Những Đạo lý về chữ “Hiếu” có thể bạn chưa biết

28/08/15, 15:36 Cổ Học Tinh Hoa

“Hiếu” là một trong những mỹ đức được lưu truyền từ thời Hoa Hạ. Có câu nói rằng: “Vua muốn thần chết, thần không thể không chết; cha muốn con chết, con không thể không chết”, nói vậy mới là “Trung”, thế nhưng đây có phải là nội hàm chân chính của “Trung Hiếu” mà người xưa khởi xướng không?

Những Đạo lý về chữ "Hiếu" có thể bạn chưa biết
Những Đạo lý về chữ “Hiếu” có thể bạn chưa biết. (Ảnh minh họa qua kknews)

Theo Tuân tử (Tử đạo) có ghi chép:

Lỗ Ai Công hỏi Khổng Tử rằng: “Con nghe theo mệnh lệnh của phụ thân, có phải là hiếu không? Thần nghe theo mệnh lệnh của vua, có phải là trung không?”

Khổng Tử trả lời: “Đối với sai lầm của phụ thân, nhất định phải khuyên can, khuyên mà không nghe cũng không thể phục tùng, bởi vì như vậy sẽ đẩy phụ thân vào chỗ bất nghĩa. Nói cho đúng là, mù quáng phục tùng mệnh lệnh của phụ thân cũng không phải là hiếu tử chân chính”.

Đem đạo hiếu “Theo nghĩa chứ không theo cha” mà nói, đối với thành phần bất nghĩa trong mệnh lệnh của vua, cũng không thể mù quáng chấp hành. Đối với sai lầm của vua, thần tử nhất định phải khuyên can sửa chữa.

Người xưa có cách nói “Văn tử gián, võ tử chiến”, cho rằng đối với sai lầm nghiêm trọng của vua phải dám liều chết khuyên ngăn, thậm chí chết cũng phải ngăn cản, chẳng phân biệt được đúng sai mà làm theo, cũng không phải là trung thần chân chính.

Như vậy, trung hiếu thời xưa là do hai phương diện hiếu thuận làm theo mệnh lệnh nhân nghĩa và liều chết sửa chữa cấu thành, như vậy mới có thể bảo vệ gia tộc hết thảy đi theo đạo nghĩa, tông miếu không bị hủy hoại, bảo vệ biên giới tổ quốc không bị xâm lăng, xã tắc không bị rơi vào vòng nguy biến.

Ngu Thuấn không đẩy phụ thân vào chỗ bất nghĩa

Vào thời Ngũ Đế, Thuấn nổi danh khắp thiên hạ vì chữ hiếu. Trong “Trung Dung”, Khổng Tử càng khen ngợi Thuấn – “Thuấn kỳ đại hiếu dã dữ”.

Ngu Thuấn trong ‘Nhị thập tứ hiếu’ cũng đứng đầu “chữ hiếu cảm động trời”. Vì thế, dùng hiếu hạnh của Thuấn để khảo sát nội hàm và nghĩa chân chính của chữ hiếu là quá thỏa đáng, không có gì bàn cãi.

Sử Ký có ghi, mẹ đẻ của Thuấn mất sớm, phụ thân lại mù hai mắt, đúng sai không phân biệt được, ngoan cố, vô lý. Phụ thân lại tái giá, mẹ kế thâm độc tàn nhẫn, miệng lưỡi không như tâm địa. Bà đẻ ra đứa con giống mẹ, tính cách cuồng bạo. Cả ba người này đều căm hận đố kỵ với Thuấn, nghĩ đủ cách sát hại Thuấn, thế nhưng, mỗi lần như thế Thuấn đều tránh được.

Theo Thượng Cổ Thần Thoại Diễn Nghĩa, cha mẹ Thuấn nghĩ cách ngăn cản Thuấn theo thầy học đạo, ngăn cản ông cưới vợ lập nhà, gây trở ngại đến cả những bạn bè đồng học tâm giao, thậm chí đối với đế vị thừa kế của ông cũng có thái độ căm thù. Thế nhưng, Thuấn vẫn theo học được minh sư, có vợ, lập nhà rồi trở thành vua, cùng bạn bè vẫn kết giao tốt đẹp. Về sau, nối ngôi vua Nghiêu, lấy hiếu trị thiên hạ, cuối cùng cũng dùng hiếu hạnh mà cảm hóa cha mẹ và em trai, không để cho cha mẹ trở thành người bất nghĩa.

Ngu Thuấn dùng hiếu hạnh mà cảm hóa cha mẹ và em trai, không để cho cha mẹ trở thành người bất nghĩa.

Tăng Sâm “bất hiếu”

Tăng Sâm là học trò của Khổng Tử, nổi danh về chữ hiếu. Trong Khổng Tử gia ngữ – sáu bản có ghi lại một câu chuyện:

Một ngày, khi Tăng Sâm đang chăm sóc ruộng dưa, không cẩn thẩn đã cuốc đứt rễ dưa con, phụ thân của ông là Tăng Tích nổi cơn thịnh nộ, giơ một cây côn gỗ lớn đập lên lưng ông, đánh cho đến khi Tăng Sâm ngã xuống đất bất tỉnh nhân sự. Hồi lâu, ông mới tỉnh lại, vẫn vui vẻ đứng lên, hướng đến Tăng Tích nói: “Vừa rồi Tăng Sâm không cẩn thận làm sai đắc tối với phụ thân, phụ thân phải dùng hết khí lực dạy dỗ Tăng Sâm, phụ thân có mệt không?

Tăng Sâm trở về nhà, cầm đàn cất cao tiếng hát, nghĩ rằng phải để phụ thân nghe được, biết rằng con mình thân thể khỏe mạnh, không việc gì.

Khổng Tử nghe kể lại câu chuyện này thì rất tức giận, nói với các đệ tử: “Nếu như Tăng Sâm đến, đừng cho trò ấy vào”. Tăng Sâm tự mình cho rằng không làm gì sai, bèn sai người đến thỉnh giáo Khổng Tử.

Khổng Tử nói: “Trò không có nghe nói sao? Lúc trước phụ thân của Ngu Thuấn là Cổ Tẩu, Thuấn cẩn thận chăm sóc phụ thân, khi Cổ Tẩu muốn sai bảo ông ta, Thuấn đều sẽ xuất hiện bên cạnh. Thế nhưng, khi Cổ Tẩu muốn giết Thuấn, thì không tìm thấy Thuấn. Nếu như phụ thân dùng gậy gộc nhỏ đánh Thuấn, Thuấn sẽ yên lặng chịu đựng. Nếu phụ thân dùng gậy to đánh Thuấn, Thuấn sẽ chạy không thấy bóng dáng. Thế nên Cổ Tẩu không có phạm phải sai lầm không đáng làm phụ thân, mà Thuấn cũng không mất đi hiếu đạo thuần hậu.

Nếu như Tăng Sâm chăm sóc phụ thân, để cho thân thể chờ đến lúc bị phụ thân hành hung, đánh chết cũng không né một phát, nếu như Tăng Sâm bị đánh chết sẽ đẩy phụ thân vào chỗ bất nghĩa, ngươi xem Tăng Sâm không phải là bách tính của thiên tử sao? Người cha giết bách tính của thiên tử, như vậy cái lỗi kia sẽ như thế nào?”

Tăng Sâm nghe những lời này của Khổng Tử, liền nói: “Tội của Sâm quá lớn rồi”, vậy nên đến bái Khổng Tử xin tha lỗi lầm.

Thế nên có thể thấy, làm người ưng thuận theo hiếu đạo, hiếu kính cha mẹ cũng không phải chỉ một mặt là thuận theo, mà khi phát hiện chỗ sai của cha mẹ phải nên can dùng lời ôn hòa khuyên ngăn. Lúc cha mẹ nổi giận muốn đánh con cái, dù cho không phải là đánh chính mình, cũng phải xem tình huống, nếu thấy có thể sẽ có nguy hiểm, trước hết phải kéo anh chị em chạy đi, đợi lúc cha mẹ hết giận rồi sẽ chạy về bù tội, để tránh xuất hiện sự cố thương vong, đẩy cha mẹ vào chỗ bất nghĩa.

Làm người ưng thuận theo hiếu đạo, hiếu kính cha mẹ cũng không phải chỉ một mặt là thuận theo, mà khi phát hiện chỗ sai của cha mẹ phải nên can dùng lời ôn hòa khuyên ngăn.

Video: Tại sao Khổng Tử nói “Nuôi được cha mẹ chưa phải là Hiếu”?

videoPlayerId=fc084b22b

Ad will display in 09 seconds

Tú Trinh khuyên mẹ cứu em

Trong Đệ tử quy: “Thân hữu thời, gián sử canh, di ngô sắc, nhu ngô thanh; gián bất nhập, duyệt phục gián, hào khấp tùy, thác vô oán”.

Ý nghĩa rằng: Cha mẹ có sai lầm, phải cố gắng khuyên nhủ họ sửa chữa, từ mình phải sắc mặt ôn hòa, lời nói nhu thuận; cha mẹ không nghe lời khuyên ngăn, phải đợi lúc họ vui vẻ thì lại khuyên nhủ, còn không được thì sẽ khóc lóc cầu khẩn, cho dù bị đánh cũng không một lời oán giận.

Thời nhà Minh, mẹ của Dương Tú Trinh liên tiếp sinh ra ba người con gái, không có con trai, lần sinh thứ tư lại là con gái, mẹ Tú Trinh tức giận vô cùng, muốn dìm đứa bé cho chết đuối. Lúc đó Dương Tú Trinh 13 tuổi, vội vàng ôm lấy em gái, quỳ xuống cầu xin mẹ: “Mẹ muốn con trai mà giết con gái, càng không thể có được con trai! Nếu như mẹ lo lắng về đồ cưới, hay lấy hồi môn của con mà để lại cho em!”

Bà nội mắng nàng không hiểu chuyện, Tú Trinh lại quỳ trước bà nội nói: “Bà nội ngày ngày niệm Phật, nhưng bây giờ thấy chết mà không cứu, vậy niệm Phật có ích gì chứ?”. Bà nội cũng bị cảm động hiểu ra, vì thế đã giữ lại đứa bé gái. Hai năm sau, quả thật mẹ của Tú Trinh đã sinh ra một đứa con trai.

Lúc mẹ sinh được con trai, cha Tú Trinh mộng thấy ông nội báo cho ông biết: “Nếu như đứa con gái thứ tứ không ở lại được, thì đứa con trai này chắc chắn không thể sinh ra”.

Bởi vì Tú Trinh lúc trước quỳ lạy nói như vậy, chí hiếu làm cảm động trên trời, vì thế mới có thể kéo dài huyết mạch của Dương gia.

Những gì cha mẹ biết, có thể có hạn, cha mẹ cũng có lúc sai lầm khó tránh khỏi, nếu như làm con biết rõ là sai, còn đi làm theo mà không khuyên can, thì chính là đã đẩy cha mẹ vào chỗ bất nghĩa, cũng chính là bất hiếu.

Con dâu “uốn nắn” cha chồng

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử có nói: “Đại đạo phế, hữu nhân nghĩa”, “Cố thất đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi hậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ”.

Không phải nói bạn nghe lời cha mẹ, vì cha mẹ làm bất cứ việc gì thì là hiếu, nếu không làm là bất hiếu. Vì nuôi cha mẹ, bạn đi ăn trộm, cướp bóc, tham ô, nhận hối lộ, cả thiện cũng làm không được, càng không nói là hợp đạo nghĩa, vậy làm sao lại dám nói là hiếu.

Vì cha mẹ làm bất cứ việc gì thì là hiếu, nếu không làm là bất hiếu. Vì nuôi cha mẹ, bạn đi ăn trộm, cướp bóc, tham ô, nhận hối lộ, cả thiện cũng làm không được, càng không nói là hợp đạo nghĩa, vậy làm sao lại dám nói là hiếu.

Dân gian lưu truyền một câu chuyện như thế này. Thị trấn phố Nam có mở hai cửa hàng gạo, một tên là “Vĩnh Xương”, một tên là “Phong Dụ”. Người chủ cửa hiệu “Phong Dụ” gặp loạn lạc làm ăn không được tốt, nghĩ ra một cách có thể kiếm nhiều tiền.

Hôm đó, ông ta mời một thầy làm cân về nhà, tránh hết mọi người, nói với thầy làm cân rằng: “Phiền ông làm cho tôi một cái cân 15 lượng rưỡi 1 cân, tôi sẽ trả thêm một xâu tiền”. (Thời đó 1 cân là 16 lượng)   

Thầy làm cân vì thấy rất hiếm khi có được một xâu tiền, liền quên hết đức hạnh, nhanh miệng đáp ứng. Ông chủ cửa hàng dặn dò xong xuôi, để thầy làm cân ở trong phòng rồi rời đi.

Ông chủ tiệm gạo có 4 người con trai, đều giúp ông kinh doanh tiệm gạo. Người nhỏ nhất 2 tháng trước đã cưới con gái của một vị thầy trường tư thục làm vợ.

Cô dâu mới khi đang thêu thùa may vá trong phòng thì nghe được những gì cha chồng dặn dò người thầy làm cân. Sau khi cha chồng rời đi, cô dâu mới trầm tư một lúc, đi ra khỏi phòng tân hôn nói với người thầy làm cân: “Cha tôi lớn tuổi rồi, nên có chút hồ đồ, vừa rồi nhất định là nói sai rồi; xin thầy làm một cái cân 16 lượng rưỡi, tôi sẽ tặng ông hai xâu tiền; thế nhưng nhất định không thể để cho cha chồng tôi biết”.

Thầy làm cân vì được thêm 2 xâu tiền nữa nên liền đồng ý. Rất nhanh một cây cân 16 lượng rưỡi đã được làm xong, ông đem cái cân đã được thay đổi cho ông chủ tiệm. Cùng ngày hôm đó, ông chủ tiệm liền đem cái cân mới ra tiệm gạo sử dụng.

Một thời gian ngắn về sau, tiệm gạo “Phong Dụ” làm ăn hưng vượng hẵn lên. Khách hàng của tiệm “Vĩnh Xương” cũng nhao nhao chuyển sang mua ở “Phong Dụ”. Lại một thời gian ngắn sau đó, người thị trấn phố đông, phố tây cũng bỏ gần tìm xa tìm đến ngõ hẻm để mua gạo “Phong Dụ”. Đến cuối năm, “Phong Dụ” phát tài, “Vĩnh Xương” cũng bị tặng cho “Phong Dụ”.

Tối 30 tết, cả nhà quây quần một chỗ cùng ăn sủi cảo. Ông chủ tiệm trong lòng vui vẻ, mới nói mọi người đoán bí mật huyền diệu của sự phát tài. Người trong nhà nhao nhao thảo luận, nói có ông trời phù hộ đấy, nói ông chủ tiệm là có phương pháp, nói tiệm gạo có vị trí tốt, cũng nói là cả nhà đồng tâm hiệp sức.

Ông chủ tiệm cười hắc hắc rồi bảo: “Các người nói không đúng. Ta vì sao lại phát tài? Chính là nhờ cái cân! Ta làm cái cân 15 lượng rưỡi, mỗi ngày bán được mấy trăm ngàn cân, là lợi nhuận hơn gấp mấy lần, tích lũy hàng tháng, ta liền phát tài”.

Ông ta liền kể lại chuyện đầu năm bỏ 1 xâu tiền để làm cái cân 15 lượng rưỡi cho mọi người nghe.

Đám con cháu nghe xong, đều khen ông là cao minh. Ông chủ tiệm cực kỳ vui vẻ, vuốt vuốt râu đắc ý. Lúc này, cô dâu mới từ chỗ ngồi chậm rãi đứng lên, nói với ông chủ tiệm: “Con có một việc muốn nói với cha, trước đây không có nói với cha, hy vọng cha tha thứ cho lỗi của con”.

Đợi khi ông chủ tiệm gật đầu, cô dâu mới không chút hoang mang, đem chuyện lấy 2 xâu tiền để làm cái cân 16 lượng rưỡi cho mọi người nghe. Nàng nói: “Cha nói đúng, chúng ta là nhờ vào cái cân phát tài. Mỗi cân của nhà ta đều hơn nửa lượng, khách hàng đã biết rõ chúng ta buôn bán chân chính, mới muốn mua gạo của ta, việc làm ăn của ta mới hưng vượng. Cho dù mỗi cân chúng ta mất đi chút lợi, nhưng chúng ta bán được nhiều hơn nên thu được nhiều lợi hơn. Chúng ta chính là dựa vào chân thật mà phát tài đó”.

Mọi người kinh ngạc một hồi, cả đám há to miệng. Ông chủ tiệm không tin đây là sự thật, lấy cái cân dùng bán gạo hàng ngày ra xem, quả nhiên là 16 lượng rưỡi. Ông thẩn thờ một lúc, một câu cũng không nói nên lời, chậm rãi đi vào phòng ngủ.

Ngày hôm sau, trong bữa cơm đầu năm, ông chủ tiệm triệu tập cả nhà đến, từ thắt lưng gỡ ra chiếc chìa khóa phòng kế toán rồi nói: “Ta đã già rồi, không có ích nữa. Tối qua ta đã suy nghĩ cả đêm, quyết định từ hôm nay trở đi, ta sẽ trao vị trí chủ tiệm cho vợ của thằng tư, sau này, ta hãy nghe theo nó thôi!”

Thế nên, chữ hiếu cũng là lấy nghĩa nhân làm căn bản vậy.

Mai Mai (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Đức Phật dạy thế nào về việc tiêu tai, giải nạn?

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

"Biết đủ" là một loại phúc

Ad will display in 09 seconds

Tổ chức “Áo đen” bí mật - MIB chuyên xóa dấu vết về UFO

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Đức Phật dạy thế nào về việc tiêu tai, giải nạn?

    Đức Phật dạy thế nào về việc tiêu tai, giải nạn?

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • "Biết đủ" là một loại phúc

    "Biết đủ" là một loại phúc

  • Tổ chức “Áo đen” bí mật - MIB chuyên xóa dấu vết về UFO

    Tổ chức “Áo đen” bí mật - MIB chuyên xóa dấu vết về UFO