Những câu chuyện có thật về thần thông

26/02/16, 09:57 Cổ Học Tinh Hoa

Thần thông trong con mắt của Đại Đạo chân chính thì không là gì cả, đều là những thứ thuật loại nhỏ bé, những người có năng lực thật sự thường không đem chúng ra biểu diễn. Dưới đây là những câu chuyện ghi lại về thần thông triển hiện ngay trong xã hội con người.

dam dao
Thần thông đối với người tu Đạo trong quá khứ không phải là điều gì lạ lùng, bởi đó chính là bản năng tiên thiên của con người, do tu hành mà có thể khiến chúng xuất lai. (Ảnh từ Internet)

1. Thuật thu người vào trong bình

Trong “Tây Du Ký” có một tình tiết là Tôn Ngộ Không bị thu vào trong hồ lô. Thật ra, đây là một loại năng lực của Đạo gia, cũng có thể gọi là phép thuật vậy!

Vào thời Đường Huyền Tông, khi Dương quý phi còn chưa nhập cung, có một phi tần tên là Võ Huệ rất được đắc sủng. Huyền Tông tuy tôn sùng Đạo gia, nhưng Huệ Phi đó lại hết lòng tin theo Phật giáo, mỗi người một sở thích.

Phật tử mà Huệ phi tin theo, tên gọi Kim Cang Tam Tạng, cũng là một kì nhân, đạo thuật có thể sánh ngang với hai người là La Công Viễn, Diệp Pháp Thiện.

Có một ngày, Huyền Tông đi đến viện Công Đức, bỗng nhiên bị ngứa lưng. La Công Viễn bẻ gãy cành trúc, hóa thành cây Thất Bảo Như Ý, bước lên gãi lưng cho Huyền Tông. Huyền Tông mừng rỡ, quay người lại nói với Tam Tạng rằng: “Ngài cũng có thể làm được vậy chăng?”

Tam Tạng đáp: “Thuật biến hóa của Công Viễn, thần sẽ lấy vật thật cho bệ hạ”. Trong tay áo lấy ra một cây Lục Bảo Như Ý dâng lên. Huyền Tông một tay đón lấy, cây Như Ý của Công Viễn cầm trong tay trước đó, lập tức lại biến thành cành trúc. Huyền Tông về cung nói lại với Huệ phi, Huệ phi mừng lắm.

Huyền Tông nói với Tam Tạng rằng: “Pháp sư đã có thần lực, Diệp tôn sư thật không thể sánh bằng. Nay có cái bình ở đây, chẳng hay pháp sư có thể làm cho Diệp tôn sư vào trong cái bình này chăng?”.

Tam Tạng nhận lấy cái bình, bảo Diệp Pháp Thiện xếp bằng theo pháp của Thiền môn, miệng niệm thần chú, còn chưa niệm xong, thân thể của Pháp Thiện bị thu nhỏ lại. Niệm thêm lần hai, Pháp Thiện đã ở trên miệng của chiếc bình, rồi bị thu vào trong.

Huyền Tông trong lòng có chút không vui. Một lát sau, không thấy Pháp Thiện đi ra, lại nói với Tam Tạng rằng: “Pháp sư đã có thể thu người này vào trong chiếc bình, vậy cũng có thể khiến ông ta ra khỏi chiếc bình chứ?”.

Tam Tạng nói: “Đi vào thì khó khăn phiền phức, ra ngoài cũng là pháp này thôi”.

Liền bắt đầu niệm chú, niệm xong không thấy Diệp Pháp Thiện ra, Tam Tạng sốt ruột, một hơi niệm cả mấy lần, nhưng vẫn không có động tĩnh gì. Huyền Tông kinh ngạc nói: “Phải chăng tôn sư đã không còn nữa?”. Sắc mặt liền biến đổi hẳn.

Huệ phi sắc mặt tái nhợt, Tam Tạng cũng hoảng hốt, chỉ có La Công Viễn che miệng lại cười. Huyền Tông hỏi ông rằng: “Bây giờ phải làm sao đây?”.

Công Viễn cười đáp: “Bệ hạ không cần phải lo lắng, Pháp Thiện ở cách đây không xa”. Tam Tạng lại niệm chú một lúc, vẫn không thấy đi ra. Đang lúc không biết làm thế nào, Cao Lực Sĩ ở bên ngoài báo rằng: “Diệp tôn sư đi vào”.

Huyền Tông vội cho gọi vào, rồi kinh ngạc nói: “Chiếc bình còn ở đây, người lại từ đâu đến chứ?“.

Pháp Thiện nói rằng: “Ninh vương mời thần dùng cơm, trong lúc làm phép, nếu tâu với bệ hạ, nhất định sẽ không cho đi, vừa khéo mượn cơ hội vào trong chiếc bình, đến chỗ Ninh vương dùng cơm. Nếu không phải nhờ một câu chú của pháp sư, e rằng đã đi không được rồi”. Huyền Tồng cười lớn. Huệ phi, Tam Tạng mới thở phào nhẹ nhõm.

