách đó không xa, có một cái giếng sâu khoảng 2m, tuy nhiên theo bác Bình thì: “Tôi đã trông chùa 20 năm nay nhưng chưa bao giờ thấy cái giếng này khô nước”. Cũng chính vì vậy mà người đời gọi giếng này là Giếng Tiên.

Tuy cạn nhưng nước giếng trong xanh và là nguồn cung cấp nước ăn, uống, sinh hoạt cho chùa Chân Tiên. Sát bên cạnh giếng Tiên có một con rùa đá dài gần 1,5m, chiều ngang mai rùa rộng gần 90cm, với đầy đủ đầu, mắt và mai. Theo dân gian truyền lại, con rùa này là linh hồn của giếng Tiên, nó có nhiệm vụ trông coi giếng để không bao giờ cạn nước. Người dân nơi đây vẫn tin vào điều đó và lập bàn thờ để cúng thờ cụ kim quy này.

Đó là vài trong những vô số câu chuyện truyền thuyết được lưu truyền về một chốn thần tiên mang màu sắc huyền bí. Mặc dầu, đây chỉ là truyền thuyết nhưng nó cũng mang đến cho du khách một sự ngạc nhiên về sự trùng lặp các dấu tích Tiên mà cho đến bây giờ người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp.

Cũng nhờ cảnh đẹp, thơ mộng cùng với những câu chuyện kì bí trên nên ngày nay núi Am Tiên được xem là điểm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách về đây tham quan của tỉnh Hà Tĩnh. Nhiều người lần đầu đặt chân đến đây đã phải thốt lên:

“Kỳ lạ thay tiên giáng mấy ngàn năm

Dấu chân tiên vẫn còn trên mặt đá

Là xứ Tiên nên núi rừng đẹp lạ

Hay núi rừng đẹp quá Tiên say”

Tuy nhiên để Am Tiên thực sự trở thành điểm du lịch bậc nhất nhì ở Hà Tĩnh thì cần có sự đầu tư hơn nữa của các cấp chính quyền, đưa nơi đây trở thành khu du lịch sinh thái đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan.

Chùa Chân Tiên đã tồn tại hàng trăm năm tuổi. Ngôi chùa tọa lạc trên đỉnh Am Tiên từng trải qua bao thế hệ, được người đời gìn giữ trông coi, hương đăng, thờ phụng. Dần chùa trở nên sầm uất và linh thiêng nằm ẩn mình dưới rừng thông tĩnh lặng. Sự tích ra đời của ngôi chùa gắn liền với những truyền thuyết kì bí liên quan đến Thần Tiên.

Chùa Chân Tiên hay còn gọi là Chân Tiên Tự được cho là xây dựng vào thời nhà Trần (Thế kỷ XIII). Theo các bậc cao niên ở đây kể lại, thời đó có một nàng Tiên khi bị cha ép lấy chồng không chịu lấy nên bỏ xứ sở thần tiên ra đi. Khi đi nàng lấy một cây mai làm gậy. Nàng đi mãi, đi mãi rồi sau đó rơi xuống núi Am Tiên. Khi đặt chân xuống đây, nàng vùi cây Mai xuống đất và nó đã mọc thành một bụi Mai rậm rạp, xanh tốt. Hiện tại bụi Mai này vẫn quanh năm xanh tốt không kể mùa hè nắng nóng hay mùa đông lạnh giá.

Có câu chuyện khác lại được truyền miệng trong dân gian rằng, hồi đó ở địa phương có ông Đùng (ông khổng lồ) sức khỏe phi thường, có tài chuyển núi, dời non. Một ngày nọ, ông vần tất cả những quả núi ở vùng châu thổ sông Lam và sông La xếp thành dãy núi Hồng Lĩnh. Tên các ngọn núi được đặt theo dáng hình Ngũ Mã (hình năm con ngựa), Sư Tử, Hàm Rồng….

Một lần ông Đùng gánh 2 quả núi thì gãy đòn gánh nên bị ngã. Hai quả núi rơi xuống được người đời đặt tên là núi Am Tiên (thuộc huyện Lộc Hà ngày nay) và Rú Bờng (thuộc huyện Can Lộc ngày nay). Đòn gánh mà ông Đùng gánh hai quả núi kia tạo thành một dải cát vàng nối liền và là ranh giới giữa hai huyện Lộc Hà và Can Lộc. Tương truyền, thời vua An Dương Vương mở nước từng đặt chân đến nơi này.

Bởi thế, bao quanh đỉnh núi này là hàng trăm câu chuyện mang màu sắc huyền bí mà cho đến bây giờ người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp.

Theo 24h

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện về một người hùng và người cha mafia

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

    Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Chuyện về một người hùng và người cha mafia

    Chuyện về một người hùng và người cha mafia

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La