2. Bạch nhật phi thăng

Trong những sách cổ của Trung Quốc, nhất là những sách cổ điển của Đạo gia  như “Đan kinh”, “Đạo tạng” v.v…, đều có ghi lại những hiện tượng “bạch nhật phi thăng”. Thời đó, đối với một số kỳ nhân sau khi trải qua tu luyện gian khổ có thể bay lên không trung, người ta không gọi là công năng đặc dị, mà trực tiếp gọi là thiền tiên. Dưới đây là một số câu chuyện người hóa thành tiên bay lên trời được trích dẫn từ trong “Tập tiên lục”, “Tục tiên truyền”.

Thời triều Hán, Nam Dương Công Chúa hóa thành tiên

Trong “Tập tiên lục” ghi chép lại chuyện của Nam Dương công chúa thời triều Hán, cô luôn ngưỡng mộ những điều huyền ảo, tôn kính tu Đạo. Mỗi lần nhớ lại thời Khởi Văn Đế thái bình thịnh thế, thời Hán Vũ Đế thường xuyên có thần tiên hiển hiện tại nhân gian, cô nói vị hôn thê Vương Thành của mình rằng: “Nếu kiếp này thế đạo hỗn loạn, quốc nạn ập đến, là một nữ giới, ta đối việc việc này hoàn toàn bất lực. Nhưng ta có thể điềm tĩnh, bình thản, lui thân tu đạo, rời xa tranh đua của nhân thế, như vậy sẽ kéo dài được tuổi thọ. Nếu cứ theo thời thế tiến thoái, khó tránh khỏi trôi dạt lênh đênh khổ sở mệt mỏi”. Vị hôn phu Vương Thành nói muốn tận lực làm việc cho triều đình, không thể làm theo lời khuyên của công chúa được.

Công chúa đành phải đi đến Hoa Sơn một mình dựng nhà độc tu, ở đó rất nhiều năm. Bởi cô chuyên tâm tu luyện, nên đã đạt đến cảnh giới chân linh cảm ứng, thế là công chúa không sống trong túp lều ấy nữa mà rời đi. Có người nhìn thấy công chúa đạp mây từ từ nâng mình lên ở trong khe vách đá dựng đứng. Sau khi Vương Thành nghe chuyện này, liền đến Hoa Sơn tìm công chúa, đi qua từng khe núi, từng khe núi, leo lên tầng tầng đỉnh núi, trông mòn con mắt, nhưng bốn phía lặng yên im ắng, không tìm thấy tung tích của vợ đâu.

Bỗng một ngày, anh ta đứng trên đỉnh núi nhìn thấy một đôi giày hồng mà công chúa để lại, liền đi đến phía trước muốn nhặt lên, không ngờ đôi giày liền biến thành đá. Sau này đỉnh núi đó được gọi là đỉnh núi Công Chúa.

Đổng Thượng Tiên lột da bay lên trời

Trong “Tập tiên lục” có ghi lại, Đổng Thượng Tiên là con gái của một quan huyện. Khi cô 17 tuổi, dung mạo thanh tú, ăn cơm và uống nước ít, thích trầm tĩnh, bình lặng, sống rất hòa đồng với mọi người.

Nhìn vào dung mạo và phẩm đức của cô, những người hàng xóm ai cũng nói cô là tiên ở trên trời, vì thế nên gọi cô là Thượng Tiên.

Có một ngày, bỗng nhiên mây tím buông xuống dày đặc, nghe thấy tiếng nhạc thiên thượng nổi lên từng hồi từng hồi, Thanh Đồng và Tiên Nhạc cùng nhau hạ xuống sân nhà cô. Hai đồng tử dẫn cô chầm chậm bay lên trên trời, khi Thượng Tiên đã cách mặt đất mấy mét, cha mẹ của cô đứng thần người ra, khóc lóc gọi cô, lúc này Thượng Tiên đành phải hạ xuống, ngay lập tức mây tím và đồng tử không thấy bóng dáng nữa.

Thời bấy giờ đang là thời gian Đường triều khai nguyên, Đường Huyền Tông là người rất kính ngưỡng thần tiên. Sau khi chuyện Thượng Tiên bay lên trời truyền ra, hoàng đế liền hạ chỉ triệu tập Thượng Tiên đến Trường An và được phép ở trong cung.

Khoảng hơn một tháng, Thượng Tiên xin được trở về nhà, Hoàng đế cho phép, và phái sứ giả đưa cô về quê nhà. Hơn một năm sau, Thượng Tiên lại bay lên trời, cha mẹ vẫn như lần trước khóc nỉ non không thôi, nhưng lần này cô không hạ xuống nữa, cô chỉ lột bỏ da để lại. Hình thể bộ da trông giống hệt cô, vẫn mặc quần áo, giống như xác của ve sầu. Hoàng đế sau khi nghe chuyện này, liền hạ lệnh xây hai tòa miếu tại chỗ Thượng Tiên bỏ lại bộ da của mình.

Lê Hiếu, Tiểu Thiện

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện